Nhà báo – đạo diễn Thanh Hiệp xúc động khi gặp lại NSND Đinh Bằng Phi

(TGĐA) - Ban Lý luận phê bình - CLB Phóng viên sân khấu (Hội sân khấu TP.HCM) đã tổ chức triển lãm ảnh và tọa đàm chuyên đề NSND Đinh Bằng Phi - Một đời theo hát bội tại 5B Võ Văn Tần, phường 6, quận 3, TP.HCM. Nhà báo – đạo diễn Thanh Hiệp – người thực hiện hoạt động văn hóa này đã trải lòng về những sự kiện nghệ thuật mà Ban lý luận phê bình Hội sân khấu TP.HCM đã triển khai.

nha bao dao dien thanh hiep xuc dong khi gap lai nsnd dinh bang phi Đạo diễn Thanh Hiệp trăn trở về chất lượng lý luận phê bình sân khấu
nha bao dao dien thanh hiep xuc dong khi gap lai nsnd dinh bang phi Chương trình kỷ niệm 99 ngày sinh của cố GSTS Trần Văn Khê: Ấm áp tình nghệ sĩ

Với chức danh Trưởng ban Lý luận phê bình của Hội sân khấu TP.HCM, lại nằm trong danh sách Ban thường vụ của Hội, anh đã hoạch định những hoạt động văn hóa, nghệ thuật đi vào chiều sâu của công tác Lý luận phê bình như thế nào?

Tôi có được sự đồng thuận cao từ các đồng nghiệp hiện là thành viên của CLB Phóng viên sân khấu thuộc Ban Lý luận phê bình. Qua những cuộc họp định kỳ hàng tháng chúng tôi đã trao đổi, thảo luận, tìm hướng đi cho những hoạt động bổ sung hữu ích cho nghề nghiệp, nhất là nâng cao vai trò Lý luận phê bình sân khấu hiện nay. Để đi vào chiều sâu của công tác Lý luận phê bình, hàng tháng chúng tôi tổ chức những buổi sinh hoạt chuyên đề, để các nhà tổ chức, đạo diễn cùng trao đổi, tranh luận với các nhà báo, khán giả về một vở diễn đang tạo sức hút hoặc một vấn đề sân khấu đang gây sự tranh cãi.

nha bao dao dien thanh hiep xuc dong khi gap lai nsnd dinh bang phi

Vừa qua, chuyên đề đầu tiên về vở Kỳ án xứ mặt trời dưới sự chủ tọa của đạo diễn NSND Trần Ngọc Giàu – Chủ tịch Hội sân khấu TP.HCM và tác giả Vương Huyền Cơ, đạo diễn Chánh Trực, NSƯT Mỹ Uyên – Giám đốc Nhà hát kịch Sân khấu nhỏ TP.HCM đã tạo hiệu ứng tích cực. Từ đó, đúc kết lý luận khá chặt chẽ về một tác phẩm sân khấu đi vào đời sống đương đại, phản ảnh những vấn đề thời sự, mà trọng tâm là lên án tham nhũng.

Trên thực tế, đời sống Lý luận phê bình sân khấu thời gian gần đây có chiều hướng bất ổn. Để thu ngắn khoảng cách này theo anh cần có giải pháp gì?

Thực trạng Lý luận phê bình sân khấu trên các phương tiện thông tin đại chúng đúng là đang có nhiều điều bất ổn. Nhiều ý kiến của các nghệ sĩ tâm huyết với nghề, các nhà nghiên cứu sân khấu đã cảnh báo về thực trạng này. Nhận định về đời sống sân khấu thì ai cũng thấy, cũng nói được, nhưng để viết và phân tích thấu đáu, có tính lý luận để chỉ ra muôn vàn nguyên nhân dẫn đến thành công, thất bại của một tác phẩm sân khấu thì không ai viết. Nhiều bài báo chỉ dừng lại ở việc khen chê chung chung. Cũng có ý kiến cho rằng phải có một trang web về Lý luận phê bình mới có “đủ đất” đăng tải những bài mang tính lý luận và có nơi để người làm nghề phản biện.

