Công ty cổ phần phim Giải Phóng hứa hẹn nhiều hoạt động hiệu quả trong năm mới Giáp Thìn

(TGĐA) - Năm 2023 là năm đánh dấu sự nỗ lực và thay đổi của Công ty cổ phần phim Giải Phóng. Đơn vị đã hoàn thành xuất sắc 100% tác phẩm do Nhà nước đặt hàng theo kế hoạch phục vụ nhiệm vụ chính trị.

Công ty cổ phần phim Giải Phóng: Chủ động nguồn kịch bản nhờ mở rộng đội ngũ cộng tác viên biên kịch trên cả nước Công ty cổ phần phim Giải Phóng: Chủ động nguồn kịch bản nhờ mở rộng đội ngũ cộng tác viên biên kịch trên cả nước
Công ty cổ phần Phim Giải Phóng công chiếu bộ phim 'Phơi sáng' Công ty cổ phần Phim Giải Phóng công chiếu bộ phim 'Phơi sáng'

Xoay quanh các đề tài chủ yếu như: lịch sử, Cách mạng, lãnh tụ, doanh nhân, anh hùng dân tộc, trẻ em, vùng cao, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bằng dân tộc thiểu số, bảo tồn văn hóa, phát huy các gía trị văn hóa Việt Nam gồm (6 phim tài liệu, 1 phim hoạt hình và 2 phim truyện điện ảnh). Ngày 8/12/2023 bộ phim Phơi sáng, kịch bản của Đặng Thu Hà - đề tài chống tham nhũng do đạo diễn Xuân Cường thực hiện đã công chiếu ra mắt. Phim cũng được chiếu toàn cảnh phục vụ LHP Việt Nam lần thứ 23 tại Đà Lạt. Có 3 phim tài liệu đoạt các giải thưởng Đạo diễn xuất sắc, Quay phim xuất sắc và giải của ban giám khảo tại các LHP.

Công ty cổ phần phim Giải Phóng hứa hẹn nhiều hoạt động hiệu quả trong năm mới Giáp Thìn
Phim Phơi sáng

Riêng trong những tháng gần cuối năm, hãng phim đã thực hiện xong phần tiền kỳ và đang trong giai đoạn hậu kỳ bộ phim truyện điện ảnh Vầng trăng thơ ấu do nhà nước đặt hàng, kịch bản Đặng Thanh Bình, do đạo diễn NSƯT Hồ Ngọc Xum thực hiện, nói về thời niên thiếu của Bác Hồ. Đây là đề tài hoàn toàn mới (do chính ông Nguyễn Tiến Hưng rất tâm đắc và hình thành ý tưởng ban đầu). Phim được quay hoàn toàn ở Huế và Nghệ An quê Bác.

Công ty cổ phần phim Giải Phóng hứa hẹn nhiều hoạt động hiệu quả trong năm mới Giáp Thìn

Ông Nguyễn Tiến Hưng cho biết, áp lực lớn nhất khi thực hiện bộ phim là bối cảnh, dàn diễn viên và khí hậu lại đúng vào thời điểm mưa bão, ngập lụt ở Huế kéo dài, ảnh hưởng tới tiến độ của ekip, khiến đoàn phim quay gần 2 tháng. Toàn bộ chất liệu, các nguồn tài liệu thành văn về thời niên thiếu của Bác, được ekip nghiên cứu, tham khảo từ nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, trực tiếp từ các nhà nghiên cứu sử học sống tại Huế, kể cả người dân địa phương…

Điều thật may mắn và đoàn phim vô cùng trân trọng là được sự nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ tối đa của UBND và Sở Văn hóa tỉnh Thừa Thiên Huế, UBND tỉnh Nghệ An, các bảo tàng của Huế và Nghệ An, tạo mọi điều kiện, đặc biệt là cho mượn hoàn toàn nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh nằm trong cụm di tích lưu niệm về Người ở làng Dương Nỗ, xã Phú Dương, huyện Phú Vang (nay thuộc thành phố Huế), hay ngay tại bối cảnh thành nội Huế. Chính vì những bối cảnh thật này đã giúp ekip và diễn viên luôn có cảm giác thoải mái, tạo cảm xúc chân thật, bám sát kịch bản, tái hiện phần nào thực tế lịch sử cùng những câu chuyện về Bác.

