Để điện ảnh Việt Nam hội nhập Quốc tế - Chỉ một con đường

(TGĐA) - Nằm trong khuôn khổ hội thảo “Nâng cao chất lượng điện ảnh Việt Nam trong hội nhập quốc tế tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXI vừa qua, nhà biên kịch – nhà phê bình Đoàn Tuấn đã có bài tham luận khá ngắn gọn nhưng đi thẳng vào vấn đề của điện ảnh Việt hiện nay. Tạp chí Thế giới điện ảnh xin gửi tới bạn đọc bài tham luận này.      

de dien anh viet nam hoi nhap quoc te chi mot con duong Sự đỏng đảnh của khán giả
de dien anh viet nam hoi nhap quoc te chi mot con duong 'Lật mặt 5' sẽ có cố vấn hành động đến từ Hàn Quốc

Cách đây không lâu, chúng ta mang phim đi sang Iran dự Liên hoan phim quốc tế. Lần đó, ta mang phim Gái nhảy của đạo diễn Lê Hoàng đi. Vì phim Gái nhảy đang được cả nước ca ngợi là phim ăn khách, doanh thu ngất trời. Nhưng khi đến Iran thì nước chủ nhà lịch sự, yêu cầu không chiếu phim này. Đoàn điện ảnh ta ngạc nhiên: Chúng tôi mang phim hay nhất (trong thời điểm đó) của chúng tôi để giới thiệu với các bạn và công chúng quốc tế. Lý do gì mà không được chiếu? Phía chủ nhà ôn tồn giải thích: Chúng tôi là quốc gia Hồi giáo. Luật Hồi giáo rất nghiêm khắc. Luật Điện ảnh của chúng tôi càng nghiêm hơn. Không thể có cảnh hở hang trên màn ảnh được. Mong các bạn thông cảm. Vậy thì chúng ta phải nhập gia tùy tục.

de dien anh viet nam hoi nhap quoc te chi mot con duong
Phim Gái nhảy của đạo diễn Lê Hoàng

Đưa ra ví dụ này để rút ra bài học, không phải cái gì chúng ta đánh giá là hay thì cứ mang ra nước ngoài. Mỗi khái niệm “nước ngoài” có những luật riêng của nó. Chúng ta cần tìm hiểu và tôn trọng.

Một câu chuyện khác.

Năm 2014, chúng ta cử hai phim là Long thành cầm giả caThần tượng sang Pháp dự một Liên hoan phim. Công chúng rất thích Long thành cầm giả ca. Thậm chí, ngay cả những người khác về quan điểm chính trị ở Paris cũng rất tự hào vì “đây mới thực là phim Việt”. Nhiều buổi chiếu, nhiều cuộc hội thảo diễn ra. Công chúng được khám phá văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam một cách thú vị. Còn phim Thần tượng thì hầu như vắng người xem. Dư luận Pháp chê là phim quá cũ. Kiểu phim này, chúng tôi làm từ chục năm trước.

de dien anh viet nam hoi nhap quoc te chi mot con duong
Cảnh trong phim Thần tượng

Năm ngoái, tôi được Hội Điện ảnh cử đi dự Liên hoan phim Bách Hoa và Kim Kê tại Trung Quốc. Giải Kim Kê dành cho những phim do Trung Quốc sản xuất. Còn giải Bách Hoa thì có nhiều phim nước ngoài tham dự. Chúng tôi được xem nhiều phim của Nhật Bản, Nga, New Zealand, Mexico, Đức… Tất cả những phim này đều phản ánh những vấn đề xã hội của nước họ. Ví dụ như chuyện chăm sóc người già trong một gia đình ra sao? Chuyện những người dân ở một làng chài bị mất đất, làm gì để mưu sinh? Chuyện ly hôn giả để cầu lợi nhưng bị biến thành ly hôn thật, bi hài kịch xảy ra thế nào? Mỗi bộ phim đều kể về biến động trong xã hội đương đại của đất nước mình. Trong khi đó, đại diện của Điện ảnh Việt Nam lại là một phim giải trí (tôi không muốn nêu tên ở đây). Và tất nhiên, họ không quan tâm và không hề nhắc đến phim của ta trong các đề cử.

de dien anh viet nam hoi nhap quoc te chi mot con duong
Cảnh trong phim Long thành cầm giả ca

Vào năm 2016, chúng ta cử phim Cuộc đời của Yến sang dự Liên hoan phim ở Philippines. Và bộ phim nhận được giải Phim hay nhất do Ban giám khảo Quốc tế bình chọn. Một phim không có yếu tố thị trường, không có tham vọng thương mại. Nó chỉ đơn thuần kể về cuộc đời của một người phụ nữ Việt Nam bình dị.

Điều này rút ra bài học gì? Chắc mọi người đều hiểu.

Liên hệ với câu chuyện này, trong các Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội, không có bất cứ nước nào gửi phim giải trí hay phim thương mại tham dự. Tất cả các phim tranh giải hay phim chiếu trong chương trình “panorama” đều là câu chuyện của chính đất nước họ, dân tộc họ. Ngay cả những nước bên cạnh chúng ta như Philippines hay Singapore đều như thế, khiến các nhà làm phim của chúng ta phải ngỡ ngàng. Mà đều do các hãng tư nhân làm.

Tại sao chúng ta chỉ thích làm phim giải trí và thương mại? Câu trả lời thật dễ. Ngay tại Liên hoan phim lần trước, lần thứ 20, sau khi xem một loạt các phim tham dự, một người nước ngoài nghiên cứu điện ảnh Việt Nam đã phải thốt lên: Tôi chưa từng thấy một quốc gia nào tổ chức Liên hoan phim tầm quốc gia mà chỉ có toàn phim giải trí! Điều kỳ lạ này chỉ có ở Việt Nam.

de dien anh viet nam hoi nhap quoc te chi mot con duong
Cảnh trong phim Cuộc đời của Yến

Muốn hội nhập quốc tế một cách nghiêm túc, để công chúng quốc tế tôn trọng người Việt Nam, tôn trọng văn hóa Việt Nam, chỉ một con đường duy nhất: làm phim về vẻ đẹp văn hóa và con người Việt Nam. Trong thời đại toàn cầu hóa, xu hướng chung là xóa nhòa ranh giới, xóa nhòa bản sắc. Vì vậy, bản sắc của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia càng cần thiết để khẳng định mình và đóng góp vào bức tranh sinh động và giầu có về văn hóa của các dân tộc.

Muốn hội nhập quốc tế một cách nghiêm túc, để công chúng quốc tế tôn trọng người Việt Nam, tôn trọng văn hóa Việt Nam, chỉ một con đường duy nhất: làm phim về vẻ đẹp văn hóa và con người Việt Nam.
de dien anh viet nam hoi nhap quoc te chi mot con duong 'Gái già lắm chiêu 3': Ninh Dương Lan Ngọc chính thức bước vào 'hào môn' danh gia vọng tộc xứ Huế
de dien anh viet nam hoi nhap quoc te chi mot con duong 'Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXI': Xây dựng nền công nghiệp điện ảnh Việt Nam dân tộc, nhân văn, sáng tạo và hội nhập

Nhà biên kịch Đoàn Tuấn