Nỗi lo về cách phát hiện vấn đề của phim tài liệu

(TGĐA) - Một người làm phim tài liệu hỏi: “Ông có biết phim tài liệu nào của Việt Nam đoạt giải quốc tế gần đây không?”. Câu trả lời thật khó. Lâu quá rồi, không có phim tài liệu nào của ta được giải ở các Liên hoan phim quốc tế, dù lớn hay nhỏ. 

noi lo ve cach phat hien van de cua phim tai lieu Phim tài liệu 'Những cánh én đầu tiên' tái hiện trận chiến Hàm Rồng
noi lo ve cach phat hien van de cua phim tai lieu Bộ phim tài liệu ‘Untouchable’ bóc trần sự thật về Harvey Weinstein
noi lo ve cach phat hien van de cua phim tai lieu Khán giả toàn cầu đánh giá sao về phim tài liệu của nhóm nhạc BTS?

Trong khi đó, chúng ta vẫn làm phim tài liệu. Và hàng năm, vào dịp cuối năm, lại có Liên hoan phim tài liệu Việt Nam – Châu Âu tổ chức tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng khán giả là ai? Ai được hưởng lợi trong các cuộc giao lưu này? Câu cửa miệng của người Việt mỗi lần ra nước ngoài là để “cọ xát và học hỏi”. Học hỏi đến bao giờ? Học ở các cuộc Liên hoan phim thế nào? Hay chúng ta chỉ bày ra cho “thắm tình hữu nghị” rồi tất cả lại đâu vào đó?

noi lo ve cach phat hien van de cua phim tai lieu
Cảnh trong phim Angela Merkel – Hơn cả bất ngờ của Đức vừa được trình chiếu ở Việt Nam

Cái hay của phim tài liệu nước ngoài, tôi đã viết nhiều. Chẳng cần đâu xa, trên truyền hình cáp, kênh của Đức phát tiếng Việt (DW), hầu như ngày nào cũng chiếu một phim tài liệu. Đề tài rất phong phú. Một chiến sỹ âm mưu ám sát Hitler bị thủ tiêu, sau mới được ghi công; Thủ tướng A. Merkel đối đầu với vấn nạn nhập cư ra sao?; Nạn quấy rối tình dục của các tu sỹ Đức ở Mỹ Latinh; Phong trào đường phố của các khuynh hướng theo chủ nghĩa dân tộc nguy hiểm thế nào? v.v… Học ở đó, cách đặt vấn đề, cách tổ chức cấu trúc, cách ngắt các đoạn phỏng vấn, cách sắp đặt các ý kiến mâu thuẫn, cách gợi các câu hỏi để người xem suy nghĩ… Đó là chưa kể các kênh của Nga, Nhật, Mỹ… đều có các phim tài liệu rất đáng xem. Và các vấn đề của họ không khác của ta. Như nạn nhập cư, buôn người, biến đổi khí hậu, tội phạm gia tăng, người nghèo bị gạt ra bên lề sự phát triển v.v… Tôi xem và cảm giác, hình như họ nói giùm mình.

noi lo ve cach phat hien van de cua phim tai lieu
Canh trong phim tài liệu Three Identical Strangers - đoạt giải ấn tượng tại Liên hoan phim Sundae 2018

Có dịp được xem nhiều phim tài liệu của ta, tôi cảm nhận, có lẽ, phim của ta đang ở tình trạng “yếu toàn thân”. Nghĩa là yếu trong tất cả các khâu. Từ tìm vấn đề, cách kể chuyện, cách phỏng vấn, cách đặt máy quay thế nào để phù hợp với ngữ cảnh, cách tìm người dẫn chuyện, cách viết lời bình v.v… chỗ nào cũng thấy có vấn đề. Trong phạm vi bài viết nhỏ này, tôi chỉ đơn cử việc lựa chọn câu chuyện để kể trong phim tài liệu của ta hiện nay còn đơn giản và cũ mòn thế nào.

Có một phim nhỏ kể về một bản làng miền núi, nơi có nhiều sinh viên dân tộc, tốt nghiệp đại học, nhưng đều thất nghiệp. Sau khi liệt kê các sinh viên phải ở nhà, người làm phim lên tiếng yêu cầu các chính sách hỗ trợ, các cấp chính quyền giúp đỡ… Cảnh kết phim, lại một người cha tiễn con đi học. Cha khóc, con khóc. Tôi tự hỏi, chúng ta làm phim này để làm gì? Trước hết, các tác giả cần hiểu:Tinh thần đại học là gì? Sau 4 năm học, người sinh viên tốt nghiệp cần biết được con đường mình đi ra sao để bước vào đời. Mà việc vào đời, nơi nào chẳng khó khăn? Nghĩa là họ cần tìm kiếm trong bản thân mình những sức mạnh tiềm ẩn mà trường đại học đã cung cấp cho họ để tìm kiếm việc làm ở bất cứ nơi đâu. Chứ học xong lại về quê, trông chờ “Đảng và Chính phủ giúp đỡ” thì đâu phải là tuổi trẻ, là sinh viên nữa? Hơn nữa, cái thói quen cứ ngỡ “Đảng và Chính phủ” là thần thánh không những ăn sâu vào người dân tộc mà ăn sâu cả vào những người làm phim nữa. Bộ phim rất yếu về tư tưởng, cách đặt và cách giải quyết vấn đề. Nó không mang đến cho người xem cảm hứng về vẻ đẹp tuổi trẻ. Nó chỉ là lời kêu than cũ kỹ, không hợp với thời cuộc hiện nay. Trong khi xung quanh có rất nhiều tấm gương các bạn trẻ thuộc các dân tộc thiểu số vượt định kiến, tự ti, cất lên tiếng nói của chính mình, của dân tộc mình ra sao.

