Điện ảnh Hồng Kông – Tương lai vô định

(TGĐA) - Ngày 1/7/1997, khi nắm quyền quản lý Hồng Kông từ tay người Anh trao trả, Trung Quốc đã hứa dành cho thành phố cảng thuộc địa cũ của Anh đặc quyền sẽ "không thay đổi 50 năm" trong khuôn khổ của "một quốc gia, hai hệ chế độ". Nhưng hai mươi năm, rất nhiều điều đã thay đổi, bao gồm cả điện ảnh Hồng Kông.

dien anh hong kong tuong lai vo dinh Điện ảnh Hong Kong – Hồi ức đẹp của quá khứ
dien anh hong kong tuong lai vo dinh Sức hút của điện ảnh HongKong
dien anh hong kong tuong lai vo dinh
Phim hình sự Trivisa, một trong những tác phẩm thuộc làn sóng các bộ phim mang thông điệp xã hội được phát hành sau phong trào Chiếc Ô của Hồng Kông.

Wong Chun, 28 tuổi, đạo diễn của bộ phim Mad World, người vừa giành giải đạo diễn mới tại Lễ trao giải Golden Horse Film Awards ở Đài Loan năm ngoái và Hong Kong Film Awards năm nay nói: "Chúng ta phải nghĩ và tìm ra cách mà điện ảnh Hồng Kông nên đặt mình vào vị trí đó để tìm đường tới tương lai. Phải biết rõ sức mạnh của chúng ta là gì khi so với các phim của các nước châu Á khác? Đã đến lúc suy nghĩ về điều này." Sự hợp nhất với Trung Quốc đã mang lại những thay đổi mạnh mẽ đối với điện ảnh Hồng Kông cả trong cách kể chuyện và tiềm lực tài chính suốt 20 năm qua. Trong khi đó, một số bộ phim hay nhất của Hồng Kông đã được sản xuất trong thời kỳ này như phim In the Mood for Love (Tâm trạng khi yêu) năm 2000 của Wong Kar Wai Vương Gia Vệ, Shaolin Soccer (Đội bóng thiếu lâm) của Stephen Chow Châu Tinh Trì (2001), Infernal Affairs (Vô gian đạo) của Andrew Lau và Alan Mak, 2002 và Election (Bầu cử) của Johnnie To Đỗ Kỳ Phong (2005).

Rõ ràng sự thay đổi một cách năng động về mặt chính trị và kinh tế của thành phố trong mối quan hệ với Trung Quốc đã làm tăng cơ hội cũng như các vấn đề phía sau nó. Ngành công nghiệp điện ảnh Hồng Kông đã chứng kiến sự sụt giảm trong những năm 1990 do nạn ăn cắp bản quyền tràn lan và sự thu hẹp của thị trường khu vực. Tình hình trở nên tồi tệ hơn trong 5 năm đầu tiên sau khi Hồng Kông trở thành đặc khu hành chính đặc biệt của Trung Quốc vì thành phố trải qua cuộc Khủng hoảng Tài chính Châu Á bắt đầu năm 1997 và tiếp đến là dịch cúm SARS. Nền kinh tế Hồng Kông sụt giảm xuống mức thấp kỷ lục. Ngành công nghiệp sản xuất phim tại đây cũng không nằm ngoài cuộc khủng hoảng đó. Năm 2004, có chưa tới 70 bộ phim được sản xuất so với khoảng 200 phim một năm vào đầu những năm 1990. Để giải quyết khủng hoảng kinh tế, Hiệp định Hợp tác Kinh tế Gắn kết đã được ban hành giữa Hồng Kông và Trung Quốc đại lục.

Theo khuôn khổ này, các bộ phim Hồng Kông được miễn thuế nhập khẩu ở Trung Quốc, và các bộ phim do Hồng Kông và các công ty đại lục đồng sản xuất có thể được hưởng quyền lợi về phát hành giống như các bộ phim Trung Quốc tại đại lục. Điều này đã mở ra cơ hội để phát triển nhanh chóng cho nhiều nhà làm phim Hồng Kông khi họ Bắc tiến và dường như là cách để giải cứu ngành công nghiệp điện ảnh khỏi bị sụp đổ. Số lượng các phim dưới hình thức hợp tác sản xuất đã tăng gần gấp ba lần trong thập kỷ tiếp theo trong năm 2004. Một số đạo diễn hàng đầu của Hồng Kông bao gồm Tsui Hark Từ Khắc và Peter Chan Ho-sun Trần Khả Tân đã sang Trung Quốc làm phim. Họ là một trong số nhiều làm phim Hồng Kông thành công ở Trung Quốc đại lục. Trong số 50 bộ phim có doanh thu cao nhất tại Trung Quốc do Entgroup’s China Boxoffice tổng hợp có tới 15 phim là của các đạo diễn Hồng Kông, so với 12 phim của các đạo diễn Trung Quốc.

dien anh hong kong tuong lai vo dinh
Cảnh trong phim Crouching Tiger, Hidden Dragon (Ngọa hổ tàng long)

