(TGĐA) - Làm phim với động vật là nỗi ám ảnh với nhiều nhà làm phim và Gà hẳn nhiên là loài vật đầu tiên bị loại khỏi danh sách ngay từ khi những nhà biên kịch lên ý tưởng bịch bản. Bởi Gà thì làm sao mà diễn xuất được. Tuy nhiên, điều này chỉ giới hạn phạm vi ngoài… phim hoạt hình. Biến những thứ không thể thành có thể, Phi đội Gà bay (Chicken Run) và Giải cứu Gà tây (Free Birds) đã mang những chú gà gắn liền với lịch sử điện ảnh. Và năm Gà, đừng quên hai phim về Gà này bạn nhé!
"Your name – Tên cậu là gì?": Cùng du lịch đến đất nước hoa anh đào | |
Hayao Miyazaki: Sáng tạo những bộ phim từ những giấc mơ | |
Moana: Linh hồn biển cả |
Phi đội Gà bay: Bộ phim làm thay đổi giải Oscar!
Bỏ ra có 45 triệu USD, Phi đội gà bay do hãng Aardman Animations sản xuất, DreamWork phát hành năm 2000 đã thu về 224 triệu USD, đứng thứ 59 trong top 100 phim hoạt hình hay nhất thế giới. Khán giả “cuồng” bộ phim kiểu đất nặn được làm bằng công nghệ Stop Motion – 3D này còn vận động nhau tạo nên một làn sóng ủng hộ bộ phim đoạt giải Oscar cùng năm đó. Sức ép lớn đến nỗi, năm sau, Oscar buộc phải thay đổi khung giải, thêm một hạng mục mới cho Phim truyện hoạt hình. Chưa hết, sự lạc quan về cả doanh thu lẫn nghệ thuật của Phi đội gà bay còn khiến DreamWork tự tin cho ra mắt DreamWork Animation ngay sau đó và là cảm hứng cho một loạt phim hoạt hình tiếp theo sử dụng công nghệ làm phim Stop Motion – 3D, phá vỡ thế độc tôn của hãng Disney cũng như cách làm phim chủ yếu dùng hiệu ứng vẽ trên máy tính thời điểm này.
Phi đội gà bay lấy bối cảnh trại gà ấp trứng của vợ chồng bà Twenndy ở Yorkshire, nước Anh năm 1959. Đa số các mợ gà mái yên phận với công việc đẻ trứng thì Ginger – cô gà mái cứng đầu lại luôn tìm cách trốn thoát dù nhiều lần thất bại. Câu chuyện bắt đầu khi Ginger nghe lén được bà Tweendy không hài lòng với cách kiếm tiền hiện tại và muốn thay đổi mô hình, vỗ béo đàn gà để làm thịt, cung cấp cho một nhà máy làm nhân bánh. Và khi âm mưu kinh hoàng được phát hiện thì cũng là lúc “cứu tinh” của đàn gà xuất hiện – Rocky – một “gã lang thang và cô độc đến từ Mỹ” như giới thiệu xuất hiện. Tin rằng gà mái cũng có thể bay nếu được luyện tập và dành trọn hy vọng vào cứu tinh ông trời vừa ban tặng, Ginger cùng Rocky lên kế hoạch cho một cuộc đào thoát ngoạn mục mang tên “phi đội gà bay”…
Thời điểm đó, Disney đang thống trị phim hoạt hình, Dinosaur và The Emperor’s New Groove cùng ra mắt năm 2000 gây được sự chú ý nhiều hơn là một hãng phim nhỏ như Aardman Animations – hãng phim mới chỉ gây ấn tượng với nhiều phim hoạt hình ngắn trước đó. Và dù gắn mác 3D nhưng kỹ thuật Stop Motion đã không còn ưa chuộng và theo xu thế dù chính Walt Disney đã từng làm thành công với The Nightmare Before Christmas năm 1993. Tuy nhiên, với sự kỳ công cùng sự sáng tạo của mình, cặp đạo diễn Peter Lord và Nick Park đã làm mới thể loại tưởng như cũ, kỳ công với 118.080 cảnh chỉnh tay cho 84 phút phim để cuối cùng, đánh bại hai “ông lớn” của Disney, tạo nên một loạt cú hích như đã kể trên. Để quay bộ phim này, Peter Lord và Nick Park đã tạo ra toàn bộ bối cảnh cũng như nhân vật sống động bằng mô hình thật. Mỗi nhân vật đều được làm thành 2 mẫu: một mẫu quay toàn cảnh và mẫu quay cận cảnh. Mỗi nhân vật ngoài được tạo hình đúng cá tính thì còn có “sơ cua” hàng chục cái mỏ - để khớp với từng phát âm của nhân vật...
Ít ai biết rằng, Phi đội gà bay tưởng như lấy cảm hứng từ hai cuộc vượt ngục kinh điển là Cuộc đào thoát vĩ đại (The Great Escape) và Trại giam số 17 (Stalag 17) nhưng thực ra phần lớn là từ trải nghiệm ấu thơ của đạo diễn Nick Park. Trong nhiều bài phỏng vấn, Nick Park đều nhắc về tuổi thơ của mình với trang trại gà của gia đình, đặc biệt có hai chú gà nuôi làm cảnh, gần như là bạn ông, là Ginger và Rocky – chính là tên hai nhân vật chính trong phim. Chưa hết, khi lớn lên, ông còn làm thêm ở một nhà máy chế biến thịt gà, đảm nhiệm nhiệm vụ đóng gói. Chính những trải nghiệm này đã tạo nên một Phi đội gà bay chân thực và cực thú vị với những ai theo dõi.
