(TGĐA) - Tại Liên hoan phim Venice lần thứ 77, bộ phim Nomadland do nữ đạo diễn gốc Hoa Chlóe Zhao (tên tiếng Trung: Triệu Đình) dàn dựng, nữ diễn viên Frances McDormand đóng chính, đã giành chiến thắng giải Sư tử vàng ở hạng mục Phim xuất hay nhất. Đặc biệt, Chlóe Zhao trở thành nữ đạo diễn đầu tiên được trao giải thưởng Sư tử vàng trong 10 năm qua. Từ một góc nhìn khác mà nói, việc Chlóe Zhao vinh danh tại Venice được xem là sự khẳng định đối với giới nữ đạo diễn toàn cầu, đồng thời cũng là sự cổ vũ tích cực lớn đối với thế hệ đạo diễn 8x.
|
Nữ đạo diễn đối mặt với nhiều thách thức từ quan niệm xã hội
Dù rằng trước Chlóe Zhao, điện ảnh thế giới đã từng xuất hiện những nữ đạo diễn tài ba được vinh danh, nhưng đó vẫn chỉ là con số vô cùng khiêm tốn, bởi trước giờ ngành đạo diễn luôn do phái mạnh thống lĩnh, sự phát triển của các nữ đạo diễn phải đối mặt với nhiều thách thức như định kiến phân biệt giới tính, thiếu kinh phí, tỷ lệ trình chiếu thấp, áp lực chăm sóc gia đình con cái…
|
Việc khuyến khích nữ đạo diễn phát triển, thu hút càng nhiều phụ nữ tham gia vào ngành phim ảnh, mở ra không gian phát triển rộng lớn và đa dạng hơn cho ngành điện ảnh là một việc có ý nghĩa quan trọng. Do đó, cần tăng cường hỗ trợ tài chính cho nữ đạo diễn, đẩy mạnh quảng bá tác phẩm của họ, đồng thời áp dụng các biện pháp giám sát và thu thập dữ liệu phân biệt giới tính trong lĩnh vực phim ảnh để thúc đẩy ngành nghề nữ đạo diễn phát triển.
|
Những năm gần đây, khi địa vị xã hội của phụ nữ được đề cao, những bộ phim phản ánh tinh thần độc lập và ý thức chủ thể của phái nữ ào ạt ra đời, hình tượng phụ nữ thể hiện trong đó cũng dần hướng đến người phụ nữ hiện đại. Các nữ diễn viên cũng dần thoát khỏi cục diện phải gây chú ý bằng cách khỏa thân hay ăn mặc thiếu vải, một nhóm nữ diễn viên có kỹ năng diễn xuất điêu luyện và sức cuốn hút riêng đã xuất hiện. Tuy nhiên, với vai trò là một phần quan trọng trong “phụ nữ tham gia ngành phim ảnh”, tình hình nghề nghiệp nữ đạo diễn lại ít được chú ý đến. So với thời kỳ đầu khi ngành phim ảnh vừa ra đời, nữ đạo diễn đã có sự phát triển vượt bậc. Nhưng đến nay, trên thế giới, tỷ lệ nữ đạo diễn vẫn còn thấp, hơn nữa họ còn phải đối mặt với nhiều thách thức từ quan niệm xã hội đến hỗ trợ tài chính.
Nữ đạo diễn vẫn bị phân biệt giới tính
|
Dù ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào đội ngũ đạo diễn, trước mắt ngành công nghiệp điện ảnh cũng không thiếu những nữ đạo diễn tài năng, nhưng nhìn chung, sự phân biệt giới tính vẫn tồn tại trong ngành điện ảnh. Theo báo cáo khảo sát “Hiện trạng phái nữ trong ngành phim ảnh” do Đại học bang San Diego công bố năm 2016 cho thấy, trong 250 phụ nữ có doanh thu phòng vé hàng đầu tại Mỹ, số phụ nữ làm công việc sau hậu trường (bao gồm đạo diễn, nhà sản xuất, biên kịch, quay phim…) chỉ chiếm tỷ lệ 19%, mà tỷ lệ nữ đạo diễn còn thấp hơn, chỉ có 9%. Nghiên cứu của Học viện báo chí và truyền thông thuộc Đại học Nam California cũng chỉ ra, những bộ phim ăn khách nhất thường do nam đạo diễn dàn dựng, trong 107 phim điện ảnh ăn khách nhất tại Mỹ năm 2015, có 81% là do nam giới đạo diễn.
Trang European Women’s Audiovisual Network đã công bố báo cáo dựa trên 7 quốc gia Châu Âu: Áo, Croatia, Pháp, Đức, Ý, Thụy Điển và Anh, ở tất cả các tầng lớp của ngành phim ảnh, tỷ lệ phái nữ rõ ràng khá thấp. Trong tất cả các bộ phim của 7 quốc gia được khảo sát, số phim do nữ đạo diễn chỉ chiếm 21%; trong số sinh viên vừa tốt nghiệp gia nhập ngành phim ảnh, tỷ lệ nữ là 44%, nhưng cuối cùng tỷ lệ nữ đạo diễn trụ lại với nghề chỉ là 24%, khoảng cách cực lớn này cho thấy, nhiều phụ nữ có tài năng đạo diễn, nhưng tiềm năng của họ chưa được ngành phim ảnh khai thác hết.
