Giám tuyển phim Bastian Meiresonne: Người Việt có khả năng làm ra phim hay như 'Quật mộ trùng ma'

(TGĐA) - Bastian Meiresonne - đạo diễn, nhà làm phim độc lập, nhà phê bình và đồng thời là Giám tuyển điện ảnh người Pháp đã có những chia sẻ với TGĐA, nhân dịp ông tham dự Liên hoan phim Châu Á Đà Nẵng lần Hai với vai trò diễn giả.

Vợ chồng Trấn Thành - Hari Won xuất hiện phút thứ 89 tại Liên hoan phim Châu Á Đà Nẵng lần thứ Hai Vợ chồng Trấn Thành - Hari Won xuất hiện phút thứ 89 tại Liên hoan phim Châu Á Đà Nẵng lần thứ Hai
'Bế mạc DANAFF 2024': Đại tiệc điện ảnh tìm thấy loạt chủ nhân giải thưởng 'Bế mạc DANAFF 2024': Đại tiệc điện ảnh tìm thấy loạt chủ nhân giải thưởng
'Lật mặt 7' thắng 2 giải quan trọng tại LHP Châu Á Đà Nẵng lần thứ II, Quách Ngọc Tuyên chia sẻ đầy cảm xúc 'Lật mặt 7' thắng 2 giải quan trọng tại LHP Châu Á Đà Nẵng lần thứ II, Quách Ngọc Tuyên chia sẻ đầy cảm xúc

Điện ảnh Việt Nam đang có những bước khởi sắc trong thời gian gần đây với dòng phim thương mại. Tuy vậy, thiếu vắng những bộ phim nghệ thuật, ngoại trừ những tác phẩm gây tiếng vang gần đây như Những đứa trẻ trong sương, Bên trong Vỏ kén vàng hay Culi không bao giờ khóc; sẽ gây ra ảnh hưởng ra sao?

Tôi được biết cách đây rất lâu, điện ảnh Việt có rất nhiều bộ phim nghệ thuật. Từ trước những năm 2000, khán giả đã tới rạp để thưởng thức phim, nhưng không có nhiều rạp chiếu và thậm chí, số lượng rạp toàn quốc khi đó đếm chưa được 10 đầu ngón tay.

Hiện tại, đã có nhiều rạp chiếu phim hơn, phải nói là rất nhiều, khán giả không chỉ được xem phim, mà còn xem được nhiều phim mới. Nhìn sang Hàn Quốc, khi các tập đoàn lớn về giải trí họ làm ra những bộ phim thương mại, có tính giải trí cao và thu về được nhiều lợi nhuận, sau đó họ lại tập trung để đầu tư rạp phim hay các dự án khác.

Thế nên tôi nghĩ vai trò của dòng phim thương mại khá quan trọng và hãy cố gắng làm sao, để tìm cách dùng một phần lợi nhuận của các bộ phim thương mại đầu tư và tạo hành lang tốt để phim nghệ thuật phát triển, những bộ phim được làm ra không mang mục đích kiếm về lợi nhuận mà nặng tính nghệ thuật và tranh giải tại các liên hoan phim lớn,

Trên thế giới, có rất nhiều nhà sản xuất hay nhà làm phim tìm cách “giao thoa” hai yếu tố giải trí và nghệ thuật vào cùng một phim, theo ông đó có phải là cách giải quyết tốt nhất dành cho điện ảnh Việt?

Trước khi ta quan tâm tới điều đó, thì nên tìm ra giải pháp để cho dòng phim nghệ thuật có chỗ đứng. Ở nước ngoài, có nhà sản xuất chỉ quan tâm tới lợi nhuận dù là phim có dở đi chăng nữa. Nhưng cũng có nơi chỉ quan tâm phim bạn làm ra có tính nghệ thuật ra sao và sẵn sàng đầu tư cho bạn một số vốn nhỏ đễ hỗ trợ.