Giải cứu Gà tây: Cuộc đào thoát lịch sử!
Nâng tầm cuộc đào thoát lên một tầm cao mới, Giải cứu Gà tây không chỉ gói gọn trong một trại gà mà Jake và Reggie đã có chuyến phiêu lưu “xuyên không” ngược dòng lịch sử giải thoát đời đời kiếp kiếp giống loài Gà tây ra khỏi thực đơn trong ngày Lễ tạ ơn.
Giải cứu Gà tây được hai biên kịch David I. Stern và John J. Strauss lên ý tưởng từ năm 2009, bấm máy năm 2011 với số tiền đầu tư là 55 triệu USD. Đây cũng là bộ phim đầu tiên của Reel FX Creative Studios, được giao cho Jimmy Hayward đạo diễn, phát hành tháng 11/ 2013. Câu chuyện được bắt đầu từ trang trại Gà tây, nơi đám gà sống trong no đủ, được vỗ béo và huyễn hoặc về một sự tận hiến trong ngày Lễ tạ ơn. Reggie – chú gà tây duy nhất cho rằng mình thông minh, cười vào mũi đám gà còn lại và bị xa lánh, cho rằng lập dị, bị âm mưu đẩy ra làm vật hiến tế đầu tiên trong ngày Lễ tạ ơn.
Giải cứu Gà tây đoạt doanh thu khá khiêm tốn với 110 triệu USD. Ngoài ra, phim còn bị các nhà phê bình chê nhiều hơn khen. Tạo hình nhân vật không đặc sắc, nhạc phim quá đơn điệu, không nhiều hài hước và chuyện cặp đôi béo – gầy với tính cách trái ngược gây hài đã quá nhàm chán… Tuy nhiên, trên các diễn đàn phim của khán giả thì sự phản hồi lại khá tốt, hầu hết đều khuyên nên cho trẻ nhỏ đi xem, đây là một phim nên dành cho cả gia đình…May mắn cho Reggie, đúng chuyến ghé thăm của Tổng thống Mỹ và Reggie được đặc cách thành “chú gà tây được xá tội”. Nghiễm nhiên, Reggie thoát khỏi việc “hiến tế”, sống cùng Tổng thống, ngày ngày chỉ biết ăn pizza và xem phim truyền hình giết thời giờ. Mọi việc thay đổi khi Jake – “Thủ lĩnh của mặt trận giải phóng Gà tây” – người tin theo lời “gà tây vĩ đại” đi tìm “người được xá tội” để thực hiện một cú áp phe lịch sử cho giống loài: quay ngược thời gian về năm 1621, trước Lễ tạ ơn để xóa món Gà tây ra khỏi thực đơn ngày lễ, tìm tới. Jake đã ép Reggie dùng cỗ máy thời gian của tổng thống để thực hiện nhiệm vụ của mình. Và ở năm 1621, cả hai đã có một chuyến phiêu lưu nhớ đời cũng như tìm được câu trả lời cho mục đích sống của cuộc đời…
|
Và nếu đã review thế, trong số ít phim về Gà trên thế giới, bạn có nghĩ mình sẽ xem lại cùng gia đình trong dịp Tết Đinh Dậu này!?
Xin gợi ý bạn 2 tựa phim về Gà nữa. Một là Chú gà siêu quậy (Chicken Little, 2005) của Walt Disney kể về một chú gà nhỏ, bị một quả sồi rơi trúng đầu mà tưởng đó một mảnh vỡ của bầu trời rơi xuống. Sự việc khiến mọi người cười nhạo bêu riếu cậu. Quá xấu hổ, gà con đã thực hiện chuyến phiêu lưu để tìm cách gỡ lại danh dự cho mình. Bộ phim đoạt doanh thu khá tốt với 314 triệu USD trên toàn cầu.
Thứ 2 là Leafie, cô gà mái thích phiêu lưu (Leafie, a hen into the wild) của Hàn Quốc, công chiếu hè năm 2011, kể về cuộc phiêu lưu vào thế giới tự nhiên hoang dã của cô gà Leafie sau khi trốn thoát khỏi trại gà. Đây là bộ phim hoạt hình đầu tiên của Hàn Quốc thu hút đến 2,2 triệu lượt người xem, một con số kỉ lục.
|
Hayao Miyazaki: Sáng tạo những bộ phim từ những giấc mơ (TGĐA) - Hayao Miyazaki là đạo diễn nổi tiếng của điện ảnh Nhật Bản. Cuộc ... |
Đạo diễn Hayao Miyazaki Hints trở lại với phim truyện (TGĐA) - Miyazaki nói ông sẽ thực hiện bộ phim truyện "Boro The Caterpillar" (Tiếng ... |
Moana: Linh hồn biển cả (TGĐA) - Moana là một trong hai dự án phim hoạt hình mà Walt Disney Animation ... |
Andrew Stanton: "Mọi con đường rộng mở, nếu bạn kiên nhẫn và có tài" (TGĐA) - Khác với các đạo diễn phim truyện, tên tuổi của các nhà làm ... |
Quỳnh Hoa