nha bao dao dien thanh hiep xuc dong khi gap lai nsnd dinh bang phi

Ban Lý luận phê bình Hội sân khấu TP.HCM cũng đã nghĩ đến vấn đề này. Theo tôi, sở dĩ lĩnh vực này càng ngày càng yếu, bởi nguyên nhân sâu xa chính là chúng ta đang thiếu một môi trường hoạt động, một không khí tiếp nhận phê bình tốt. Những người được trang bị kiến thức Lý luận giỏi như thế hệ anh chị: Cát Vũ, Huỳnh Thanh Diệu, Nguyễn Chương, Trần Nhật Vy, Việt Nga, Việt Hà, Trần Bạch Tuyết… rất khó tìm cách bổ sung cập nhật thêm kiến thức, bởi ngay trường Ðại học Sân khấu điện ảnh TP.HCM còn chưa có được bộ giáo trình chuẩn cho chuyên ngành này. Lịch sử hình thành và phát triển sân khấu Việt Nam mới chỉ có hai cuốn sách lý luận là Hý trường phả lục của Lương Thế Vinh và Hý trường tùy bút của Ðào Tấn.

Những người làm nghề, học lý luận chỉ có thể tự trang bị kiến thức bằng một số sách nghiên cứu của các bậc nghệ sĩ lão thành của sân khấu truyền thống như: Hoàng Châu Ký, Mịch Quang, Hà Văn Cầu, Tất Thắng... và hầu hết đều đi chuyên sâu nghiên cứu về tuồng, chèo, còn cải lương, kịch nói, múa rối, xiếc, ảo thuật thì rất ít. Tôi được biết, PGS Tất Thắng đã dịch cuốn Lý luận kịch từ Arixtot đến Lesin và hai cuốn Lịch sử lý luận kịch tiếp theo, ông đã đầu tư khoảng thời gian không nhỏ nhưng hiện vẫn chưa in được.

nha bao dao dien thanh hiep xuc dong khi gap lai nsnd dinh bang phi

Giải pháp hiện nay của Ban chính là qua từng cuộc tọa đàm mang tính chất nghề nghiệp, đi vào “bếp núc” của chuyện làm vở, để qua đó nâng dần tính lý luận trong mỗi bài báo mà chúng tôi viết. Phê bình sân khấu là chuyện bình thường trong sự phát triển chung, nhưng hiện nay sự tiếp nhận phê bình lại không mấy cởi mở. Nên những buổi thảo luận thẳng thắn được tổ chức tại Hội sân khấu TP.HCM sẽ góp phần tạo nên sự chuẩn mực, để người viết không dựa vào xúc cảm tự nhiên, dẫn đến những dư luận do sự phê bình không chính xác.

Thực tế sân khấu hiện đang chia thành hai khu vực hoạt động chính: Khu vực của khối công lập và khu vực xã hội hóa. Cả hai khu vực này đang tồn tại những vấn đề cần chấn chỉnh. Theo anh điều gì là trọng tâm?

Sân khấu công lập luôn là sự thưa vắng khán giả, làm nghề theo tư duy bao cấp, nghĩa là cung cấp những gì mình thích chứ không phải làm vì khán giả thích, nên ế hoặc chỉ diễn vài suất rồi cất kho. Khu vực xã hội hóa thì yếu tố nghệ thuật đang đôi lúc bị xem nhẹ, nếu không có sự trợ giá, là bà đỡ thì khó có tác phẩm đỉnh cao. Như tác phẩm nhạc kịch Thuần Việt Tiên Nga của sân khấu IDECAF, theo ông bầu Huỳnh Anh Tuấn thì dù có tài trợ vẫn lỗ gần 2 tỷ đồng sau 5 đợt tái diễn. Cả hai khu vực này, theo cách thức nào đó, đều dường như không cần nhiều đến những nhận định chuyên môn bởi họ quá hiểu mình đang làm gì, đạt đến mức độ thành công nào, chưa kể hiện nay trang mạng xã hội đều có những bài viết của khán giả, họ khen chê chính xác trên trang cá nhân và nghệ sĩ cũng dễ dàng tương tác, phản biện. Chính vì thế, người viết phê bình phải tinh tế và chứng tỏ sự tồn tại của từng bài viết tạo được lan tỏa đối với cộng đồng.

