Hội thảo khoa học toàn quốc 2022: Tư vấn giúp Đảng và Nhà nước xây dựng chiến lược phát triển văn học, nghệ thuật đi đúng hướng

(TGĐA) - Ngày 19/12, tại Hà Nam đã diễn ra Hội thảo khoa học toàn quốc: Nhìn lại 15 năm thực hiện nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ chính trị (khóa X) "Về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới". Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dự và phát biểu chỉ đạo Hội thảo.

Hội thảo khoa học toàn quốc nhìn lại 15 năm thực hiện Nghị quyết về phát triển văn học, nghệ thuật Hội thảo khoa học toàn quốc nhìn lại 15 năm thực hiện Nghị quyết về phát triển văn học, nghệ thuật
Hội thảo khoa học toàn quốc  về đổi mới đào tạo mỹ thuật Hội thảo khoa học toàn quốc về đổi mới đào tạo mỹ thuật

Dự Hội thảo có: Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam Lê Thị Thủy; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Phạm Gia Túc; Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Trần Thanh Lâm; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông; Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, PGS.TS Bùi Hoài Sơn; Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ; đại diện các bộ, ngành, địa phương cùng đông đảo các nhà khoa học thuộc lĩnh vực lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật.

Hội thảo khoa học toàn quốc 2022: Tư vấn giúp Đảng và Nhà nước xây dựng chiến lược phát triển văn học, nghệ thuật

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dự và phát biểu chỉ đạo Hội thảo

Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nêu rõ, văn học, nghệ thuật là lĩnh vực rất quan trọng của văn hóa, là nhu cầu thiết yếu, thể hiện khát vọng chân, thiện, mỹ của con người; là một trong những động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam. Trước đòi hỏi của thực tiễn, nhằm phát huy mạnh mẽ vai trò, sứ mệnh cao quý của văn học, nghệ thuật và đội ngũ văn nghệ sĩ, ngày 16/6/2008, Bộ Chính trị (khóa X) đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 23-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới. “Nghị quyết ra đời đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng; đáp ứng yêu cầu phát triển nền văn học, nghệ thuật nước nhà và nguyện vọng của đông đảo đội ngũ những người sáng tạo văn học, nghệ thuật”, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh.

Nhìn lại chặng đường 15 năm qua, với sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự cống hiến, tâm huyết, tài năng của đội ngũ văn nghệ sĩ cả nước, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương vui mừng nhận thấy, lĩnh vực văn học, nghệ thuật đã đạt được những kết quả tích cực. Các lĩnh vực, ngành nghệ thuật đều có những tác phẩm với chất lượng tốt, nội dung sáng tạo, phương thức biểu hiện có nhiều tìm tòi, đổi mới, đa dạng, hiện đại hơn. Công tác lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật từng bước khắc phục những hạn chế kéo dài, bám sát thực tiễn, góp phần phát hiện, khẳng định cái hay cái đẹp; đồng thời phê phán các khuynh hướng lệch lạc, sai trái trong đời sống văn nghệ. Tuy nhiên, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cũng chỉ rõ, cần thẳng thắn nhìn nhận, so với mục tiêu đề ra trong Nghị quyết, nền văn học, nghệ thuật Việt Nam đến nay đã và đang bộc lộ không ít hạn chế, bất cập. Trong bối cảnh tình hình mới đặt ra yêu cầu cấp thiết tiếp tục nghiên cứu, đổi mới tư duy, phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý nhằm tạo động lực và điều kiện thúc đẩy sự phát triển của văn học, nghệ thuật. Cùng với đó, tập trung đẩy mạnh thể chế hóa, cụ thể hóa đường lối, quan điểm của Đảng về văn học, nghệ thuật thành luật, cơ chế, chính sách và các quy định phù hợp thực tiễn; huy động nguồn lực để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hệ thống lý luận văn nghệ Việt Nam, tạo cơ sở xây dựng hệ giá trị văn học, nghệ thuật Việt Nam.