Báo cáo thể hiện, có đến 84% nguồn vốn hỗ trợ đổ vào dự án phim do nam đạo diễn thực hiện; thiếu kinh phí khiến những tác phẩm do nữ đạo diễn sản xuất khó đạt hiệu quả cao, từ đó khiến sự nhiệt tình đầu tư vào phim của nữ đạo diễn trên thị trường giảm, cứ thế dần hình thành một vòng luẩn quẩn; nhà đầu tư vì tránh rủi ro nên có cái nhìn tiêu cực đối với nữ đạo diễn, 56% nhà đầu tư tư nhân cho rằng, nếu đạo diễn là nữ, sẽ làm giảm ý định đầu tư của họ.
Những kiến nghị khuyến khích nữ đạo diễn phát triển
|
So với các nước khác, những năm gần đây thế hệ nữ đạo diễn mới ở Trung Quốc đã trỗi dậy, với đề tài đặc sắc và trí tưởng tượng phong phú, họ đã tìm được chỗ đứng riêng trong cơ chế điện ảnh công nghiệp hóa. Đồng thời, họ cũng phải đối mặt với những thách thức giống như nữ đạo diễn ở những quốc gia khác. Khuyến khích nghề nữ đạo diễn phát triển cũng có ý nghĩa quan trọng, có bằng chứng cho thấy: việc tăng tỷ lệ nữ đạo diễn có lợi cho việc tăng số lượng nhân vật nữ trong phim, cũng có lợi cho việc bổ nhiệm các nhân viên cùng giới như nữ diễn viên chính, nữ biên kịch… cách nhìn và phong cách thể hiện độc đáo của nữ đạo diễn, cũng có thể mở ra không gian phát triển đa dạng hơn cho phim ảnh Trung Quốc.
Hiện tại, hoàn cảnh khó khăn của nữ đạo diễn ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm, các cơ quan chuyên trách đang có những động thái tích cực thúc đẩy nghề nữ đạo diễn phát triển. Ví dụ, Liên hợp quốc và kênh Youtube đã hợp tác thực hiện dự án “Kế hoạch sản xuất phim toàn cầu” nhằm mang nhiều cơ hội hơn cho các nhà làm phim là phụ nữ. Trên thế giới, các sự kiện như Liên hoan phim phụ nữ, Triển lãm phim phụ nữ, Giải thưởng phim phụ nữ… lần lượt được tổ chức, mang đến cơ hội giao lưu cho những phụ nữ làm việc trong ngành phim ảnh, bao gồm cả nữ đạo diễn, còn có tác dụng động viên khuyến khích. Ở Đài Loan, Liên hoan phim phụ nữ Đài Loan (Women Make Waves) đã thúc đẩy nghề nữ đạo diễn phát triển. Liên hoan phim phụ nữ Đài Loan do một nhóm nhà nghiên cứu lý luận dốc sức tuyên truyền cho dòng phim nữ, các nữ đạo diễn và những khán giả yêu thích phim phụ nữ thành lập vào năm 1993, đến nay đã có 27 năm lịch sử, trở thành nền tảng phát triển của dòng phim nữ.
|
Do đó, các nhà nghiên cứu đã đề xuất, bên cạnh việc khuyến khích nghề nữ đạo diễn phát triển, còn phải nâng cao ý thức bình đẳng giới trong ngành sản xuất phim; tăng cường thu thập, phân tích và giám sát dữ liệu phân biệt giới tính trong ngành phim ảnh, trong các trường đại học và viện nghiên cứu, tăng cường điều tra và nghiên cứu về bình đẳng giới trong ngành đạo diễn, kịp thời công bố kết quả điều tra; trong các hạng mục sản xuất phim có chính sách hỗ trợ, nhất là trong các dự án phim lớn liên quan đến công nghệ, hoặc có ý nghĩa xã hội trọng đại mà các nữ đạo diễn ít khi tham gia, tăng tính nhạy cảm giới tính trong xã hội, cần ưu tiên cho các nữ đạo diễn một cách thích hợp; tăng tỷ lệ thành viên nữ trong các cơ quan quản lý, đánh giá phim, các nhóm chuyên gia đánh giá hỗ trợ tài chính và quần thể giáo viên chuyên ngành đạo diễn ở trường đại học; cải thiện tính công bằng trong khâu phát hành phim, đảm bảo tỷ lệ ra mắt của các tác phẩm do nữ đạo diễn thực hiện, tăng cường quảng bá một cách phù hợp đối với phim của nữ đạo diễn, để càng nhiều tác phẩm của nữ đạo diễn được khán giả “nhìn thấy”, khuyến khích và hướng dẫn nữ thanh niên gia nhập ngành đạo diễn…
NSƯT Công Ninh: Đạo diễn nữ khi đã quyết điều gì thì không thể lung lay được (TGĐA) - Nghệ sĩ Công Ninh cho biết bản thân anh đã từng nghĩ, phụ ... |
Đạo diễn nữ thắng lớn tại Liên hoan Phim Quốc tế Bắc Kinh (TGĐA) - Beijing International Film Festival đã bế mạc với ưu thế thuộc về nữ ... |
Đạo diễn nữ Hàn Quốc: Chặng đường 60 năm vượt vũ môn (TGĐA) - Là một quốc gia tư bản, dân chủ nhưng Hàn Quốc vẫn coi ... |
Trịnh Nghi