noi lo ve cach phat hien van de cua phim tai lieu
Những phim tài liệu như Seeing Allred luôn mang tính thời sự và được ra mắt đúng thời điểm

Một phim khác kể về một bản làng trung du làm du lịch. Những người làm phim kể về vị trí của làng. Bên làng có hang đá vôi. Người trong làng cũng có ý định làm nhà kiểu Homestay. Nhưng trong phim, người xem không thấy gì. Có người con trai trong bản, bày cái đàn organ ra trước cửa. Không một âm thanh. Rồi một đôi bạn trẻ người nước ngoài đến. Không biết họ ở nhà ai. Chỉ thấy sáng hôm sau, họ khoác ba lô ra bến sông. Không ai hỏi họ một câu về cảm tưởng của họ khi đến đây? Tại sao ra đi nhanh vậy? Không ai tiễn. Không một câu chào đơn giản nào. Người xem nhận thấy, ngay những người làm phim cũng không yêu con người và cảnh vật nơi này. Bằng chứng là nhìn các cảnh, các góc quay, thấy họ miêu tả rất sơ sài, cẩu thả. Ngay người trong làng cũng không thấy vẻ đẹp và cảm hứng, nói gì đến du khách. Một bộ phim mà ngay từ khâu kịch bản đến người làm phim đã thiếu cảm xúc, nhìn nhận vấn đề một cách dễ dãi và phiến diện như vậy, sao có phim hay?

Mới đây, tôi được xem một phim tài liệu nữa. Đề tài không mới. Nói về việc đi tìm kiếm hài cốt của những người thuộc đại đội “lính mũ sắt” ở Tây Nguyên. Trong phim, có người cháu, người con của một số cựu chiến binh đi cùng. Nhưng trọng tâm của việc tìm kiếm lại diễn ra rải rác ở nhiều địa điểm. Các hố khai quật chỉ là những hố nhỏ, cố tìm kiếm những mảnh đất đen mà, theo kinh nghiệm những người từng đi tìm, đó là hài cốt của đồng đội (vì vùng Tây Nguyên là vùng đất bazan có mầu đỏ vàng). Những lời kể của các cựu chiến binh về các trận đánh cũng rất chung chung. Nhưng mảnh đất đen tìm thấy cũng rất ít. Và ngay cả những mảnh đất đen ấy, người làm phim cũng không biết làm sao để làm chúng nổi bật lên được. Và cuối phim, người xem mới được biết, hóa ra, những người “lính mũ sắt” ngày ấy đã được tìm thấy trong ba hố chôn tập thể do đối phương cung cấp địa điểm. Giờ địa phương đã dựng đài tưởng niệm. Vậy cả bộ phim có gì mới nữa đâu?

noi lo ve cach phat hien van de cua phim tai lieu
Cảnh trong phim Hãy nhớ bạn đang sống
noi lo ve cach phat hien van de cua phim tai lieu
Phim tài liệu Hãy nhớ bạn đang sống vừa đoạt giải tại Cánh diều vàng 2019

Làm phim tài liệu, trước hết, người xem thích cách phát hiện vấn đề mới của người làm phim. Cũng có thể vấn đề đặt ra không mới, nhưng cách thể hiện lại không đi theo hướng cũ, cũng có thể khiến người xem thích thú. Chẳng hạn, bộ phim tài liệu Hãy nhớ, bạn đang sống là một ví dụ tốt. Bộ phim đặt vấn đề về những giây phút cận tử của những người trẻ tuổi. Đó là cách đặt vấn đề dũng cảm và mạnh mẽ. Trong phim, các nhân vật đều có chung cảm hứng sống yêu đời, yêu ngay cái hiện tại, chấp nhận căn bệnh, đối mặt với nó một cách bình tĩnh. Họ không kêu than. Không lời oán thán. Ngay cả cách người làm phim đưa trích đoạn một vở kịch sân khấu vào phim cũng được tiết chế, tập trung vào trọng tâm câu chuyện. Cuối phim, hình ảnh một cô gái - người bệnh đạp xe đi trên con đường quê mình với gương mặt xinh đẹp, tự tin đã truyền nhiều cảm hứng tốt đến khán giả. Đương nhiên, phim còn nhiều mặt tốt khác nữa, ví dụ như cách dựng phim, rất giầu nhịp điệu. Nhưng, như đã nói, tôi chỉ bàn đến chuyện cách đặt vấn đề của phim tài liệu. Chúng ta nên thay đổi cách nhìn về việc lựa chọn đề tài. Nên tìm cách phát hiện vấn đề mới hơn, dũng cảm hơn chứ không nên theo lối mòn như trước. Thời đại nhiều thông tin, nhiều cách làm, đòi hỏi những người làm phim cần tự đổi mới mình trong chính chúng ta trước.

noi lo ve cach phat hien van de cua phim tai lieu Phim tài liệu 'Những cánh én đầu tiên' tái hiện trận chiến Hàm Rồng

(TGĐA) - Những cánh én đầu tiên thuộc series Không chiến Việt Nam - ...

noi lo ve cach phat hien van de cua phim tai lieu Bộ phim tài liệu ‘Leaving Neverland’ về Michael Jackson bị phản đối

(TGĐA) - “Phần tối” xâm hại trẻ em trong cuộc đời của vua nhạc pop ...

noi lo ve cach phat hien van de cua phim tai lieu Phim tài liệu về nhóm nhạc BTS lập kỷ lục bán vé tại Hàn

(TGĐA) – Sức hút cùng độ phủ sóng “khủng khiếp” của BTS đã khiến phim ...

Đoàn Tuấn