Hội thảo khoa học toàn quốc 2022: Tư vấn giúp Đảng và Nhà nước xây dựng chiến lược phát triển văn học, nghệ thuật đi đúng hướng
Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương nêu rõ, Hội thảo tập trung bám sát tinh thần, nội dung của Nghị quyết 23, nhất là phần mục tiêu, quan điểm, chủ trương, giải pháp để xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật nước nhà trong thời kỳ mới; đồng thời, liên hệ, minh chứng sinh động, sâu sắc tình hình thực hiện Nghị quyết 23 ở các ban, bộ, ngành, địa phương, đơn vị để “Tập trung mọi nguồn lực xây dựng nền văn học, nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng nhân cách con người Việt Nam đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng về chân, thiện, mỹ của các tầng lớp nhân dân; phục vụ có hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; góp phần xây dựng, phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ Việt Nam một cách toàn diện cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu loại hình, có tài năng, bản lĩnh, trách nhiệm. Thảo luận tại Hội thảo, trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng, nhận rõ những ưu điểm, kết quả, chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm, xác định nguyên nhân và bài học, các đại biểu đã đưa ra nhiều đề xuất quan trọng về thể chế, chính sách, pháp luật và các giải pháp cụ thể, khả thi để phát triển văn học, nghệ thuật trong tình hình mới. Nhiều ý kiến đề nghị, cần thống nhất quy chế phối hợp trong việc chỉ đạo, định hướng, quản lý, tổ chức hoạt động và xử lý các vấn đề nhạy cảm, quan trọng, phức tạp trong đời sống văn học, nghệ thuật hiện nay. Các bộ, ngành chức năng cũng cần tập trung đổi mới mạnh mẽ, toàn diện hơn, tạo bước đột phá trong công tác phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ làm công tác lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật.

Hội thảo khoa học toàn quốc 2022: Tư vấn giúp Đảng và Nhà nước xây dựng chiến lược phát triển văn học, nghệ thuật đi đúng hướng
Hội thảo khoa học toàn quốc 2022: Tư vấn giúp Đảng và Nhà nước xây dựng chiến lược phát triển văn học, nghệ thuật đi đúng hướng
Quang cảnh Hội thảo
Hội thảo khoa học toàn quốc 2022: Tư vấn giúp Đảng và Nhà nước xây dựng chiến lược phát triển văn học, nghệ thuật đi đúng hướng
TS Ngô Phương Lan, Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương

Đáng chú ý tại buổi tham luận là bài phát biểu của GS.TS Trần Thanh Hiệp - Trường đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, ông chỉ rõ: "Trong chiến lược phát triển của một ngành để có bao nhiêu phim Việt, có bao nhiêu màn ảnh, bao nhiêu hệ thống rạp chiếu hiện đại, người Việt được xem bao nhiêu phim một năm, Việt Nam cần có bao nhiều trường quay, bối cảnh hấp dẫn với các nhà làm phim trong nước và quốc tế bao giờ cũng đòi hỏi công sức, nỗ lực rất lớn. Dù vậy khó mấy thiết nghĩ vẫn có thể thực hiện được. Nhưng để có tầm văn hóa, có tiếng nói riêng, bản sắc riêng sâu sắc của một nền Điện ảnh Việt thì điều này đòi hỏi bản lĩnh văn hóa, tầm nhìn xa, động lực mạnh mẽ, ý thức dân tộc sâu sắc, tinh thần tự tôn dân tộc của những người tham gia vào tiến trình phát triển điện ảnh. Đây là một thách thức rất lớn. Cần thẳng thắn nhìn nhận rằng chúng ta chưa qua được thách thức này. Bên cạnh các phim thành công ở mức độ khác nhau của điện ảnh Việt Nam như Song lang, Cha cõng con, Hai Phượng, Ngày trở về, Truyền thuyết Quán Tiên, Mắt biếc, Cô Ba Sài Gòn, Bình minh đỏ, Đêm tối rực rỡ, Tro tàn rực rỡ… dòng chủ đạo của phim Việt vẫn là phim giải trí. Phim ma, phim kinh dị, phim xác sống, phim đề tài đồng tính, phim hành động… Dường như thế giới có loại phim nào thì chúng ta ít nhiều đều có loại phim đó, chỉ có điều nhiều phim chỉ mới dừng ở mức giải trí đơn thuần, thiếu chiều sâu nhân văn, thiếu bản sắc văn hóa Việt. Một số phim như sản phẩm của công nghệ lắp ráp,chứ không phải sản phẩm của công nghệ sáng tạo. Không khó để tìm ra những nhân vật mang tên Việt nhưng là sản phẩm vay mượn của phim nước ngoài hoặc nhân vật được nhập tịch không chính thức từ nước ngoài. Trong khi đó không dễ tìm ra một nhân vật điện ảnh có sức sống mạnh mẽ chứa đựng những giá trị mới từ màn ảnh Việt bước ra được với người xem, đối thoại và đồng hành được với người xem trong giai đoạn phát triển mới của đất nước. Để thực hiện được sứ mệnh góp phần xây dựng nhân cách con người Việt Nam, xây dựng hệ giá trị tinh thần của con người Việt Nam trong bối cảnh và giai đoạn phát triển mới điện ảnh Việt Nam chắc chắn còn rất nhiều điều phải làm.