Về dàn diễn viên, ngay từ đầu ban lãnh đạo cùng đạo diễn đã thống nhất lựa toàn bộ dàn diễn viên ở Nghệ An và Huế (hầu hết chưa đóng phim) để thu tiếng trực tiếp. Đặc biệt trong đó toàn bộ dàn diễn viên nhí tham gia rất đông lại chưa từng đóng phim, nên đạo diễn khá vất vả, phải thị phạm rất nhiều lần để quay đi quay lại, đó là chưa kể khi các bạn nhỏ đồng lòng quậy tưng bừng ngay trường quay. Về phục trang đã phải may mới toàn bộ sau khi tham khảo tại bảo tàng và ý kiến của các nhà nghiên cứu. Song chắc chắn đoàn phim sẽ không thể thoát khỏi những hạt sạn trong quá trình thực hiện bộ phim, mặc dù trong từng khâu, mọi người đã cố gắng khắc phục rất nhiều.

Ngoài ra hãng còn sản xuất phim truyền hình nhiều tập Trái tim nào còn đập nếu cắt đôi cho công ty quảng cáo nhằm tạo công ăn việc làm và góp phần nâng cao thu nhập đời sống cho cán bộ công nhân viên. Phim dự kiến phát sóng vào tháng 4/2024 trên kênh HTV7 (Đài truyền hình TP.HCM)

Công ty cổ phần phim Giải Phóng hứa hẹn nhiều hoạt động hiệu quả trong năm mới Giáp Thìn

Đặc biệt trong cuối năm 2023, Công ty cổ phần Phim Giải Phóng đã tổ chức thực hiện thành công đại hội nhiệm kỳ năm 2023 - năm 2028 về mặt nhân sự để lựa chọn các nhân sự có năng lực, trình độ, kinh nghiệm cùng nhau đoàn kết đảm nhiệm công việc trong nhiệm kỳ mới. Đó là trong Ban quản trị gồm: ông Đặng Minh Thừa làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, từ Tổng Công ty đầu tư và quản lý vốn Nhà nước (SCIC) về; ông Nguyễn Tiến Hưng làm Tổng giám đốc; ông Vương Hạnh Phúc và bà Phạm Thị Hồng làm Phó tổng giám đốc; bà Phạm Huỳnh Trang là thành viên. Ban điều hành gồm: ông Nguyễn Tiến Hưng, Tổng giám đốc cùng hai Phó tổng giám đốc; ông Vương Hạnh Phúc và bà Phạm Thị Hồng.

Ông Hưng chia sẻ thêm, ở nhiệm kỳ mới này ông Đặng Minh Thừa làm Chủ tịch Hội đồng quản trị sẽ giúp tạo nhiều thuận lợi cho hãng phim nắm rõ các chủ trương, quy định về quản lý vốn nhà nước để định hướng hoạt động và phát triển cho các doanh nghiệp. Giúp hội đồng quản trị có giải pháp thực hiện chuẩn mực hơn đúng theo quy định, kể cả vấn đề tổ chức nhân sự, các hoạt động liên quan tới vấn đề tài chính. Trước đây, Bộ VHTTDL quản lý hãng phim Giải Phóng theo định hướng khác, bây giờ Tổng Công ty đầu tư và quản lý vốn Nhà nước (SCIC) quản lý sẽ có cách riêng. Song nhìn chung đều quản lý theo luật doanh nghiệp và mỗi đơn vị sẽ có sự linh hoạt riêng để tạo điều kiện cho doanh nghiệp của mình phát triển tốt nhất.

Công ty cổ phần phim Giải Phóng hứa hẹn nhiều hoạt động hiệu quả trong năm mới Giáp Thìn
Phim Vầng trăng thơ ấu
Công ty cổ phần phim Giải Phóng hứa hẹn nhiều hoạt động hiệu quả trong năm mới Giáp Thìn
Công ty cổ phần phim Giải Phóng hứa hẹn nhiều hoạt động hiệu quả trong năm mới Giáp Thìn

Năm 2024 cũng là năm hãng phim kỳ vọng với nhiều đổi mới cùng tinh thần quyết tâm cao của ban lãnh đạo và anh em. Về phim đặt hàng của Nhà nước phục vụ tuyên truyền chính chị, Bộ đã đặt 8 phim tài liệu, nhiều hơn mọi năm 2 phim. Trong đó kinh phí làm phim về đề tài chiến tranh, Cách mạng được đầu tư cao hơn. 1 phim hoạt hình và 1 phim truyện điện ảnh. Theo dự kiến, hãng sẽ sản xuất 1 phim truyền hình nhiều tập là Sương đêm cho công ty quảng cáo, tăng thêm thu nhập cho anh em.

