Nhìn lại 17 kỳ Liên hoan phim Việt Nam - Những ấn tượng đặc biệt!

mk(TGĐA) - 17 kỳ Liên hoan phim Việt Nam (LHPVN) đã trôi qua với những ấn tượng khó quên trong lòng những người nghệ sỹ tham dự cũng như công chúng quan tâm tới điện ảnh Việt. Qua lời kể của nhiều nghệ sỹ, nhà báo, đại biểu tham dự các kỳ LHPVN, tạp chí TGĐA xin góp nhặt những ấn tượng đặt biệt của giải thưởng Bông sen vàng trong hơn bốn thập kỷ qua.

LHPVN lần thứ 1 (1970, tại Hà Nội): Mộc mạc và ấm cúng

1._Thanh_phan_BGK_LHPVN_lan_thu_1_o_Ha_Noi

Thành phần BGK LHPVN lần thứ 1 tại Hà Nội

Là dịp tổng kết và biểu dương những tác phẩm điện ảnh thành công trong 4 năm chống Mỹ cứu nước (1965 – 1969), chủ yếu là phim tài liệu. Đích thân Bộ Văn hóa do Thứ trưởng Hà Xuân Trường (kiêm Chủ tịch Hội điện ảnh Việt Nam thời đó) đứng ra tổ chức. Ban giám khảo có khoảng 15 người, xem phim cả ngày, buổi trưa về nhà ăn cơm và đến cuối giờ bỏ phiếu. Thành viên nào có phim tham dự thì sẽ không bỏ phiếu cho phim đó. Không khí lúc ấy rất trong sáng, không hề có sự cạnh tranh. LHP được tổ chức tại Bảo tàng Cách Mạng, cờ LHP được kéo lên cùng với cờ tổ quốc. Tất cả tập trung trong khán phòng nhỏ, nghe đọc tên trao giải. Hồi đó, hầu hết các nghệ sỹ đều ở ngoài Bắc vì chưa giải phóng. Biểu tượng Bông sen vàng được thiết kế như đồng tiền, to bằng miệng chén trà, được chạm nổi trên một khung gỗ đỏ sẫm và phía trên ghi tên bộ phim đoạt giải. Người đoạt giải chỉ được nhận huy chương tượng trưng như vậy mà không có quà tặng tiền bạc gì cả.

LHPVN lần thứ 2 (1973, tại Hà Nội): Kỷ niệm 20 năm thành lập ngành

2._Mot_goc_LHPVN_lan_thu_2_o_HN_nam_1973

Một góc LHPVN lần thứ 2 ở HN năm 1973

LHP lần này được tổ chức đúng dịp kỷ niệm 20 năm ngày thành lập ngành Điện ảnh (1953 – 1973), nên ban tổ chức đã quay trở lại xét giải thưởng cho cả những bộ phim truyện được sản xuất vào những năm đầu của thập kỷ trước như Chung một dòng sông, Chị Tư Hậu, Con chim vành khuyên. Về giải thưởng thì người nhận giải được tặng thêm… một chiếc bút máy.

LHPVN lần thứ 3 (1975, tại Hải Phòng): Bắt đầu tiếp cận khán giả

3._Canh_co_dong_LHPVN_lan_thu_3_tai_Hai_Phong_nam_1975

Cảnh cổ động LHPVN lần thứ 3 tại Hải Phòng năm 1975

So với hai kỳ LHP trước, số lượng giải thưởng tại kỳ này ít đi nhiều, có thể do cách tổ chức và chấm giải đã đi vào “quy củ” hơn. Có lẽ đây cũng là LHP đầu tiên mà những tác phẩm được trình chiếu cho đông đảo khán giả và người nghệ sĩ được gặp gỡ và tiếp xúc với công chúng.

