Bố cục thịnh hành trong điện ảnh thế giới

(TGĐA) - Bố cục chặt chẽ để cảnh phim mang nhiều tính kể chuyện, cũng như tạo ra những khung hình đẹp mắt trong phim điện ảnh, vẫn là thứ khiến những tín đồ điện ảnh say mê vì đó là một trong những điều làm nên nét quyến rũ của môn nghệ thuật thứ 7. Hãy cùng TGĐA khám phá những bố cục thịnh hành hiện nay của điện ảnh thế giới, qua các bộ phim nổi tiếng:

'Bà Hai' Thanh Hiền: 'Người mẹ quốc dân' đỉnh từ phim ra đến đời, tự đóng hết cảnh nguy hiểm dù đã 70! 'Bà Hai' Thanh Hiền: 'Người mẹ quốc dân' đỉnh từ phim ra đến đời, tự đóng hết cảnh nguy hiểm dù đã 70!
Liên hoan phim Cannes 2024: Bức tranh điện ảnh nhộn nhịp Liên hoan phim Cannes 2024: Bức tranh điện ảnh nhộn nhịp

Bố cục 1/3 (The rule of Third)

Đây là một trong những quy tắc bố cục đầu tiên, bài học “vỡ lòng” của những nhiếp ảnh gia hay những nhà làm phim. Hiểu đơn giản, khung ảnh sẽ được chia thành 3 phần theo chiều dọc và 3 phần theo chiều ngang. Chủ thể sẽ nằm ở vị trí 1/3 của khung hình.

Bố cục này vẫn đang được sử dụng rất nhiều trong các bộ phim, nhất là những cảnh đối thoại hay những cảnh quay trung tính cho nhân vật. Nguyên tắc 1/3 giúp cho khung hình không bị “chán”, chủ thể và bối cảnh có một sự hòa hợp thú vị đến lạ thường và khiến cho tầm nhìn của khán giả trở nên bao quát, khi con mắt vẫn hướng về nhân vật.

Bố cục thịnh hành trong điện ảnh thế giới
Một cảnh trong bộ phim Joker (2018), chủ thể được đặt ở vị trí 1/3 khiến cho cảnh nhảy nhót của Joker trở nên thú vị hơn
Bố cục thịnh hành trong điện ảnh thế giới
Cảnh trong phim Dune (2021), có thể thấy rõ nhân vật ở góc gần rìa khung hình tương ứng với góc 1/3

Bố cục đối xứng (Symmetrical composition) và bố cục trung tâm (Centred composition)

Trong cuộc sống, chúng ta vẫn luôn thường nhìn thấy những hình ảnh đối xứng và cân bằng. Dĩ nhiên, điều đó khiến ta vô cùng “nịnh mắt” và cảm thấy thoải mái khi quan sát. Áp dụng trong điện ảnh, đó còn được gọi là bố cục đối xứng hay trung tâm, khi bạn cảm thấy mọi thứ trong khung hình đều được cân bằng hai bên và từ đó, chủ thể ở chính giữa được nhấn mạnh. Điều trừ của bố cục này, chính là dễ khiến cho khung hình bị nhàm chán.

Bố cục thịnh hành trong điện ảnh thế giới

Cảnh trong phim All quiet on the western front (2023). Nếu chia khung hình ra làm đôi, ta có thể thấy số lượng người ở giữa khung hình cân bằng và từ đó làm ta hướng mắt về chủ thể ở giữa

Bố cục đường dẫn (Leading lines)

Đúng như tên gọi của nó, bố cục đường dẫn được sử dụng khi nhà làm phim muốn tạo ra những đường dẫn dài trong khung hình, khiến cảnh phim trở nên có độ sâu hơn. Nhưng dĩ nhiên chủ thể hay sự vật ở ở giữa vẫn phải được nhấn mạnh.

Cách nhận biết dễ nhất, chính là sự vật càng ngày càng nhỏ dần khi nằm càng xa điểm nhìn và thu về hướng một điểm tụ nằm trên đường chân trời. Chúng ta có thể thấy bố cục đường dẫn ở các cảnh phim nhân vật bước đi trên hành lang, hay lái xe trên đường, hoặc cảnh phim mà đội quân hàng ngàn người đang đi với góc máy rộng.

