(TGĐA) - Dường như sau thành công của Old Partner (2009) và My Love, My Love, Don’t Cross That River (2014), cơ hội đã dần mở ra cho các rạp chiếu để trình chiếu các bộ phim tài liệu của Hàn Quốc. Gần đây, các rạp đã tăng thời lượng trình chiếu phim tài liệu trong nước. The Island of Shadows đã được phát hành vào tháng 8 trong khi đó Hide Behind the Sun công chiếu tháng Chín, và cả hai phim Breathing Underwater và Dear Grandma đều đồng loạt ra rạp vào ngày 29 tháng 9. Nhưng điều này không chỉ giới hạn đối với phim tài liệu của Hàn Quốc. Các phim nước ngoài hợp tác với Hàn Quốc cũng đã được phát hành. Đáng chú ý nhất trong số đó là Two Homelands, One Love: Lee Jung-Seob's Wife, một phim tài liệu Nhật Bản khám phá cuộc sống tình yêu của họa sĩ Lee Jung-seob, và bộ phim Anh The Lovers and The Despot nói về vụ việc bắt cóc nhà làm phim nổi tiếng Hàn Quốc Shin Sang-ok và vợ ông - nữ diễn viên Choi Eun-hee…
|
Xu hướng thứ 1: Tập trung vào chủ đề “cuộc đời của người phụ nữ”
Một xu hướng đáng chú ý trong phim tài liệu của Hàn Quốc dạo gần đây đó là dường như các bộ phim đều bắt đầu từ việc tự mình trải nghiệm một cách khiêm nhường của những đạo diễn để đem đến cái nhìn trung thực và thân thiết với các nhân vật xung quanh họ. Về vấn đề đó, Breathing Underwater của Ko Hee Young và Dear Grandma của Lee So Hyun là những cái tên đáng chú ý. Cả hai bộ phim đều của các nữ đạo diễn thực hiện và họ đã truyền tải câu chuyện của những người phụ nữ lớn tuổi. Tuy nhiên, đó chỉ là một vài trong số rất nhiều phim tài liệu của Hàn Quốc dành để nói riêng về “cuộc đời của phụ nữ", một xu hướng hiện tại trong phim tài liệu của Hàn Quốc. Đạo diễn Ko Hee Young của phim Breathing Underwater đã trở lại đảo Jeju quê hương của cô và dành 7 năm ghi lại thói quen hàng ngày của những người thợ lặn nữ - được gọi là haenyeo - từ hòn đảo Udo lân cận.
Breathing Underwater có lẽ sẽ vẫn được nhắc đến như là phim tài liệu hay và chi tiết nhất về cuộc sống của những nữ thợ lặn Jeju, trong khi cách tiếp cận thân mật và chân thành của nhà làm phim đã góp phần tạo nên chiều sâu của bộ phim. Mỗi một người trong số những nữ thợ lặn vốn dĩ được sinh ra với khả năng giữ hơi thở của mình (tiếng Hàn Quốc: sum) đây là chi tiết Ko Hee Young nhấn mạnh nhất và tập trung khai thác chứ không sa đà vào tiểu tiết khác. Bằng cách này, đạo diễn truyền tải một sự thật quan trọng về cuộc sống trong đó một người có thể tìm thấy thế giới riêng của họ chỉ khi họ, cuối cùng cũng nhận ra những giới hạn của mình. Bộ phim còn có sự hợp tác giữa biên kịch nổi tiếng Song Ji Na (đảm nhận vai trò kịch bản) và diễn viên Chae Shi La là người dẫn chuyện, âm nhạc của Kunihiko Ryo.
|
Dear Grandma kể câu chuyện về bà ngoại của nhà làm phim Lee So Hyun. Bộ phim bắt đầu với người phụ nữ trong thập niên 1990 đã có lần muốn tự tử. Khi câu chuyện phát triển từ “sự cố” này, các chủ đề phổ biến trong cuộc sống như cái chết và gia đình được làm sáng tỏ thông qua người bà này - người mà chúng ta thể dễ dàng liên tưởng đến bất cứ ai. Đã có một số phim tài liệu nói về những người già, nhưng Dear Grandma là đặc biệt vì nó là tác phẩm tập trung vào cuộc sống của họ bằng cách khiêm tốn nhất. Sự thân mật, tình cảm giữa nhà làm phim và bà của cô đem đến một cảm giác ấm áp cho bộ phim.
Bộ phim tài liệu cuối cùng xứng đáng được đề cập đến nhằm minh họa chủ đề "cuộc sống của những người phụ nữ" là Where am I? Beyond Girl and woman của đạo diễn Kim Hyo Jung. Phim đề cập một cách trực diện tới vấn đề FGM (Female Genital Mutilation) hủ tục vẫn còn tồn tại ở một số vùng của châu Phi đồng thời tiết lộ câu chuyện lịch sử bạo lực tàn bạo được tiến hành trên cơ thể phụ nữ trong nhiều năm. Thông qua cái nhìn của một người nước ngoài – cụ thể là Hàn Quốc - đối với lịch sử và sự kinh hoàng của FGM, người ta có thể cảm thấy rõ ràng mong muốn của người đạo diễn là hãy xóa bỏ hủ tục vô nhân đạo này càng sớm càng tốt.