nha bao dao dien thanh hiep xuc dong khi gap lai nsnd dinh bang phi

Để chấn chỉnh sự lệch nhịp giữa sân khấu và truyền thông cần những chuyên đề như tôi đã nói, từng bước để khán giả được tham dự, được nêu ra những giải pháp, đó cũng là một cách giúp sân khấu vượt qua khó khăn và nghệ sĩ lắng nghe ý kiến khán giả một cách chân thành. Nhất là đội ngũ Lý luận phê bình tiếp cận những vấn đề phía sau vở diễn để viết cho chuẩn xác. Lâu nay chỉ là dựa vào bề nổi mà nhận định, còn đi vào đời sống sân khấu, vở diễn có sự tương tác với công chúng thì gần như bỏ mặc. Cụ thể qua chuyên đề về vở Kỳ án xứ mặt trời, người viết hiểu hơn về quá trình đầu tư sáng tạo, vì vở diễn này đã được dàn dựng mới với phiên bản hoàn toàn khác trên sân khấu hình hộp. Vở này được diễn tại sân khấu nhỏ, lấy khán phòng làm sàn diễn, đã có những hiệu quả nghệ thuật thành công.

Ban Lý luận phê bình của Hội sân khấu TP.HCM chuẩn bị tổ chức chương trình tọa đàm theo sự chỉ đạo của Liên hiệp các Hội văn hóa nghệ thuật TP.HCM, với chủ đề Đạo diễn và hình thức dàn dựng sân khấu hiện nay vào sáng 4/12/20 tại 5B Võ Văn Tần, phường 6, quận 3, TP.HCM. Sau đó chúng tôi sẽ in sách, quảng bá những vấn đề Lý luận được đúc kết từ tọa đàm này và quyển sách chào mừng 40 năm ngày thành lập Hội sân khấu TP.HCM.

Sau hai cuộc triển lãm ảnh Sắc màu sân khấuNSND Bảy Nam – Người mẹ trên sân khấu kịch miền Nam, ban Lý luận phê bình vừa tổ chức thành công triển lãm và tọa đàm về NSND Đinh Bằng Phi. Anh có thể nói cảm xúc của mình?

Tôi xúc động khi nhìn thấy người nhà đẩy xe lăn đưa NSND Đinh Bằng Phi đến tham dự. Ông năm nay đã 84 tuổi, hai năm nay, NSND Đinh Bằng Phi lâm trọng bệnh nhưng vẫn luôn đau đáu với nghệ thuật hát bội. Nguyện vọng cuối đời của ông là xây dựng một phòng trưng bày những hình ảnh, tư liệu mà ông đã sưu tầm, lưu giữ suốt cả cuộc đời cống hiến cho nghệ thuật hát bội, trong đó có rất nhiều băng hình quý ghi lại những lớp diễn của các bậc nghệ nhân lão thành nay đã ra người thiên cổ. Sau khi triển lãm kết thúc (tháng 1/2021), toàn bộ hình ảnh sẽ được Ban Lý luận phê bình - CLB Phóng viên sân khấu trao tặng gia đình NSND Đinh Bằng Phi để đưa vào Không gian triển lãm cá nhân của ông tại nhà riêng.

nha bao dao dien thanh hiep xuc dong khi gap lai nsnd dinh bang phi

Triển lãm trưng bày hơn 100 tấm ảnh ghi lại quá trình hoạt động từ một nhà giáo đến một tác giả, nhà nghiên cứu và nghệ sĩ hát bội trong 65 năm qua của NSND Đinh Bằng Phi. Nhờ đâu anh có được những bức ảnh quý này?