Bố cục thịnh hành trong điện ảnh thế giới

Trong phim Dune (2021), đạo diễn sử dụng bố cục đường dẫn để mô tả quân đội hùng mạnh của nhà Atreides với một khung hình có độ sâu

Bố cục thịnh hành trong điện ảnh thế giới
Một cảnh phim khá nổi tiếng khác sử dụng bố cục đường dẫn trong The Shining (1980), với khung cảnh cậu bé đạp xe ở hành lang

Không gian âm (Negative space)

Không gian âm là một dạng bố cục không hề dễ để sử dụng, khi gần 90% trong khung hình đều là bóng tối, hoặc được chiếu sáng quá mức, chỉ có chủ thể với một hình ảnh khá nhỏ bé, mờ ảo, không rõ ràng Không gian âm thường được sử dụng với những cảnh quay mô tả tâm trạng nặng nề, sự cô đơn nhưng một số trường hợp khác, nó cũng đóng vai trò mô tả vẻ đẹp của chủ thể.

Bố cục thịnh hành trong điện ảnh thế giới
Cảnh trong phim Blade Runner 2049 (2017) khi sĩ quan K đi giữa sa mạc trong một không gian mờ mịt

Khung hình trong khung hình (Frame within frame)

Vẫn là một bố cục mà ngay từ tên gọi, chúng ta vẫn có thể hiểu được cách sử dụng. Chủ thể sẽ được đặt trong một khung hình tự nhiên, có thể là qua ô cửa sổ hay trong tấm gương, tạo được một hiệu ứng thị giác khá thú vị.

Bố cục thịnh hành trong điện ảnh thế giới
Trong phim Queen of Gambit, có một cảnh cảnh khá ấn tượng khi nhân vật Beth Harmon đến nhà bạn chơi, nhưng đạo diễn đã phân chia ra hai khung hình như dưới đây để mô tả sự khác biệt giữa thế giới của Beth và phần còn lại

Đầy khung hình (Fill the Frame)

Ở bố cục này, sự vật hay chủ thể sẽ to một cách bất thường và người xem sẽ cảm thấy có gì đó bí bách, lo âu và mất đi sự cân bằng. Bố cục này thấy nhiều nhất ở các cảnh phim đặc tả tâm trạng của nhân vật, khi máy quay thường khiến cho phần đầu nhân vật bị to một cách bất thường.

Bố cục thịnh hành trong điện ảnh thế giới

Cảnh đầu tiên của Oppenheimer (2024), khuôn mặt của nhân vật chính có phần to bất thường, ông ta đang ngồi trong phòng thẩm vấn với tâm trạng lo âu

Bố cục tam giác vàng (Golden Triangle)

Trong nhiếp ảnh hay điện ảnh, đây là một dạng bố cục tương đối khó sắp xếp và đòi hỏi người có chuyên cao mới tạo ra được một khung hình với những đường chéo tạo nên các hình tam giác đối xứng. Chúng ta chia đôi khung hình bằng một đường chéo, rồi thêm 2 đường thẳng vuông góc đi qua 2 góc còn lại của khung hình.

Bố cục thịnh hành trong điện ảnh thế giới
Trong phim The Batman (2022), ở cảnh phim Bruce Wayne nhìn người phụ nữ anh vừa cứu, bố cục nghiễm nhiên chia thành 4 tam giác.
'Bà Hai' Thanh Hiền: 'Người mẹ quốc dân' đỉnh từ phim ra đến đời, tự đóng hết cảnh nguy hiểm dù đã 70! 'Bà Hai' Thanh Hiền: 'Người mẹ quốc dân' đỉnh từ phim ra đến đời, tự đóng hết cảnh nguy hiểm dù đã 70!
Liên hoan phim Cannes 2024: Bức tranh điện ảnh nhộn nhịp Liên hoan phim Cannes 2024: Bức tranh điện ảnh nhộn nhịp

Vũ Anh