Đạo diễn Trần Ngọc Phong làm phim 'Cơn giông' từ tiểu thuyết của cố nhà văn Lê Văn Thảo, nhưng ra rạp được hay không là một 'ẩn số'!

(TGĐA) - Cuối cùng thì Cơn giông của cố nhà văn Lê Văn Thảo đã được anh "hóa tiểu thuyết" thành phim. Đây cũng là cái duyên từ lâu giữa hãng phim Giải Phóng, anh và đồng nghiệp từng làm phim qua các tiểu thuyết của ông như: Người xuyên rừng (đạo diễn Xuân Cường); Ba người đàn ông (Hai người lính) và nay là Cơn giông đều do anh thực hiện. Hiện phim đang trong giai đoạn hậu kỳ, đạo diễn Trần Ngọc Phong đã chia sẻ đôi điều về quá trình làm phim cùng TGĐA.

Đạo diễn 'Hợp đồng bán mình' Trần Ngọc Phong: Cố gắng để cảnh nào của phim cũng hấp dẫn kể cả 'cảnh nóng' Đạo diễn 'Hợp đồng bán mình' Trần Ngọc Phong: Cố gắng để cảnh nào của phim cũng hấp dẫn kể cả 'cảnh nóng'
Đạo diễn Trần Ngọc Phong: 'Hợp đồng bán mình' có 'vũ khí bí mật' để tấn công thị trường! Đạo diễn Trần Ngọc Phong: 'Hợp đồng bán mình' có 'vũ khí bí mật' để tấn công thị trường!

Anh nghĩ sao khi tiếp tục được "gánh" trọng trách này?

Tác phẩm Cơn giông của cố nhà văn Lê Văn Thảo là một tác phẩm nổi tiếng từng đoạt giải Văn học Asean, nên ban giám đốc của Hãng phim Giải Phóng đã liên hệ với ông xin chuyển thể thành tác phẩm điện ảnh từ lúc nhà văn còn sống và đã được ông đồng ý. Sau đó được giao cho biên kịch Ngô Hoàng Giang chuyển thể đã mấy năm nay. Qua 4 lần góp ý sửa chữa của Cục Điện ảnh, kịch bản cuối cùng cũng đã được duyệt và đầu tư sản xuất. Khi đến tay tôi thì được nhuận sắc thêm bớt một số tình tiết nhân vật theo góp ý của Cục Điện ảnh và đưa vào sản xuất ngay trước khi dịch Covid có thể quay lại vào bất cứ lúc nào.

Đạo diễn Trần Ngọc Phong làm phim 'Cơn giông' từ tiểu thuyết của cố nhà văn Lê Văn Thảo, nhưng ra rạp được hay không là một 'ẩn số'!

Còn việc tại sao tôi lại tiếp tục được nhận thực hiện phim Cơn giông... có lẽ tại tôi là một đạo diễn cuối cùng sẽ về hưu trong số đạo diễn có tuổi còn sót lại của Hãng phim Giải Phóng, hay cũng có thể vì tôi đã thực hiện bộ phim nhựa Ba người đàn ông được chuyển thể từ truyện ngắn Hai người lính cũng của nhà văn Lê Văn Thảo nên tôi được ban giám đốc ưu ái hơn chăng?

Anh có thể chấm phá chút xíu về câu chuyện phim?

Câu chuyện vào những năm đầu của thập niên 80, về người thanh niên tên Bằng là đứa trẻ mồ côi nhặt được sau một cơn giông bão. Sau thời gian lưu lạc mấy chục năm để mưu sinh, khi mãn hạn tù vì một vụ án oan, anh tìm về Cà Mau, nơi anh được cha nuôi cho biết đó là quê của mình. Chính nơi đây đã biến anh thành con người hoàn toàn khác. Anh đã gặp được những tình cảm chân chất mộc mạc của con người đất Mũi… Anh hòa mình vào cuộc sống mới và tìm được người cha ruột của mình… Rồi tình yêu cũng đã đến với Bằng như một câu chuyện cổ tích giữa đời thường...

Đạo diễn Trần Ngọc Phong làm phim 'Cơn giông' từ tiểu thuyết của cố nhà văn Lê Văn Thảo, nhưng ra rạp được hay không là một 'ẩn số'!