Các đạo diễn hàng đầu Hồng Kông đã rất hào hứng với tiềm lực tài chính mà không quan tâm nhiều đến các điều khoản hợp tác trong chính sách làm phim tại Trung Quốc đại lục. Trong khi đó, nhà phê bình phim và nhà làm phim Freddie Wong nói: "Hợp tác sản xuất có nghĩa là bạn phải gửi kịch bản của mình cho ban kiểm duyệt giám sát. Sự sáng tạo của bạn đang bị kiểm soát.” Số lượng các bộ phim Hồng Kông được sản xuất khá ổn định, vào khoảng 55 đến 61 trong suốt thập kỷ thứ hai kể ngày được trao trả, nhưng việc tập trung vào thị trường đại lục đã khiến cho các bộ phim Hồng Kông bắt đầu mất đi một lượng lớn khán giả địa phương, những người cho rằng các bộ phim hợp tác không liên quan gì đến văn hoá, đời sống Hồng Kông ngày nay. Đạo diễn Wong Chun nói: "So với ngày xưa, các bộ phim Hồng Kông ít có sự đa dạng hơn."

dien anh hong kong tuong lai vo dinh
Cảnh trong phim Infernal Affairs (Vô gian đạo), 2002

Với hy vọng thúc đẩy tình hình sản xuất phim nội và tạo ra một lực lượng các đạo diễn Hồng Kông mới, chính phủ Hồng Kông đã thành lập Quỹ Phát triển Điện ảnh (The Film Development Fund) vào năm 2007. Cùng với đó, cuộc thi phim ngắn The Fresh Wave Intl. Short Film Competition do nhà làm phim Đỗ Kỳ Phong thành lập năm 2005 cũng đã trở thành một nền tảng quan trọng cho tài năng điện ảnh trẻ. Phản ứng của khán giả Hồng Kông đối với các dự án phim hợp tác sản xuất đã tăng lên giữa lúc căng thẳng chính trị đồng thời gia tăng giữa Hồng Kông và Trung Quốc. Các nhà làm phim như Fruit Chan và Pang Ho-cheung đã nhìn thấy khoảng cách lớn. Hai bộ phim năm 2014 của họ gồm phim khoa học viễn tưởng The Midnight After của Chan và Aberdeen của Pang đã cố gắng đưa điện ảnh Hồng Kông trở lại đúng vị trí của nó bằng những câu chuyện đặc trưng khu vực.

dien anh hong kong tuong lai vo dinh
In the Mood for Love (đạo diễn Vương Gia Vệ) là một trong những phim châu Á hay nhất mọi thời đại do CNN bình chọn

Nhà làm phim Wong Chun cho biết sự thức tỉnh chính trị đã làm nảy sinh một làn sóng mới của điện ảnh Hồng Kông. Những bộ phim phát hành sau phong trào Chiếc ô đều tập trung vào các câu chuyện địa phương và mang thông điệp chính trị xã hội chứ không chỉ là giải trí. Trong số đó có các phim Ten Years (2015), phim kinh dị Trivisa (2016) và Mad World của Wong Chun (2016)… đều lấy tình trạng khủng hoảng tâm lý thay đổi làm tiêu điểm. “Chúng ta tập trung vào khía cạnh xã hội của điện ảnh. Đối với những người làm phim, việc có nhiều người lắng nghe câu chuyện của chúng ta quan trọng hơn bất cứ điều gì khác. Chúng ta đã có một di sản điện ảnh tốt nhất. Bây giờ, thay vì tập trung vào Trung Quốc, chúng ta cần phải kể câu chuyện cho khán giả toàn cầu," Wong Chun nói.

20 bộ phim hay nhất của điện ảnh Hồng Kông trong 20 năm qua

20. Accident (2009)

19. After This Our Exile (2006)

18. Love in a Puff (2010)

17. The Mission (1999)

16. McDull, Prince de la Bun (2004)

15. Ip Man (2008)

14. Port of Call (2015)

13. Shaolin Soccer (2001)

12. Mad Detective (2007)

11. The Grandmaster (2013)

10. Trivisa (2016)

9. Ordinary Heroes (1999)

8. Ten Years (2015)

7. A Simple Life (2011)

6. The Warlords (2007)

5. Made in Hong Kong (1997)

4. Infernal Affairs (2002)

3. Election 2 (2009)

2. Crouching Tiger, Hidden Dragon (2000)

1. In the mood for love (2000)

dien anh hong kong tuong lai vo dinh Điện ảnh Hong Kong sau 20 năm về lại Trung Quốc: Nghệ sỹ nói gì?
dien anh hong kong tuong lai vo dinh Đạo diễn Đỗ Kỳ Phong: Quan tâm đến yếu tố thương mại là điều thiết yếu cho sự sống còn của công ty
dien anh hong kong tuong lai vo dinh Ba đạo diễn phim Trivisa – Sẽ thế nào nếu như…
dien anh hong kong tuong lai vo dinh Cổ Thiên Lạc – Ông hoàng hút tiền
dien anh hong kong tuong lai vo dinh Châu Tinh Trì – Thăng trầm cùng điện ảnh Hong Kong
dien anh hong kong tuong lai vo dinh Tăng Giang: “Viên ngọc quý” của điện ảnh Hong Kong

Thùy Dương