Tôi có may mắn được sát cánh cùng ông. Được đi nhiều nơi với ông, nên tác nghiệp, chụp ảnh, lưu lại nhiều bức ảnh quý. Bên cạnh đó, gia đình đã cung cấp thêm một số ảnh tư liệu lúc ông còn trẻ và ảnh của gia đình. Đông đảo các văn nghệ sĩ nổi tiếng như: NSND Kim Cương, NSND Trần Ngọc Giàu (Chủ tịch Hội sân khấu TP.HCM), NSƯT Ca Lê Hồng, NSƯT Ngọc Khanh, NSƯT Hữu Danh, NSƯT Linh Hiền, NSƯT Mỹ Uyên, NSƯT Trịnh Kim Chi, NSND Trần Minh Ngọc, tác giả Trương Huyền… và các thế hệ học trò đã đến dự triển lãm và chia sẻ nhiều cảm xúc khi xem triển lãm.

nha bao dao dien thanh hiep xuc dong khi gap lai nsnd dinh bang phi

Có thể nói, sau NSND Năm Đồ và NSND Thành Tôn, NSND Đinh Bằng Phi là cái tên thứ ba trong làng hát bội TP.HCM được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”. Nhắc đến ông nghĩa là nhắc đến “pho từ điển sống” của nghệ thuật hát bội với nhiều vai trò: tác giả, đạo diễn, diễn viên, cố vấn nghệ thuật, nhà nghiên cứu, nhà diễn thuyết… Và ít ai biết rằng Đinh Bằng Phi vốn là “người ngoại đạo”, là một nhà giáo trước khi gắn bó với nghệ thuật hát bội. Cốt cách của một nhà giáo làm nghệ thuật, đã thấm đẫm trong ký ức của nhiều thế hệ học trò, nên tôi xúc động lắm khi nghĩ về buổi khai mạc triển lãm và tọa đàm hôm đó.

Sắp tới, ban Lý luận phê bình Hội sân khấu TP.HCM sẽ tiếp tục tổ chức cuộc triển lãm nào?

Chúng tôi đang ôm ấp nhiều dự án, từ sự góp ý kiến của CLB Phóng viên sân khấu, các chuyên đề về chuyện “bếp núc” vở diễn sẽ được tổ chức với sự tham gia của các nghệ sĩ, tác giả, đạo diễn ở các sân khấu: Nhà hát kịch TP.HCM, Nhà hát nghệ thuật hát bội TP.HCM, Nhà hát nghệ thuật Phương Nam, sân khấu kịch IDECAF, Sân khấu kịch Hồng Vân, Sân khấu Hoàng Thái Thanh, Nhà hát Thế giới trẻ, Sân khấu Sài Gòn Phẵng, Sân khấu Hồng Hạc… và các cuộc triển lãm với chủ đề: Những ông bà bầu sân khấu xưa và nay; Kép độc Hùng Minh; Tác giả - tác phẩm: NSND Trần Minh Ngọc; Đào võ – NSƯT Diệu Hiền; Giọng ca lụa trải, nhung căng – NSND Ngọc Giàu; Giọng ca chuông ngân – NSND Lệ Thủy; NSND Thanh Tòng – Một đời với cải lương tuồng cổ

Cảm ơn cuộc trò chuyện và chúc ban Lý luận phê bình Hội sân khấu TP.HCM thực hiện thành công những dự án thật ý nghĩa cho sân khấu hôm nay!

nha bao dao dien thanh hiep xuc dong khi gap lai nsnd dinh bang phi
nha bao dao dien thanh hiep xuc dong khi gap lai nsnd dinh bang phi Đạo diễn Thanh Hiệp trăn trở về chất lượng lý luận phê bình sân khấu

(TGĐA) - Trong hai ngày 30 và 31/7, tại nhà hát Trần Hữu Trang và ...

nha bao dao dien thanh hiep xuc dong khi gap lai nsnd dinh bang phi Đạo diễn Thanh Hiệp hội ngộ các nữ nghệ sĩ tên tuổi trong phim ‘Về quê’

(TGĐA) - Là tác giả kịch bản của bộ phim truyền hình dài 35 tập do ...

Mi Ty