(TGĐA) - Tháng 12/2016 vừa qua, NSƯT - đạo diễn Nguyễn Hoàng vừa có chuyến đi làm phim Ký sự Biển đảo quê hương tại quần đảo Trường Sa. Bao cảm xúc và nhiều kỷ niệm nhất trong đời người làm phim tài liệu đã ghi đậm thật vô cùng ý nghĩa trong anh.
Làm phim ký sự: Góc nhìn người làm nghề | |
Theo chân đoàn làm phim Ký sự Biển đảo tháng 6/2012: Ấn tượng Quảng Bình | |
Phim Ký sự truyền hình: 12 kinh nghiệm của đạo diễn - NSƯT Dư Kim Hoàng |
|
Anh và quay phim Trần Đức Long (TFS) may mắn được lãnh đạo HTV cho đi công tác chuyến này. Trước lúc lên đường , đồng nghiệp hỏi anh sao dám đi biển mùa giông bão, anh chân thành chia sẻ: Đơn giản vì có người đi được thì mình sẵn sàng đi thôi. Và đúng như những gì anh suy nghĩ,trước khi lên tàu, lãnh đạo Lữ đoàn 146 Vùng 4 Hải quân đã có cuộc gặp mặt tất cả các phóng viên báo viết và báo hình để phổ biến những gì cơ bản nhất cho những người tác nghiệp trên biển đảo. Và điều quan trọng hàng đầu chính là bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các thành viên .
Hơn ai hết, những chiến sĩ hải quân là người từng trải với sóng gió biển khơi, họ bắt buộc những nhà báo phải nghe theo hiệu lệnh mỗi khi di chuyển từ tàu lớn sang tàu nhỏ để vào các đảo. Phải đưa hai tay cho hai chiến sĩ trên tàu nắm và phải chờ hiệu lệnh khi sóng biển lên đỉnh cao nhất mới bước nhanh lên tàu lớn hay xuống tàu nhỏ. Làm sai quy định có thể chết người vì sóng quá mạnh và lực va chạm giữa hai tàu thì quá lớn. Cảm giác này không chỉ ghi đậm trong đời anh mà trong tất cả những đồng nghiệp khi làm việc trên biển đảo.
Trong đời làm phim tài liệu, Ký sự, các anh đã đi rất nhiều nơi trong nước và thế giới nhưng đi Trường Sa và nhiều đảo nhỏ trên biển quê hương bằng tàu, nhìn thấy sóng to gió lớn, thấy mặt trời lên xuống trên mặt biển khi bình minh hay dưới ánh chiều tà , đây là lúc con người nhớ và nghĩ nhiều nhất về cuộc đời, tình yêu, thiên nhiên, đất nước.
Tàu ra khơi giữa trời cao biển rộng, anh có cảm giác biển là người mẹ của thiên nhiên, là sự sống cho hàng tỷ con người trên mặt đất, làm gì và làm thế nào để biển mãi trong lành cũng là cách để duy trì sự sống cho nhân loại. Đừng tàn phá biển, đừng để cho người mẹ biển nổi trận cuồng phong quật ngã loài người vì sự ngu ngốc của mình.
Lần đầu tiên được bước chân trên quần đảo Trường Sa, đây là hòn đảo lớn nhất trong các đảo mà đoàn đến. Máy chụp ảnh và quay phim được anh và đồng nghiệp sử dụng hết công suất, Trường Sa có trẻ con vui chơi, học hành, có bệnh viện mới, có chùa cho nhân dân và chiến sĩ đến vui xuân, có sân bay dân sự dù nhỏ nhưng đã kịp thời cứu giúp cho ngư dân, đồng bào, chiến sĩ khi bệnh hiểm nghèo hay gặp tai nạn nghề nghiệp cần cấp cứu nhanh.
Hòn đảo cuối cùng mà đoàn đến là Đảo An Bang, đảo có chiều dài không đầy 200 mét, ngang chưa tới 100 mét nằm phía nam quần đảo Trường Sa, nghe nói trước đây đảo nhỏ này có người Malaysia chiếm đóng, sau đó vì quá khó khăn, khắc nghiệt, không có nước và cây xanh nên họ bỏ đi. Đảo An Bang đẹp và được ví như một nàng tiên. Được lên đảo An Bang mùa này rất khó vì sóng to gió lớn, tàu nhỏ phải lao lên bãi cát và ở đây có đội đặc nhiệm, họ được huấn luyện chuyên trợ giúp bằng cách mỗi khi tàu nhỏ đến thì nhanh chóng kéo tàu lên bờ. Nhớ nhất là khi đoàntrở lại tàu lớn, đội đặc nhiệm cùng nhiều chiến sĩ khác giúp đẩy tàu nhỏ ra biển, những phóng viên trên tàu té ngã vào nhau vì lúc đó có con sóng lớn ập mạnh vào tàu. Hú hồn nhưng ai cũng vui vì ít ra mình đã đặt chân lên hòn đảo nhỏ bé và xinh đẹp này.
Vậy là chuyến hải trình dài hơn 20 ngày, đi và về 1.260 km cũng đã kết thúc, 98 nhà báo chia thành ba nhóm tác nghiệp trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa đã về tới căn cứ Vùng 4 Hải quân an toàn vào ngày 11/1/2017.
Nhìn nước biển êm đềm trong Vịnh Cam Ranh, anh lại nhớ về những ngày lênh đênh trên biển đảo, được trải nghiệm cuộc sống trong sóng to gió lớn mùa giông bảo, được chia sẻ niềm vui cùng người dân và chiến sĩ trên đảo, trên tàu và của đồng nghiệp từ các tỉnh thành trên cả nước là niềm vui là kỷ niệm đẹp trong đời .
Sân bay Trường Sa |
Với hơn 10 ngàn tấm hình và hàng trăm giờ phim anh ghi lại được trong chuyến đi này sẽ góp vào phim Ký sự biển đảo quê hương với nhiều chất liệu tốt. Trường Sa xa mà rất gần, gần vì trong lòng mỗi người đều nhớ đến Trường Sa, vì biển đảo nơi đây có sự đóng góp công sức và xương máu của nhiều thế hệ người Việt Nam qua những giai đoạn thăng trầm của lịch sử của dân tộc dựng nước và giữ nước.
Đi tìm bài toán đầu tư cho phim Tài liệu (TGĐA) - Giải thưởng cho phim và cá nhân đạt được từ các kỳ liên ... |
Rất tiếc, xin thông báo: Nỗi đau còn lại sau chiến tranh Việt Nam (TGĐA) - Lần đầu tiên, một người phụ nữ Mỹ làm phim về chiến tranh ... |
Bế mạc lớp tập huấn phim tài liệu - phóng sự đề tài đồng bằng sông Cửu Long (TGĐA) - Nhằm nâng cao kiến thức và kỹ thuật sáng tác phim tài liệu ... |
Khai mạc Lớp tập huấn làm phim tài liệu và phóng sự truyền hình về đề tài Đồng bằng sông Cửu Long (TGĐA Online) - Ngày 28/10/2016, lớp tập huấn làm phim tài liệu và phóng sự ... |
Phim tài liệu Ngày mai – Không còn là câu chuyện của tương lai (TGĐA) - Trong vòng 50 năm trở lại đây, con người đã phá hủy thế ... |
Hai bộ phim tài liệu rất hay của VTV Đà Nẵng (TGĐA) - Chiếc chiếu của bà Bứa (tên khác: Xóm Mới). Ngay cái tên phim ... |
Vũ Liên