Điều Việt Nam cần làm ở đây, chính là tìm ra những nơi có thể chiếu dòng phim nghệ thuật, vì nếu ở các rạp thông thường, không có lợi nhuận, họ sẽ không chiếu phim.

Tại Pháp, từ năm 1908, các chuyên gia đã thảo luận về phim nghệ thuật và lập danh sách phim để công chiếu nhằm đáp ứng nhu cầu của người xem. Đến năm 1925, Pháp đã có một rạp chiếu phim chỉ dành cho phim nghệ thuật, tồn tại đến ngày nay.

Giám tuyển phim Bastian Meiresonne: Người Việt có khả năng làm ra phim hay như 'Quật mộ trùng ma'
Bastian Meiresonne trong "Hội thảo Điện ảnh Pháp và mối quan hệ với Điện ảnh Việt Nam" tại Liên hoan phim Châu Á Đà Nẵng lần thứ Hai

Ông vừa nói đến Hàn Quốc, có thể nói gần đây bộ phim Exhuma: Quật mộ trùng ma do họ làm ra mặc cho nặng yếu tố bản địa về màu sắc tôn giáo, nhưng lại thu về lợi nhuận toàn cầu vô cùng lớn. Có thể hơi khập khiễng nhưng ông có nghĩ rằng, các nhà làm phim Việt đủ sức tạo ra một bộ phim đạt đến tầm cao như Exhuma?

Tại sao lại không? Các bạn có thể làm được, bởi các bạn có một nguồn nhân lực dồi dào và trẻ tuổi, giàu năng lượng và sáng tạo. Họ khao khát được làm phim hay, được kể câu chuyện của riêng mình. Dù ở quá khứ lẫn hiện tại, Việt Nam là nước có nền văn hóa đồ sộ, và quá nhiều chất liệu để các bạn có thể khai thác.

Tuy vậy, muốn làm phim hay như Exhuma, phải có nền móng vững vàng, đó chính là kể một câu chuyện hay và có khác biệt lớn. Các bạn đừng nên làm ra một phim theo “kiểu Mỹ” hay "kiểu Hàn” mà hãy làm ra bộ phim đậm chất Việt Nam.

Exhuma thu được lợi nhuận tốt như vậy, là do họ có một câu chuyện tốt nhưng mang đậm màu sắc văn hóa của riêng họ. Khi kể câu chuyện, các bạn đừng sợ họ không hiểu, mà hãy làm cho họ tò mò.

Giám tuyển phim Bastian Meiresonne: Người Việt có khả năng làm ra phim hay như 'Quật mộ trùng ma'
Người Việt có đủ khả năng làm ra những phim như Exhuma?

Ông từng nói rằng Pháp có những quỹ phát triển điện ảnh trên toàn thế giới, nhưng để mà nói tại Việt Nam, quỹ chỉ dành riêng cho điện ảnh Việt vẫn là một bài toán xa vời. Vậy sự hỗ trợ của Chính phủ có quan trọng hay không để thúc đẩy việc lập quỹ điện ảnh nhanh chóng?

Tôi cho rằng sự hỗ trợ và kiểm soát của Chính phủ là cần thiết, bởi chỉ có Chính phủ mới có thể quyết định được nên làm gì và kiểm soát dòng tiền ra sao, rồi có thể đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ. Hãy tham khảo mô hình của CNC (Pháp) hay KOFIC (Hàn Quốc). Các quốc gia này trích phần trăm của giá vé phim, của lợi nhuận phim phát trên truyền hình, phát trên mạng Internet nhằm giúp phát triển điện ảnh.

Đối với phim nghệ thuật, bên cạnh việc giảm thuế, Pháp còn dành chính sách ưu đãi như hỗ trợ nguồn kinh phí để làm phim. Tính riêng năm 2021, Pháp hỗ trợ 97 phim dài, phim hoạt hình, phim tài liệu… với kinh phí hơn 35 triệu euro từ 82 nguồn kinh phí khác nhau.