Ở tiểu thuyết, điều ấn tượng rất thú vị là nhân vật và vùng đất rất đặc trưng của con người Nam Bộ. Anh có thể chia sẻ… tại sao tên phim không thay đổi, còn ngoài các nhân vật chính trong tiểu thuyết, anh có hư cấu thêm tuyến nhân vật nào, hay nội dung cho câu chuyện thêm hấp dẫn mới lạ?

Tiểu thuyết Cơn giông nói đến những thân phận của những con người bình thường Nam Bộ trong thời điểm những năm đầu sau giải phóng, kể cả câu chuyện và những nhân vật đều đậm chất vùng miền nên tôi chỉ tập trung xây dựng những nhân vật chính và mạch chuyện chính của tác phẩm khi lên phim. Trong khi sàng lọc các nhân vật của truyện, tôi cũng có gia giảm liều lượng và bố trí lại các nhân vật sao cho hợp lý và tròn trịa bởi thời lượng của một bộ phim chỉ trên dưới 90 phút.

Đạo diễn Trần Ngọc Phong làm phim 'Cơn giông' từ tiểu thuyết của cố nhà văn Lê Văn Thảo, nhưng ra rạp được hay không là một 'ẩn số'!

Trong Cơn giông tôi cũng có thêm vài nhân vật ở một số truyện ngắn trong tuyển tập của nhà văn như Ông Cá Hô, Thăm chồng, Chuyện ở R.

Bộ phim vẫn giữ nguyên tên bởi vì nó là một cuốn tiểu thuyết rất nổi tiếng của tác giả đã được giải thưởng lớn, hơn nữa tên Cơn giông cũng hàm ý những dông gió trong cuộc đời của mỗi số phận đều có thể gặp phải nhưng nếu biết vượt qua thì sau cơn giông trời lại sáng.

Về dàn diễn viên… có giúp anh thêm cảm hứng trước mỗi cảnh quay?

Về dàn diễn viên chúng tôi chỉ chọn diễn viên đúng và hợp vai là đủ, sẽ không có những ngôi sao ăn khách của thị trường vì kinh phí của một bộ phim tài trợ của nhà nước không đủ khả năng để mời họ và không vì thế mà những diễn viên "không sao" của chúng tôi đã cố gắng để hoàn thành vai diễn của mình bằng sự đam mê và nghiêm túc trong công việc. Tôi thực sự hài lòng với các bạn. Dàn diễn viên gồm: Trung Dũng, Thủy Phạm, Quách Tĩnh, Thạch Kim Long, Bé Cát Vi, Lê Huỳnh, Tấn Hoàng…

Đạo diễn Trần Ngọc Phong làm phim 'Cơn giông' từ tiểu thuyết của cố nhà văn Lê Văn Thảo, nhưng ra rạp được hay không là một 'ẩn số'!

Có lẽ bài toán nan giải với Cơn giông là bối cảnh… Tại sao anh quyết định rời "địa hình" từ Cà Mau lên Cần Giờ và tại đây chắc chắn sẽ có nhiều áp lực phải khắc phục để tạo hiệu quả cao nhất cho quá trình quay?

Về việc chuyển bối cảnh từ Cà Mau lên Cần Giờ là vì trong quá trình khi đi chọn cảnh ở Cà Mau, chúng tôi gặp trở ngại lớn khi những rừng đước ở đây nay đã được phân lô giao cho các đơn vị và dân khai thác nuôi tôm cua và hải sản. Vì vậy, những rừng đước đã bị chia năm xẻ bảy, lại không tập trung tại một địa phương. Hơn nữa, các bối cảnh như nhà cửa, chợ quán cũng đã hoàn toàn bị bê tông hóa nên rất khó để phục hiện những cảnh quay của thập niên 70,80...

Đạo diễn Trần Ngọc Phong làm phim 'Cơn giông' từ tiểu thuyết của cố nhà văn Lê Văn Thảo, nhưng ra rạp được hay không là một 'ẩn số'!

Khi chúng tôi về khảo sát ở Cần Giờ thì thấy những rừng đước nơi đây chẳng khác gì ở Cà Mau, thậm chí còn đẹp hơn vì là rừng phòng hộ sinh quyển ngập mặn thế giới nên được bảo vệ một cách hoàn hảo. Chúng tôi đã quyết định chọn Cần Giờ làm bối cảnh chính của phim trên nền rừng đước và sông nước đó. Còn với những cảnh như chợ quê, lán trại, trồng rừng, nhà dân... thì chúng tôi phải hoàn toàn phục dựng để quay.