LHPVN lần thứ 4 (1977, Tp. Hồ Chí Minh): Bắc – Nam sum họp

4._Cac_nghe_sy_dien_anh_tai_LHPVn_lan_thu_4

Các nghệ sỹ điện ảnh tại LHPVN lần thứ 4

Đây là LHP đầu tiên của nền điện ảnh Việt Nam thống nhất, là ngày sum họp các nghệ sĩ, những người làm điện ảnh cả hai miền Bắc – Nam. Nghệ sĩ hai miền đã thực sự xúc động khi được đứng chung trong một “mái nhà điện ảnh”. Đây cũng là LHP có ít giải thưởng nhất từ khi ra đời với một Bông sen vàng duy nhất cho phim truyện Sao tháng Tám, hai Bông sen vàng cho phim tài liệu và không có Bông sen vàng cho phim hoạt hình.

LHPVN lần thứ 5 (1980, tại Hà Nội): Sự cuồng nhiệt của khán giả Thủ đô

5._Chu_tich_HDA_Ha_Xuan_Truong_khai_mac_hoi_thao_chuyen_de_phim_truyen_trong_LHP_lan_thu_5_tai_HN_nam_1980

Chủ tịch Hội Điện ảnh Hà Xuân Trường khai mạc hội thảo chuyên đề phim truyện trong LHP lần thứ 5 tại HN năm 1980

Khán giả Thủ đô thức cả đêm tập trung ở rạp tháng Tám để yêu cầu tăng suất chiếu. Đặc biệt, hai cuộc dạ hội tại Công viên Lê Nin đã thu hút hàng vạn quần chúng đến hưởng ứng và gặp gỡ các nghệ sĩ điện ảnh.

LHPVN lần thứ 6 (1983, tại Tp. Hồ Chí Minh): Tổ chức tại dinh Thống Nhất

6._Cc_din_vin_Bui_Cuong_-_Huong_Xuan_-_Ly_Huynh_nhan_giai_tai_LHPVN_ln_th_6

Các diễn viên Bùi Cường - Hương Xuân - Lý Huỳnh nhận giải tại LHP lần thứ 6

Ấn tượng đầu tiên về một ban giám khảo là những người đại diện trong cả lĩnh vực điện ảnh và văn học với những cái tên như Chế Lan Viên, Nguyễn Khải, Hoàng Trung Thông, Phạm Kỳ Nam, Trần Vũ. Năm đó, Tp. Hồ Chí Minh tổ chức LHP rất hoành tráng, buổi tiếp đón các nghệ sỹ được tổ chức linh đình tại Dinh Thống Nhất. Dạ tiệc điện ảnh được tổ chức ở công viên Tao Đàn, khi ấy mỗi hãng phim có một khu vực riêng, từng hãng đều có sân khấu biểu diễn ca nhạc. Trước khi trao giải, nhà quay phim Nguyễn Hữu Tuấn được một vị giám khảo tiết lộ 50% rằng sẽ trao thưởng cho những người trẻ và trong thâm tâm anh không nghĩ là mình được, nhưng bất ngờ thay chính anh lại được nhận giải Quay phim xuất sắc nhất (phim Thị xã trong tầm tay) và giải bạc (phim Hy vọng cuối cùng). Đây chính là hai bộ phim đầu tay trong cuộc đời quay phim của anh.

Khi nghe xướng tên lên nhận giải Đạo diễn xuất sắc nhất (phim Hy vọng cuối cùng), đạo diễn Trần Phương sung sướng lắm mặc dù đứng trên sân khấu chỉ được cầm một tờ giấy trắng (do ban tổ chức chuẩn bị không kịp nên trao tạm), cho đến vài ngày sau mới nhận được bằng khen.

LHPVN lần thứ 7 (1985, tại Hà Nội): Nỗ lực trong khó khăn

7._LHPVN_lan_thu_7_tai_HN_nam_1985

LHPVN lần thứ 7 tại HN năm 1985

Đất nước đang ở trong đêm trước Đổi mới với muôn vàn khó khăn, nhưng LHP vẫn được tổ chức khá quy củ và ấm áp.