Xu hướng thứ 2: Kể câu chuyện về Lao động và Con người
Những phim tài liệu ấn tượng khác của Hàn Quốc vừa được giới thiệu tại các rạp chiếu bao gồm The Island of Shadows của nhà làm phim Kim Jung Keun. Bộ phim này từng đọat giải The Grand Prize tại LHP Độc lập Seoul - Seoul Independent Film Festival (SIFF) năm ngoái. Nội dung phim nhấn mạnh đến đời sống và cuộc đấu tranh của các công nhân nhà máy Hanjin Heavy Industries & Construction. Nếu như trước đây, hầu hết các phim tài liệu về đề tài này đều có truyền thống đi thẳng vào cuộc đấu tranh của công nhân và lấy đó là trung tâm của câu chuyện thì các xu hướng gần đây cho thấy các đạo diễn lựa chọn cách tiếp cận mới. Đó là đan xen cuộc sống riêng của công nhân và lịch sử của công đoàn lao động. Nhà làm phim Kim Jung Keun đã tạo nên sự hòa trộn đó trong The Island of Shadows trong khi dành tới 5 năm tìm hiểu người lao động, và do đó đạo diễn có thể miêu tả một cách chân thực những thay đổi của họ về tư tưởng và sự thất vọng khi họ chiếm nơi làm việc Hanjin.
|
Phim tài liệu Hàn Quốc về vấn đề người lao động gần đây đã trở nên đa dạng về phong cách bao gồm cả những phim mang tính thử nghiệm nhiều hơn như Factory Complex cho tới phim mà xét ở mức độ nào đó được xem là phim tài liệu về đề tài công nghiệp như A Dream of Iron của Kelvin Kyung Kun Park. Điều khiến cho The Island of Shadows thực sự tỏa sáng là nỗ lực của đạo diễn nhằm duy trì một sự cân bằng đáng kể và chú trọng tới việc đặt con người ở trung tâm của câu chuyện. Do vậy, bộ phim đã không đi quá xa so với những yếu tố thường được sử dụng trong phim tài liệu hiện nay về người lao động.
|
Với những phim tài liệu về chủ đề Con người, Hide Behind the Sun là một phim đáng chú ý. Bộ phim xoay quanh cuộc sống của những người sống bám trụ ở gần Yeongdeungpo Times Square - khu vực bên trong lòng trung tâm của Seoul (Trung tâm của trái tim của Seoul). Bộ phim cho thấy thực trạng cuộc sống của những người nghèo ở đô thị thông qua câu chuyện về Sang Hyeon, hay còn gọi là "ông chủ", và Jeong Sun, còn gọi là "Godzilla".
Trong số các phim tài liệu hiện tại đang phát hành tại rạp ở Hàn Quốc, có một vài tác phẩm nói về lịch sử Hàn Quốc và hiện thực xã hội của đất nước từ quan điểm của một người nước ngoài. Bộ phim của Anh The Lovers and The Despot điều tra vụ bắt cóc mà Bắc Triều Tiên tiến hành trong những năm 1970 đôi với cặp đôi quyến rũ nhất trong lịch sử điện ảnh Hàn Quốc: Đạo diễn Shin Sang Ok và nữ diễn viên Choi Eun Hee.
|
Two Homelands, One Love: Lee Jung-Seob's Wife của nhà làm phim Nhật Bản Sakai Atsuko, tái hiện cuộc đời của Lee Jung-seob, họa sĩ hàng đầu của nền nghệ thuật hiện đại Hàn Quốc, thông qua hồi ức của vợ của ông YAMAMOTO Masako. Một cái tên phim khác đáng chú ý là Under the Sun của Vitaliy Manskiy với mô tả sự thật phía sau những gì mà người ta biết về đất nước Triều Tiên.
Châu, Beyond The Lines: Tinh thần Mỹ trong phim về người Việt Có thể dịch tên phim này là Châu, chàng trai vượt qua giới hạn. Cốt ... |
Rất tiếc, xin thông báo: Nỗi đau còn lại sau chiến tranh Việt Nam (TGĐA) - Lần đầu tiên, một người phụ nữ Mỹ làm phim về chiến tranh ... |
Liên hoan phim Quốc tế Tình yêu Mons (FIFA Mons) tại Hà Nội (TGĐA Online) - Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam phối hợp với Hãng phim Tài ... |
Phim tài liệu Ngày mai – Không còn là câu chuyện của tương lai (TGĐA) - Trong vòng 50 năm trở lại đây, con người đã phá hủy thế ... |
Thiên Thanh