'Megalopolis': Sự trở lại đầy ‘rủi ro’ của đạo diễn ‘Bố già’

(TGĐA) - "Bộ phim Megalopolis của Francis Ford Coppola chính xác là loại rủi ro mà Hollywood cần” – nhận định của Sam Wasson là tác giả cuốn “The Path to Paradise: A Francis Ford Coppola Story” (Con đường đến thiên đường: Câu chuyện về Francis Ford Coppola).

Đồi Hollywood cháy rụi sau thảm họa cháy rừng ở Los Angeles Đồi Hollywood cháy rụi sau thảm họa cháy rừng ở Los Angeles
Bom tấn Hollywood nào đáng chờ đợi trong năm 2025? Bom tấn Hollywood nào đáng chờ đợi trong năm 2025?

Đi theo con đường riêng của mình và không bao giờ bỏ cuộc

“Đến giờ, bạn có thể đã nghe về việc đạo diễn Francis Ford Coppola đã chi (một số người cho là “ngu ngốc”) hơn 120 triệu USD tiền riêng của mình để sản xuất bộ phim Megalopolis, câu chuyện ngụ ngôn về một thế giới lý tưởng trong tương lai.

Ý tưởng được thực hiện trong bốn thập niên và cuối cùng đã ra rạp. Không ai dám kỳ vọng ván bài lớn này sẽ thu hồi được khoản đầu tư của ông, ít nhất là trong thời gian chiếu rạp; và có thể là…không bao giờ! Bạn cũng sẽ nghĩ rằng Coppola đang rất lo lắng về triển vọng u ám đó, nhưng tôi đã dành rất nhiều thời gian để nói chuyện với ông về phim ảnh, lịch sử loài người và, thành thật mà nói, về cách biến thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn, và tôi có thể đảm bảo với bạn, ông ấy không hề lo lắng gì cả! Đó là vì ông không làm Megalopolis (cũng giống như ông làm Apocalypse Now, The Conversation, One From the Heart hay Rumble Fish) để kiếm tiền” – Wasson viết. Coppola trước hết là một nghệ sĩ. Ngay cả khi mới bắt đầu sự nghiệp, trước khi có một đồng USD để chi tiêu, quan điểm của ông rất đơn giản: không thể không chi tiền cho phim ảnh nếu đam mê nó.

Megalopolis – Sự trở lại đầy ‘rủi ro’ của đạo diễn ‘Bố già’
Francis Ford Coppola

Đây là một khái niệm đa số khán giả ở Mỹ bị dẫn dắt sai lầm bởi một nền báo chí giải trí ám ảnh với doanh thu phòng vé, về nạn tham nhũng của Hollywood (và cả sự trỗi dậy hay sụp đổ khó hiểu của những nhân vật vĩ đại). Bạn có thể không nhớ cách đưa tin của báo chí trước ngày phát hành Apocalypse Now vào năm 1979 (được gọi một cách vui vẻ là “phong trào Coppola's Folly”) với sự hả hê chờ Coppola thất bại. Đáp lại, Coppola lưu ý: “Không ai chỉ trích Hollywood vì đã chi hàng triệu USD (thậm chí hàng triệu USD) cho một bộ phim gọi là bom tấn như Superman II mà lại nhắm vào phim của tôi!”. Ngay lập tức, báo chí mô tả ông là “một kẻ tự cao tự đại, một kẻ điên trong rừng rậm!”.

Nhưng Apocalypse Now đã thay Coppola cho câu trả lời. Bộ phim tạo ra lợi nhuận tuyệt vời, và cho dù không làm được như thế, nó vẫn sẽ là một kiệt tác. Metropolis phát hành năm 1927 (có ảnh hưởng rõ ràng đến Megalopolis) không chỉ tốn kém mà “cực kỳ tốn kém”. Nhà phát hành tại Mỹ phải biên tập lại sau buổi chiếu thăm dò được chào đón bằng nhiều bài đánh giá chế giễu. Tuy nhiên, gần một thế kỷ sau, bộ phim vẫn tồn tại như một “cột mốc” của điện ảnh. Nhìn theo góc độ kinh phí và sự tự tin kiên định, Coppola là một trong những nhân vật dũng cảm nhất của điện ảnh Mỹ.