LHPVN lần thứ 8 (1988, tại Đà Nẵng): Scandal Cô gái trên sông

8._Din_vin_Minh_Chu_-_vai_n_chnh_trong_phim_C_gi_trn_sng_ti_LHPVN_ln_th_8

Diễn viên Minh Châu - vai nữ chính trong phim Cô gái trên sông tại LHP lần thứ 8

Là một LHP sôi nổi nhất với sự hưởng ứng nồng nhiệt của công chúng. Là LHP đầu tiên trong thời Đổi mới của đất nước với nhiều bộ phim đa dạng, phản ánh những vấn đề cốt lõi của xã hội. Khán giả Đà Nẵng rất có văn hóa. Họ ngưỡng mộ nghệ sỹ một cách thực sự, đầy quý trọng chứ không phải hiệu ứng đám đông như sau này.

Lần ấy, phim Cô gái trên sông được ban giám khảo cho điểm đủ để được giải Bông sen vàng, nhưng rồi một số người tung tin là phim bị cấm chiếu nên đã đánh tụt xuống giải Bông sen bạc. Sau đó, từ Đà Nẵng trở về đi qua Huế thấy khắp nơi đang chiếu phim này, hóa ra chẳng có lệnh cấm nào cả.

Một kỷ niệm với đoàn đại biểu Hãng phim Giải Phóng khi ra về, ô tô chạy gần đến Nha Trang thì bị mất phanh, lao xuống cầu. Tất cả các nghệ sĩ đều phải nằm bệnh viện Nha Trang và rất may là không ai bị “hy sinh”.

LHPVN lần thứ 9 (1990, tại Nha Trang): Chỉ tài liệu có Vàng!

9._LHPVN_lan_thu_9_ti_Nha_Trang

LHPVN lần thứ 9 tại Nha Trang

Mở thêm một khu vực phim dự thi cho hạng mục phim truyện video. Là một LHP khá đặc biệt, không có một Bông sen vàng nào cho phim truyện nhựa, phim truyện video và phim hoạt hình. LHP chỉ trao đồng giải Bông sen vàng cho hai phim tài liệu đều về Bác Hồ Hồ Chí Minh – chân dung một con người Hồ Chí Minh – hình ảnh của Người.

Lần đó, bộ phim Gánh xiếc rong (tên cũ là Trò ảo thuật) được đánh giá cao nhưng cũng gây nhiều tranh luận trong ban giám khảo. Vì thế cuối cùng chỉ nhận được giải Bông sen bạc cho phim.

LHPVN lần thứ 10 (1993, tại Hải Phòng): Sự cuồng nhiệt của khán giả

10.Cac_nghe_sy_dien_anh_tham_gia_LHPVN_lan_thu_10_tai_Hai_Phong_nam_1993

Các nghệ sỹ điện ảnh tham gia LHPVN lần thứ 10 tại Hải Phòng năm 1993

Những ai đã dự LHP năm ấy thì không thể quên được sự cuồng nhiệt đến thái quá của khán giả Hải Phòng khi bày tỏ sự hâm mộ các ngôi sao dòng phim “thương mại” như Diễm Hương, Lý Hùng, Lê Công Tuấn Anh, Lê Tuấn Anh, Thu Hà hay Việt Trinh... Khán giả ai cũng muốn nhìn thật gần các sao mình hâm mộ, muốn xin chữ ký, bắt tay, thậm chí có một số người còn cố chen lấn để được chạm vào các sao, có trường hợp diễn viên còn bị khán giả cố ý xé một mảnh áo hay giật cúc áo về làm kỷ niệm.

LHPVN lần thứ 11 (1996, tại Hà Nội): Áp lực cho Thương nhớ đồng quê

11._Nhng_gng_mt_gy_n_tng_ti_LHPVN_ln_th_11

Những gương mặt gây ấn tượng tại LHPVN lần thứ 11

Phim Thương nhớ đồng quê của đạo diễn Đặng Nhật Minh trước khi tham dự LHP không được giới báo chí ủng hộ mặc dù đây là một phim hay. Những bài viết này vô hình chung ảnh hưởng đến ban giám khảo, khiến họ phải tìm giải pháp khác, thay vì trao giải cho phim thì Thương nhớ đồng quê được nhận giải Đạo diễn xuất sắc nhất.

LHPVN lần thứ 12 (1999, tại Huế): Hà Nội, mùa đông năm 46 Ngã ba Đồng Lộc so găng