Nếu Chính phủ có một bộ phận chuyên biệt, với những người có chuyên môn và biết cách đánh giá chuyên sâu về điện ảnh, ông có nghĩ điều đó sẽ giúp cho việc thành lập Quỹ điện ảnh nhanh hơn?

Có thể nói là có, nhưng muốn có Quỹ điện ảnh, đòi hỏi phải có một hệ thống rõ ràng và phải biết từng bộ phận sẽ làm gì, đóng vai trò ra sao và ràng buộc với nhau như thế nào. Còn để mà nói có một bộ phận chuyên như vậy, tôi nghĩ cũng chưa chắc có thể sẽ có.

Câu hỏi cuối cùng, ông nghĩ thế nào về một dịp như Liên hoan phim Châu Á Đà Nẵng?

Tôi nghĩ từ chính xác ở đây, đó là “quan trọng”. Bởi chỉ có những dịp như vậy, chúng ta mới hoàn toàn tập trung nhiều nhất vào điện ảnh, học hỏi và thưởng thức những bộ phim hay trong một Liên hoan phim chuyên nghiệp. Và như bạn với tôi ngồi đây, chúng ta có thể kết nối và trò chuyện với nhau, chia sẻ về điện ảnh thoải mái.

Xin cảm ơn ông vì những chia sẻ!

Bastian Meiresonne, 48 tuổi, là đạo diễn, nhà làm phim độc lập, nhà phê bình và đồng thời là Giám tuyển điện ảnh người Pháp. Tốt nghiệp ngành Điện ảnh trường l’Ecole Supérieure de Réalisation Audiovisuelle (ESRA, Paris), Bastian Meiresonne đã tham gia làm giám khảo các Liên hoan phim quốc tế, tiêu biểu như Cinemalaya (Philipinne, 2013), Nippon Connection Frankfurt (Đức, 2017), Orenburg International Film Festival (Nga, 2018), Busan International Film Festival (Hàn Quốc, 2021)...;

Ông cũng làm Giám tuyển cho các chương trình Courtmetrange de Rennes (Pháp, 2012-2013), Festival International des Cinémasd’Asie de Vesoul (Pháp, 2010-20120), Festival de Films Black Movie (Geneve, từ 2005 đến nay), Festivaldu Film Coréen de Paris (Pháp từ 2011 đến nay), Rencontres Cinématographiques de Salon-de-Provence (Pháp, 2016 đến nay)...

Ông có thể sử dụng tiếng Đức, Anh và Pháp trong công việc. Ông đặc biệt quan tâm đến điện ảnh châu Á và đặc biệt là điện ảnh Đông Nam Á, với một số công trình tiêu biểu như: Imamura Shohei – évaporation d’une réalite (l’Harmattan, 2011), Le Cinema d’Asie du Sud-Est (Tác giả chính, tuyển tập, Asiexpo, 2012), Hallyuwood – Le Cinéma Coréen (Hachette, 2023) cùng hàng loạt bài viết trên các tạp chí chuyên ngành, sách in chung khác. Chủ đề ông quan tâm là phong cách điện ảnh, điện ảnh du hành, phong trào nữ quyền trong điện ảnh, âm nhạc trong điện ảnh.

Lý do dàn diễn viên phim 'Lật mặt 7' không xem phim nào là đối thủ tại DANAFF II? Lý do dàn diễn viên phim 'Lật mặt 7' không xem phim nào là đối thủ tại DANAFF II?
'Lật mặt 7' thắng 2 giải quan trọng tại LHP Châu Á Đà Nẵng lần thứ II, Quách Ngọc Tuyên chia sẻ đầy cảm xúc 'Lật mặt 7' thắng 2 giải quan trọng tại LHP Châu Á Đà Nẵng lần thứ II, Quách Ngọc Tuyên chia sẻ đầy cảm xúc

Vũ Anh - Ánh Linh