Megalopolis – Sự trở lại đầy ‘rủi ro’ của đạo diễn ‘Bố già’

Ông sẵn sàng mạo hiểm không chỉ tài sản của mình mà còn cả sự thoải mái nghệ thuật và chấp nhận hy sinh vòng nguyệt quế dễ dàng có được nếu ông chấp nhận chơi theo kiểu cũ. Tất cả chỉ vì mục đích “muốn tạo ra thứ gì đó mới và khác lạ, những thứ mà bạn không nghe thấy nhiều trong ngành điện ảnh Mỹ”. “Hay, dở, tùy khán giả quyết định; nhưng tạo ra “sự khác biệt” là quyền của tôi” – ông nhấn mạnh. Mỗi thế hệ người xem phim đều phàn nàn Hollywood đang hấp hối về mặt sáng tạo hoặc đã chết và bị bế tắc trong những “nhàm chán cũ”. Thế hệ sau luôn đúng hơn thế hệ trước nhưng tiên lượng hiện tại về tương lai phim ảnh có vẻ đặc biệt ảm đạm: Các rạp chiếu phim đang lao dốc không phanh; người lớn phải cố tìm hiểu tại sao các bộ phim kinh dị lại thống trị phim độc lập có giá trị; và cả hai phải cạnh tranh khốc liệt với những đối thủ phát trực tuyến rất phổ quát và mạnh mẽ như Netflix. Thách thức càng thêm lý do để tôn vinh một người “dám nghĩ dám làm” như Coppola, “vì cả những gì ông đã tạo ra lẫn những gì ông đại diện”. Dưới biểu ngữ của hãng phim mới thành lập American Zoetrope, Coppola luôn ủng hộ tầm nhìn: chính trị, công nghệ, nghệ thuật, công nghiệp. Ông không chỉ làm ra “những bộ phim mơ mộng” mà còn làm theo cách riêng của mình.

Megalopolis – Sự trở lại đầy ‘rủi ro’ của đạo diễn ‘Bố già’
Adam Driver và Nathalie Emmanuel trong một cảnh phim Megalopolis của Francis Ford Coppola

Với tư cách là nhà sản xuất, ông đã tạo điều kiện cho những người khác và ưu tiên cho các thử nghiệm và hợp tác. Đúng vậy, cam kết này đã khiến ông phá sản trong quá khứ nhưng nó không thể ngăn cản ông tiếp tục con đường đã vạch ra. Để Hollywood tồn tại như một ngành kinh doanh phim ảnh, các đạo diễn và nhà sản xuất phải học hỏi từ Coppola và dám chấp nhận rủi ro. Mức độ rủi ro chính xác tùy thuộc vào từng cá nhân, nhưng nếu Hollywood tiếp tục nghĩ rằng khán giả không có trí tưởng tượng, họ sẽ để mất số khán giả này.

Hollywood không thể cạnh tranh với YouTube và TikTok về lượng người xem bằng cách quay lưng lại với những gì đã tạo ra sự khác biệt của mình: mang đến cho khán giả các trải nghiệm mới mẻ trong điện ảnh. Khoản chi cá nhân của Coppola cho Megalopolis là cần thiết để theo đuổi điều gì đó “mới mẻ” và “khác biệt”, hai yếu tố rất cần cho sự phát triển bền vững của Hollywood, dù nó gần như không còn tồn tại nữa. Những tác động tàn khốc do sự biến mất của “khác biệt” là điều hiển nhiên đối với bất kỳ ai nhận thấy các kịch bản gốc như kịch bản cho Megalopolis đang hiếm dần.