Đặc biệt về phim truyện điện ảnh sẽ thực hiện phim Ký ức điệu Nam Xuân, đề tài hậu chiến và đờn ca tài tử Nam Bộ, kịch bản Kim Ửng, dự kiến NSƯT, đạo diễn Hồ Ngọc Xum thực hiện. Theo ông Tiến Hưng chia sẻ, sở dĩ hãng tiếp tục trao dự án này cho anh Xum là do anh từng được đào tạo, trải nghiệm trong giai đoạn chiến tranh, nên ông rất hiểu bối cảnh của cuộc chiến, hy vọng chân dung bộ phim sẽ được tái hiện một cách chân thực, sinh động hơn. Phim dự kiến sẽ tham gia LHP Việt Nam tại TP.HCM vào năm 2025 và kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Hiện hãng phim đang tích cực hoàn thành khâu hậu kỳ phim điện ảnh Vầng trăng thơ ấu, dự kiến đúng ngày 19/5/2024 sẽ công chiếu ra mắt phim, nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024).

Công ty cổ phần phim Giải Phóng hứa hẹn nhiều hoạt động hiệu quả trong năm mới Giáp Thìn

Dịp này, ông Nguyễn Tiến Hưng - Tổng giám đốc Công ty cổ phần phim Giải Phóng chân thành chia sẻ thêm trước thông tin vào đầu tháng 12/2023, trên một số mặt báo chính thống đã đưa tin “Cục thuế TP.HCM công khai thông tin người nộp thuế nợ thuế đợt 2 năm 2023. Trong đó, có Công ty cổ phần phim Giải Phóng (Phim Giải Phóng), nợ Chi cục thuế quận 3 hơn 53,3 tỷ đồng…”.

Trước thông tin trên, ông khẳng định và nói lại cho rõ, hiện hãng phim không phải đang nợ thuế mà thực chất đó là tiền thuê đất hàng năm. Hãng là đơn vị gần như có 100% vốn Nhà nước, có nhiệm vụ làm công tác tuyên truyền phục vụ chính trị từ xưa đến nay. Hơn nữa Nhà nước không cấp nguồn vốn nào để trả tiền thuê đất. Hãng chỉ thực hiện các bộ phim do Nhà nước đặt hàng, nên kinh phí do Nhà nước đặt hàng bao nhiêu thì hãng phải thực hiện bấy nhiêu để bảo đảm giá trị cho các tác phẩm. Còn tiền thuê đất hàng năm, hãng thực sự không có nguồn nào để trả toàn bộ. Đây chính là những khó khăn lớn mà hãng đã nhiều lần gửi công văn kiến nghị đến các cơ quan ban ngành để mong tháo gỡ những vướng mắc trên, song hiện vẫn chưa nhận được sự phản hồi.

Việc trả tiền thuê đất hàng năm hiện nay, không chỉ có hãng phim Giải Phóng mà hầu hết các hãng phim do Nhà nước quản lý, hoặc một số doanh nghiệp có vốn Nhà nước cũng đều vướng vào tiền thuê đất hàng năm chưa hợp lý này. Song thực tế, hãng phim Giải Phóng không phải hoàn toàn là không đóng tiền thuê đất hàng năm mà vẫn cố gắng đóng trên doanh thu là 18% theo áp đặt phần phạt về tiền thuê đất hàng năm chậm nộp. Do vậy, hàng năm hãng vẫn đóng từ 4 đến 5 tỷ đồng tiền thuê đất (tuy nhiên không thể đóng đủ 7 tỷ đồng theo quy định của Nhà nước).

Mong rằng trong thời gian tới Nhà nước, các cơ quan ban ngành cùng Tổng Công ty đầu tư và quản lý vốn Nhà nước (SCIC), kịp thời có những giải pháp để tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn hiện nay đối với các hãng phim do Nhà nước quản lý, đặc biệt là về đất đai, hay các phần tiền khấu hao cho các thiết bị máy móc đã không còn khả năng sử dụng do chuyển đổi số. Rất kỳ vọng vào dự án Luật đất đai (sửa đổi) sẽ đươc xem xét kỹ lưỡng, gỡ khó cho đối tượng chịu sự tác động.

Công ty cổ phần phim Giải Phóng: Chủ động nguồn kịch bản nhờ mở rộng đội ngũ cộng tác viên biên kịch trên cả nước Công ty cổ phần phim Giải Phóng: Chủ động nguồn kịch bản nhờ mở rộng đội ngũ cộng tác viên biên kịch trên cả nước

(TGĐA) - Vài năm gần đây, một trong những định hướng then chốt trong quy ...

Công ty cổ phần Phim Giải Phóng công chiếu bộ phim 'Phơi sáng' Công ty cổ phần Phim Giải Phóng công chiếu bộ phim 'Phơi sáng'

(TGĐA) - Tối 8/12 tại TP.HCM, Công ty cổ phần Phim Giải Phóng công chiếu ...

Vũ Liên