Từng thực hiện nhiều phim điện ảnh, truyền hình có đề tài về sông nước… Có lẽ Cơn giông sẽ không cản… "ló cái khôn, cái đẹp" của anh trong sáng tạo về đặc trưng của con người và vùng đất rặc Nam Bộ này? Trong quá trình quay cả ekip đã từng bao lần phải trong tình huống "phập phồng"… chờ những con nước để có được những khuôn hình, thước phim sinh hoạt sinh động của bà con trên sông?

Đã từng làm nhiều bộ phim về sông nước Nam Bộ nhưng với tôi phim này gặp khá nhiều khó khăn. Thứ nhất là ghe xuồng, vì ở Cần Giờ rất ít ghe xuồng nên hầu như các ghe lớn đều phải điều từ các tỉnh khác về để quay, nên rất tốn kém do đường vận chuyển và kinh phí neo ghe, neo người lại Cần Giờ nhiều ngày.

Đạo diễn Trần Ngọc Phong làm phim 'Cơn giông' từ tiểu thuyết của cố nhà văn Lê Văn Thảo, nhưng ra rạp được hay không là một 'ẩn số'!

Việc con nước thủy triều lên xuống cũng là một vấn đề thật nan giải bởi các sông rạch ở Cần Giờ gần biển nên tốc độ rút nước rất nhanh. Nhiều khi đoàn phim đang quay chưa xong cảnh mà nước đã rút hết, nên cả đoàn phải kẹt lại giữa bãi bùn sình chờ mấy tiếng đồng hồ cho con nước lớn mới di chuyển vào bờ được. Điều mà anh chị em đoàn phim sợ nhất chính là muỗi mòng, bù mắt cắn nổi mẩn ngứa ngáy, sinh ghẻ trong suốt thời gian quay.

Đạo diễn Trần Ngọc Phong làm phim 'Cơn giông' từ tiểu thuyết của cố nhà văn Lê Văn Thảo, nhưng ra rạp được hay không là một 'ẩn số'!

Cơn giông… có hy vọng là tâm bão của dòng phim nhà nước trở lại sẽ chinh phục khán giả đến rạp?

Bộ phim hiện đang trong giai đoạn hậu kỳ. Hiện còn nhiều việc phải làm để cố gắng hoàn thành vào cuối tháng 7 và trình duyệt vào tháng 8. Dự kiến phim tham dự Liên hoan phim Việt Nam vào tháng 9/2021.

Đạo diễn Trần Ngọc Phong làm phim 'Cơn giông' từ tiểu thuyết của cố nhà văn Lê Văn Thảo, nhưng ra rạp được hay không là một 'ẩn số'!

Chúng tôi trong sự cố gắng hết mức có thể để cho ra đời một tác phẩm tốt với sự đầu tư của nhà nước. Còn việc phát hành thì không thể nói trước được điều gì trong một thị trường điện ảnh mà hầu như các hãng phim tư nhân đang làm mưa làm gió với những đầu tư khủng và nhiều cạnh tranh khốc liệt như hiện nay trước thị hiếu khán giả luôn thay đổi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Việc phim ra rạp được hay không vẫn còn nhiều ẩn số.

Chân thành cảm ơn anh. Mong anh tiếp tục thành công!

'Ký ức vui vẻ': S.T Sơn Thạch và Mai Thanh Hà giành chiến thắng, tặng cúp cho đạo diễn Trần Ngọc Phong 'Ký ức vui vẻ': S.T Sơn Thạch và Mai Thanh Hà giành chiến thắng, tặng cúp cho đạo diễn Trần Ngọc Phong

(TGĐA) - Lần thứ 2 trở lại với Ký ức vui vẻ, Mai Thanh Hà ...

Đạo diễn 'Hợp đồng bán mình' Trần Ngọc Phong: Cố gắng để cảnh nào của phim cũng hấp dẫn kể cả 'cảnh nóng' Đạo diễn 'Hợp đồng bán mình' Trần Ngọc Phong: Cố gắng để cảnh nào của phim cũng hấp dẫn kể cả 'cảnh nóng'

(TGĐA) - Tối 5/11, rất đông anh em đồng nghiệp nhiều thế hệ cùng các ...

Vũ Liên