Megalopolis và quyết tâm của Liongate

Coppola được xem là “Ngọn núi Rushmore của Hollywood”. Và quả thật ông đã thành công. Copplla đoạt sáu giải Oscar, lần đầu tiên giành giải cho kịch bản Patton (1970) và một lần giành ba giải cho kịch bản, đạo diễn và sản xuất cua Godfather 3 (1974). Hy vọng Megalopolis (được làm nhờ tiền bán một phần điền trang rượu vang của mình) sẽ có được kết quả tương tự Apocalypse Now (tốn 145 triệu USD để sản xuất và thu về 500 triệu USD trên toàn thế giới và phim vẫn tạo ra doanh thu đáng kể từ video gia đình) là có cơ sở. Ngành kinh doanh phim ảnh đã thay đổi đáng kể kể từ thời kỳ hoàng kim của Coppola, hoặc thậm chí kể từ thập niên 1990, khi ông có một bộ phim ăn khách cuối cùng tại các rạp chiếu phim. Dracula của Bram Stoker (199) do ông đạo diễn và phát hành tốn khoảng 90 triệu USD thực hiện và thu về 500 triệu USD) Vào thời điểm đó, các nhà tiếp thị của hãng phim có thể tạo ra kết quả đáng nể ngay trong tuần chiếu mở màn cho hầu hết mọi bộ phim (bất chấp hay, dở) bằng cách chạy đoạn giới thiệu và ném bom thảm đỏ vào chương trình phát sóng tối thứ Năm của kênh NBC để quảng cáo cho nó. Bây giờ, trong thời đại phát trực tuyến, không còn giới hạn nào nữa: Không có chiêu trò tiếp thị nào có thể thuyết phục mọi người, bộ phim gốc nào đáng để tốn công đến rạp và bỏ tiền mua vé. Chỉ cần nhìn vào thành tích của Lionsgate tại phòng vé.

Bốn bộ phim liên tiếp trìmh chiếu trong Quí 3/2024 đã chết yểu ngay khi ra mắt. (Lionsgate thường giảm nhẹ rủi ro tài chính bằng cách bán bản quyền ở nước ngoài). Cũng đã qua rồi những ngày một bộ phim có thể “mở màn” với kết quả tệ nhưng từ từ tích lũy doanh thu đáng kể trong nhiều tuần và nhiều tháng để bù lại. Đơn giản là có quá nhiều sự cạnh tranh về thời gian giải trí không còn nhiều của các cá nhân và gia đình, đặc biệt là từ các dịch vụ phát trực tuyến.

Megalopolis – Sự trở lại đầy ‘rủi ro’ của đạo diễn ‘Bố già’

Đây là phim hài hay phim chính kịch? Nhưng người tiêu dùng hiện nay muốn có ý tưởng rõ ràng hơn về những gì họ sẽ nhận được. Những đánh giá tích cực có thể giúp ích, nhưng chỉ ở một mức độ nào đó. Megalopolis cũng không thể thay đổi được. Đó là một câu chuyện ngụ ngôn khoa học viễn tưởng, phản địa đàng chuyển sang châm biếm, mơ mộng, bí ẩn, lãng mạn và hài kịch. Adam Driver vào vai một kiến ​​trúc sư có tầm nhìn xa, quyết tâm xây dựng lại một thành phố đang xuống cấp có tên là New Rome thành một thế giới lý tưởng.

Giancarlo Esposito là thị trưởng của thành phố. Jon Voight vào vai một gã hề giàu có với phong cách ứng xử của cựu tổng thống Donald Trump. Shia LaBeouf dành phần lớn thời lượng phim để hóa trang. Nhân vật của Aubrey Plaza là một phóng viên truyền hình điên loạn có tên Wow Platinum nhưng được biết đến với cái tên Money Bunny. Các bài đánh giá rất khác nhau, một số nhà phê bình hoan nghênh tham vọng và sự sáng tạo kỳ quặc của Coppola, trong khi những người khác lại chỉ trích sự trở lại của ông với rạp chiếu phim là không gì khác ngoài bi kịch: cảnh tượng ghê rợn của một vị thần làm phim đã tự thiêu trong thời hoàng hôn của mình. Để chứng minh các nhà phê bình không phải lúc nào cũng đúng khi nói đến phim của Coppola, Liongate đã phát hành một đoạn giới thiệu trích dẫn những đoạn trích tiêu cực từ các bài đánh giá cho The GodfatherApocalypse Now.

Đồi Hollywood cháy rụi sau thảm họa cháy rừng ở Los Angeles Đồi Hollywood cháy rụi sau thảm họa cháy rừng ở Los Angeles
Bom tấn Hollywood nào đáng chờ đợi trong năm 2025? Bom tấn Hollywood nào đáng chờ đợi trong năm 2025?

Lê Tây Sơn