Hội thảo khoa học toàn quốc 2022: Tư vấn giúp Đảng và Nhà nước xây dựng chiến lược phát triển văn học, nghệ thuật đi đúng hướng
GS.TS Trần Thanh Hiệp phát biểu đầy tâm huyết tại buổi Hội thảo

Lý luận phê bình được coi là phần tỉnh, phần tự nhận thức, một phần không thể tách rời trong tiến trình phát triển của một nền điện ảnh. Nhưng thực tế lý luận phê bình điện ảnh ở Việt Nam đang đứng trước nguy cơ ngày càng mất vai trò trong sự phát triển điện ảnh nếu như không có sự nhận thức lại trong bối cảnh mới và có sự thay đổi. Nhìn chung chưa bao giờ trường đại học Sân khấu Điện ảnh không tuyển đủ chỉ tiêu các thí sinh thi vào lĩnh vực điện ảnh truyền hình. Đấy là nhìn chung thôi. Có một thực tế dù có chỉ tiêu đào tạo nhưng nhiều năm nay hầu như không có thí sinh thi vào học chuyên ngành Lý luận Phê bình. Họ không chọn chuyên ngành này không phải do nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực Lý luận Phê bình đã dư thừa. Việc không có người theo học chuyên ngành Lý luận Phê bình nêu trên là một tín hiệu báo động đáng để suy nghĩ".

Cùng ý kiến với GS.TS Trần Thanh Hiệp, nhà biên kịch Đoàn Tuấn cho rằng: "Đã nhiều năm qua, giới phê bình điện ảnh ngày càng vắng bóng trên các diễn đàn. Trước đây, mỗi khi một bộ phim ra đời, công chúng, trước và sau khi xem phim, đều háo hức đón đọc những bài viết của các nhà phê bình phim. Dù khen hay chê, song những bài viết đó đều có ảnh hưởng nhất định đối với công chúng. Nhưng trong thời gian gần đây, khi điện ảnh nằm trong tay các nhà sản xuất, tiếng nói của giới phê bình dường như bị lãng quên. Hoặc nói một cách thẳng thắn rằng, những bài phê bình phim không còn cần thiết nữa. Thay vào đó, hệ thống quảng cáo, tiếp thị phim hoạt động rầm rộ. Và hệ thống này tạo ra tầm ảnh hưởng lớn gấp nhiều lần các bài phê bình phim".

Khi nói về thực trạng của điện ảnh Việt Nam, nhà biên kịch Đoàn Tuấn chỉ rõ: "Thực trạng của điện ảnh Việt Nam còn nhiều vấn đề. Việc làm phim nằm trong tay các nhà sản xuất không bao giờ tạo ra một bộ phim mang tinh thần Việt Nam. Tình trạng những người làm phim trẻ thiếu kiến thức điện ảnh, làm ra nhưng bộ phim ngây ngô, hời hợt. Tình trạng các nhà làm phim đua nhau bắt chước Hollywood, mua kịch bản nước ngoài chỉ dẫn đến ngõ cụt. Trong khi đó, công tác lý luận, phê bình không phát triển mà ngày càng lùi xa. Nếu chúng ta không có chiến lược phát triển đúng đắn, thị trường điện ảnh Việt Nam chỉ là sân chơi cho các ông lớn nước ngoài".

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương cho biết sau Hội thảo, Hội đồng sẽ lựa chọn các tham luận có chất lượng cao để biên tập, in Kỷ yếu. Đây là tài liệu tham khảo giá trị, hữu ích cho những người làm công tác quản lý văn hóa, văn nghệ các cấp, các ngành liên quan đến văn học, nghệ thuật, các nhà nghiên cứu lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật và đội ngũ văn nghệ sĩ.

Hội thảo khoa học toàn quốc nhìn lại 15 năm thực hiện Nghị quyết về phát triển văn học, nghệ thuật Hội thảo khoa học toàn quốc nhìn lại 15 năm thực hiện Nghị quyết về phát triển văn học, nghệ thuật
Hội thảo khoa học toàn quốc  về đổi mới đào tạo mỹ thuật Hội thảo khoa học toàn quốc về đổi mới đào tạo mỹ thuật

Hà Thu