(TGĐA) - Hãy cùng TGĐA khám phá khái niệm thời gian “hack não” trong The Flash, bộ phim đang khiến khán giả đặt ra nhiều dấu hỏi.
'The Flash' gây thất vọng với doanh thu mở màn siêu thấp | |
(Review) 'The Flash': Không 'dở' như lời đồn nhưng còn đầy nuối tiế |
Avengers: Endgame gây tranh cãi với khái niệm thời gian vô lý
Nếu ai đã xem Avengers: Endgame, đều biết hai nhà khoa học đại tài Tony Stark và Bruce Banner đã nghĩ ra cách thay đổi thực tại bằng việc quay về những thời điểm nhất định trong quá khứ, để lấy những viên đá vô cực.
Trong lần đụng độ với Ancient One tại dòng thời gian của phim Doctor Strange, Ancient One đã cảnh báo Bruce Banner rằng, việc tác động vào quá khứ, ở đây là lấy đi những viên đá vô cực có thể sẽ khiến dòng thời gian bị thay đổi, thậm chí tạo ra một dòng thời gian mới. Bản thân Bruce cũng đã suy tính tới điều này, khi anh từng giải thích một người quay về quá khứ, hiện tại nơi mà họ rời đi sẽ trở thành con số 0 còn quá khứ mà họ đến sẽ trở thành tương lai mới của họ.
Tuy nhiên, Bruce và Tony đã nghĩ ra một cách, đó là quay lại đúng mốc thời gian và vị trí cần xuất hiện để trả lại những viên đá. Việc thay đổi thời gian khi lấy đi các viên đá sẽ khiến dòng thời gian của quá khứ không bị đảo lộn, các sự việc cũng không bị thay đổi ở tương lai.
Kể cả vậy, điều này lại dẫn đến một sự vô lý khác, chính là hành trình của Captain America ở cuối phim. Anh ta trở lại năm 1945 để trả lại đá vô cực, nhưng đã quyết định ở lại bên người tình Peggy Carter để sống tới cuối đời. Câu hỏi đặt ra, nếu anh ta ở lại dòng thời gian này, người ta sẽ thấy Captain America không chết, anh ta sẽ không bị Nick Fury lôi lên từ đáy biển và có thể từ đó nhóm Avengers sẽ không ra đời. Việc Captain America ở lại bên Peggy có thể dẫn đến một dòng thời gian khác tác động đến tương lai, nhưng có thể thấy tương lai vẫn diễn ra bình thường mà không bị thay đổi.
The Flash chứng minh lý thuyết thời gian trong Avengers: Endgame là 'nhảm nhí'!
Trái ngược với những nghịch lý của Avenger: Endgame thì The Flash của Vũ trụ DC lại đưa ra quan điểm khá rõ về du hành thời gian. Trong phân cảnh hội thoại giữa Bruce Wayne và Barry thì Kỵ sĩ bóng đêm giải thích rằng, du hành thời gian không tạo ra các nhánh timeline như trong bộ phim Back to the Future mà nó tạo ra nhiều vũ trụ.
Như những sợi mỳ spaghetti đan xen vào nhau, càng đan xen nhiều thì càng nhiều điểm giao nhau. Một khi mà đã quay trở lại quá khứ để thay đổi một điều gì đó thì các sự việc trước khi quay trở lại quá khứ bị đứt gãy như cọng mỳ. Ta hiểu đại khái là như này, lúc Barry quay về để sửa quá khứ thì các sự việc cũ của Barry “gốc” đã biến mất và không còn tồn tại nữa.
Sở dĩ, kịch bản của The Flash khá hợp lý ở chỗ, trong đoạn cuối, chúng ta thấy Barry 18 tuổi điên cuồng trở về quá khứ để cứu Batman và Supergirl. Con quái vật mà Barry trưởng thành thấy chính là Barry 18 tuổi khi đã quay trở về quá khứ quá nhiều lần và càng tạo nên nhiều mớ hỗn độn. Cách duy nhất để mọi thứ trở về nguyên trạng của nó, vẫn là việc Barry phải ngăn không cho mẹ mình nhớ mua tương cà chua, cũng như Barry năm 18 tuổi phải chết để cậu ta không thể điên cuồng trở về quá khứ liên tục.
Tuy nhiên, việc cả hai Barry tác động liên tục vào dòng thời gian, đã dẫn tới những hậu quả, điển hình là việc Batman trong dòng thời gian gốc bị thay đổi (từ phiên bản Ben Affleck sang George Clooney). Chúng ta sẽ tiếp tục bàn luận về câu chuyện của dòng thời gian của The Flash trong những bài viết tiếp theo!
Bạn nghĩ sao về quan niệm thời gian trong The Flash?
'The Avengers' bị bật bãi khỏi Top 10 phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại |
(Review) 'The Flash': Không 'dở' như lời đồn nhưng còn đầy nuối tiếc |
Thái Sơn