Hội Điện ảnh TP.HCM tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh 147/SL

(TGĐA) - Sáng 31/3 vừa qua, Hội Điện ảnh TP.HCM tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam và 76 năm Bộ tư lệnh Quân khu 8 thành lập Tổ nhiếp - Điện ảnh khu 8. Buổi lễ diễn ra với 3 nội dung chính: Triển lãm, ôn lại truyền thống và tọa đàm cùng 6 nghệ sĩ gạo cội của ngành Điện ảnh Cách mạng.

Hội Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh họp mặt và vinh danh giải thưởng năm 2022 Hội Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh họp mặt và vinh danh giải thưởng năm 2022
Hội Điện ảnh TP. HCM kỷ niệm 40 năm ngày thành lập (30/10/1982 – 30/10/2022) Hội Điện ảnh TP. HCM kỷ niệm 40 năm ngày thành lập (30/10/1982 – 30/10/2022)

Đến dự có: ông Lê Hồng Sơn - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM; ông Trần Thế Thuận - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM; ông Nguyễn Trường Lưu - Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT TP.HCM; PGS.TS Đỗ Lệnh Hùng Tú - Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam cùng các NSND, NSƯT và đông đảo hội viên Hội Điện ảnh TP.HCM.

Hội Điện ảnh TP.HCM tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh 147/SL
Bà Dương Cẩm Thúy - Chủ tịch Hội Điện ảnh TP.HCM

Bà Dương Cẩm Thúy - Chủ tịch Hội Điện ảnh TP.HCM nêu rõ ý nghĩa lịch sử của sự kiện lớn này: Tại cuộc triển lãm và mít tinh mừng kỷ niệm 2 năm ngày Độc lập (2/9/1945 - 2/9/1947) tại chợ Thiên Hộ Đồng Tháp Mười, đồng bào và chiến sĩ đã xem những hình ảnh của nhà nhiếp ảnh Mai Lộc chụp tại chiến thắng Đồn Vàm Nước Trong, chiến thắng trận Dòng Dứa. Sau khi xem, ông Nguyễn Văn Vịnh chánh ủy khu 8 ghi rõ: “Nếu những hình ảnh này mà cử động được, thì tác dụng của nó sẽ vô cùng to lớn, động viên đồng bào và chiến sĩ ta…”. Và ngày 15/10/1947, Bộ tư lệnh quân khu 8 ra quyết định thành lập Tổ Nhiếp - Điện ảnh khu 8 trực thuộc phòng chính trị Bộ tư lệnh khu. Tháng 3/1948, Tổ Nhiếp - Điện ảnh khu 8 đã thực hiện được một số phóng sự: Binh công xưởng Khu 8, Trường Lục quân khu 8, Trường Thiếu sinh quân, Lễ xuất quân Trung đoàn 115, Bộ tư lệnh viếng đội trọng pháo khu 8, Quân nhu khu 8; Tháng 9/1948, các ông Mai Lộc, Khương Mễ, Vũ Sơn đã quay được những thước phim vô cùng quý giá trong trận đánh Mộc Hóa, sau dựng thành phim tài liệu lịch sử Trận Mộc Hóa. Đây là những thành quả đầu tiên của Tổ Nhiếp - Điện ảnh khu 8 ở Nam bộ dược xây dựng hoàn toàn trong điều kiện kháng chiến đầy gian khổ tại chiến khu.

Hội Điện ảnh TP.HCM tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh 147/SL

Ở miền Bắc, sau ngày toàn quốc kháng chiến, các cơ quan Trung ương chuyển lên căn cứ địa Việt Bắc. Tháng 7/1950, phòng Điện - Nhiếp ảnh được thành lập, xây dựng cơ sở tại khu rừng cọ ở Bản Bắc, Điềm Mạc, Định Hóa, Thái Nguyên. Tại đây, trên cơ sở phòng Điện - Nhiếp ảnh được tăng cường về 1 số văn nghệ sĩ, cán bộ chính trị, công nhân, học sinh trung học các trường ở vùng tự do và có 1 số máy móc, phim ảnh do Liên xô, Trung Quốc, Tiệp Khắc viện trợ. Doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam thuộc Nha Tuyên truyền và văn nghệ đã ra đời theo sắc lệnh số 147/SL ngày 15/3/1953 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa với 4 nhiệm vụ: Tuyên truyền chính sách, chủ trương của chính phủ; Nêu cao những thành tích, những gương đấu tranh anh dũng của quân và dân Việt Nam; Giới thiệu đời sống và thành tích đấu tranh, kiến thiết của nhân dân các nước bạn và giáo dục văn hóa, chính trị cho nhân dân.

Hội Điện ảnh TP.HCM tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh 147/SL

Cũng tại khu rừng cọ Bản Bắc này, cuối năm 1951 có cuộc hội tụ của những người kháng chiến hoạt động điện ảnh ở chiến khu Việt Bắc và Điện ảnh kháng chiến Nam Bộ là các ông: Mai Lộc, Nguyễn Phụ Cấn, Võ Thành Tắc, Nguyễn Công Sơn (điện ảnh khu 8), Lê Minh Hiền, Nguyễn Thế Đoàn (khu 9). Với sự ra đời của Doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam, nước ta có thêm thành viên tích cực trong đội ngũ những người xây dựng nền văn hóa mới của Việt Nam với 3 tính chất của dân tộc: khoa học và đại chúng, chung sức chung lòng thực hiện lời chỉ dạy của Hồ Chủ tịch tại Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất (24/11/1946): Văn hóa phải hướng dẫn quốc dân thực hiện Độc lập, Tự cường và Tự chủ, phải lấy hạnh phúc của đồng bào, lấy sự nghiệp đấu tranh của dân tộc làm đối tượng phản ánh, đồng thời phải tiếp thu những kinh nghiệm quý báu của nền văn hóa xưa và nay...

Hội Điện ảnh TP.HCM tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh 147/SL
Chú Hồ Tây

Xưởng phim Giải Phóng ở chiến khu R - Trung ương cục miền Nam nổi tiếng với những phim tài liệu về cuộc kháng chiến chống Mỹ đã có mặt giữa lòng Sài Gòn, tại hội nghị Paris... tạo thêm sức mạnh cho cuộc đấu tranh ngoại giao. Những phim tài liệu tiêu biểu: Du kích Củ Chi, Hạt lúa vành đai, Đội nữ pháo binh Long An (đạo diễn Trần Nhu), Đường ra phía trước, Nghệ thuật tuổi thơ (đạo diễn NSND Hồng Sến)... đã giành nhiều giải thưởng cao quý trong nước và quốc tế...

Hội Điện ảnh TP.HCM tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh 147/SL
Đạo diễn Xuân Phượng
Hội Điện ảnh TP.HCM tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh 147/SL
NSND Trà Giang

Năm 2025 tới đây sẽ có nhiều sự kiện lớn: 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; 80 năm thành lập nước; 135 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 50 năm văn học nghệ thuật Cách mạng Việt Nam từ khi đất nước thống nhất. Hướng đến những mốc kỷ niệm quan trọng này và giai đoạn tới, ngành Điện ảnh cần phát huy truyền thống vẻ vang, tăng cường đoàn kết, huy động tiềm năng sáng tạo của đội ngũ, tranh thủ tối đa các nguồn lực xã hội để cùng sự hỗ trợ của Nhà nước xây dựng thành công một nền công nghiệp điện ảnh Việt Nam theo hệ tiêu chí cơ bản “Dân tộc, hiện đại, nhân văn, hội nhập”.

Tại buổi lễ đã được xem lại một số hình ảnh phim tư liệu quý về các nghệ sĩ Cách mạng gạo cội tiêu biểu (đã mất) - từng là những viên gạch đầu tiên của điện ảnh Cách mạng Bưng Biền cũng như qua 2 cuộc kháng chiến và xây dựng đất nước như: Mai Lộc, Khương Mễ, Thế Đoàn, An Sơn...

Hội Điện ảnh TP.HCM tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh 147/SL
Ông Hồ Tây và ông Lâm Điền Sơn

Thật xúc động khi cả khán phòng lắng nghe những chia sẻ của 6 nghệ sĩ tên tuổi có nhiều cống hiến cho ngành kể về những lần may mắn được gặp Bác Hồ cùng những câu chuyện làm phim thời chiến như: Nữ đạo diễn phim tài liệu Xuân Phượng, NSND Trà Giang, NSND quay phim Đoàn Quốc, ông Lâm Điền Sơn (nguyên là Phó giám đốc công ty Điện ảnh thành phố) từng là nhân viên chiếu phim – viết bài tuyên truyền phim của Biệt khu Sài Gòn Gia Định, còn gọi là T4 thành lập vào cuối năm 1962; NSƯT - đạo diễn Lê Văn Duy. Đặc biệt là nhà quay phim Hồ Tây, người điện ảnh Bưng Biền khu 8 duy nhất còn sống trong đội ngũ 58 người của điện ảnh Bưng Biền Đồng Tháp Mười. Thật trân trọng và ngưỡng mộ về sự cống hiến của họ.

Hội Điện ảnh TP.HCM tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh 147/SL
Hội Điện ảnh TP.HCM tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh 147/SL

Tại khu vực triển lãm trưng bày poster, hiện vật, hình ảnh của những bộ phim truyện điện ảnh, truyền hình tiêu biêu cùng những hình ảnh hoạt động của ngành thời kỳ chiến tranh, xây dựng và hội nhập của Điện ảnh - Truyền hình TP.HCM, đã để lại nhiều dấu ấn trong lòng người xem.

Hội Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh họp mặt và vinh danh giải thưởng năm 2022 Hội Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh họp mặt và vinh danh giải thưởng năm 2022

(TGĐA) - Hội Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh vừa tổ chức họp mặt ...

Hội Điện ảnh TP. HCM kỷ niệm 40 năm ngày thành lập (30/10/1982 – 30/10/2022) Hội Điện ảnh TP. HCM kỷ niệm 40 năm ngày thành lập (30/10/1982 – 30/10/2022)

(TGĐA) - Nhân kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Hội Điện ảnh Thành phố ...

Vũ Liên