Quảng bá điện ảnh Việt Nam: Cần những yếu tố nào?

(TGĐA) - Điện ảnh Việt Nam được khán giả quốc tế biết đến nhờ những thước phim về chiến tranh. Các nhà làm phim quốc tế đến Việt Nam cũng để làm những bộ phim về chiến tranh là chủ yếu. Đương nhiên, cách nhìn về chiến tranh của hai phía có sự khác nhau. Nhưng công bằng mà nói, người xem nước ngoài tỏ ra dễ chịu hơn khi xem những bộ phim của nước ngoài về chiến tranh Việt Nam. Rất tiếc, cho đến nay, chúng ta chưa có cuộc trao đổi nào về vấn đề này.    

quang ba dien anh viet nam can nhung yeu to nao Diện mạo nào của điện ảnh nước ta hiện nay?
quang ba dien anh viet nam can nhung yeu to nao 'Tà Năng - Phan Dũng': Bộ phim đầu tiên của điện ảnh Việt Nam về đề tài sinh tồn
quang ba dien anh viet nam can nhung yeu to nao Văn phòng Chính phủ phản hồi về thư kiến nghị của Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam
quang ba dien anh viet nam can nhung yeu to nao
Lâu rồi thiếu những phim đậm bản sắc vùng miền Việt Nam và bạo liệt như Mùa len trâu

Chúng ta, ai cũng hiểu và có khát vọng, đưa hình ảnh Việt Nam, điện ảnh Việt Nam, ra thế giới. Điều này được cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, lúc sinh thời, đã nói với một vị khách quốc tế: Chúng tôi muốn biến Việt Nam từ một chiến trường thành một thị trường.

Nhưng bao nhiêu năm qua, dù lúc này lúc khác, chúng ta đã cố gắng đưa hình ảnh đất nước và con người Việt Nam ra khu vực Đông Nam Á và thế giới, nhưng hiệu quả không là bao. Bởi những cố gắng đó quá đơn lẻ, không có chiến lược, không có tiềm năng và rất nhiều cái “không có” khác. Nhưng tôi cho rằng, cái không có đầu tiên, không có quan trọng nhất, cần thiết nhất của điện ảnh Việt Nam là chúng ta không có tài năng. Tức là không có những gương mặt nhà làm phim có tín nhiệm, đủ để quảng bá và mời gọi những đạo diễn lớn, những nền điện ảnh lớn đến với chúng ta. Nhà có ông chủ lớn, có khách lớn, tự nhiên truyền thông quốc tế phải nhắc đến.

quang ba dien anh viet nam can nhung yeu to nao
Song Lang là phim tốt gần đây nhưng còn ít và quảng bá yếu

Vậy chúng ta còn thiếu những yếu tố nào để xây dựng và quảng bá thương hiệu điện ảnh Việt?

1. Điều đầu tiên, chúng ta nên xác định mục tiêu: Quảng bá thương hiệu quốc gia qua phim Việt Nam cho đối tượng nào?

Bây giờ, không thể làm một vài phim rồi tung ra thị trường một cách chung chung nữa. Chúng ta phải nhằm vào đối tượng cụ thể. Ai sẽ là người mua và xem phim Việt Nam? Họ có nhu cầu gì? Họ có kinh phí không? Liệu chúng ta có thể làm phim đáp ứng nhu cầu của họ không? Tại sao họ thích những bộ phim này? Và chúng ta có thể khai thác những thế mạnh gì của mình? v.v…

Nhìn những khách du lịch vào Việt Nam, họ thường đến Bảo tàng chứng tích chiến tranh ở TP HCM và các món ăn đường phố là nhiều nhất. Bảo tàng thì họ xem các loại vũ khí. Ẩm thực thì thưởng thức là lẽ đương nhiên. Chúng ta không thể cho họ xem những phim về chiến tranh do chúng ta làm. Vì những phim này nặng tính tuyên truyền. Nếu họ xem, thì họ chọn Trung đội (Pratoon, 1986), Sinh ngày 4 tháng 7 (Born on the Fourth of July, 1989), Ngày tận thế (Apocalypse Now, 1979), Áo gile sắt… Hoặc như bộ phim 10 tập do Mỹ làm năm ngoái The Vietnam war… Chúng ta làm gì bây giờ?

Xin gợi ý. Tôi vừa xem bộ phim Học viện Vịt của Thái Lan mà nhiều nước mua. Bộ phim kể về một người nông dân làm nghề chăn vịt ở Thái Lan. Ông có cái tài là chế thùng xe tải thành chuồng vịt di động. Ông có tài nữa là dùng còi, huấn luyện đàn vịt hàng ngàn con đi theo hàng, lên các tầng trên xe. Nội dung phim như thế, chỉ phát ở Thái Lan. Người nước ngoài mua vì ông này chăn nuôi và trồng trọt theo hướng làm nông nghiệp sạch. Ruộng lúa ông không phun thuốc sâu. Ông để vịt ăn ốc, côn trùng… bảo vệ lúa. Những ruộng mới cấy, ông thuyết phục chủ ruộng cho vịt vào, có lợi ra sao, không sợ lúa hỏng, thậm chí còn tăng năng suất. Trứng ông thu được thế nào? Bán ra sao? Nền nông nghiệp hữu cơ đang được thế giới ưa chuộng. Bộ phim do các nhà làm phim tài liệu Thái Lan, làm đơn giản mà hiệu quả vô cùng lớn. Không những cho thế giới thấy vẻ đẹp con người Thái Lan mà còn cho thấy sự sạch sẽ của lúa gạo Thái.

quang ba dien anh viet nam can nhung yeu to nao
Điện ảnh Thái Lan được thế giới biết đến thông qua đạo diễn Apichatpong Weerasethakul và những phim của ông

2. Khán giả quốc tế nhận diện thương hiệu điện ảnh Việt bằng cách nào?

quang ba dien anh viet nam can nhung yeu to nao
Điện ảnh Việt vẫn loanh quanh với những phim giống Hồng Kông hay Hollywood thời trước...

Một nền điện ảnh có sức hấp dẫn đối với khán giả quốc tế là nền điện ảnh ấy phải có những thương hiệu. Và yếu tố quyết định đến giá trị thương hiệu chính là đạo diễn và diễn viên. Thế giới biết đến điện ảnh Thái Lan không phải vì nước này có lịch sử điện ảnh 80 năm mà biết qua đạo diễn Apichatpong Weerasethakul và diễn viên Jenira Pongpats. Đạo diễn Apichatpong khai thác đời sống tâm linh của người Thái, một dân tộc lấy đạo Phật làm quốc đạo. Những câu chuyện của anh rất lạ kỳ đối với phương Tây, nhưng đậm mầu sắc Thái. Điện ảnh Campuchia cũng vậy. Đạo diễn Rythi Panh được cả thế giới biết đến như cây cầu nối Campuchia với bên ngoài. Hãy xem các phim của ông như Campuchia – chiến tranh và hòa bình (1991), Người nông dân lúa (1994), Một đêm sau chiến tranh (1998), Vùng đất của những linh hồn lang thang (2001), S-21 Máy giết người Kh’mer Đỏ (2003), Dân tộc Angkor (2003), Giấy không thể bọc được than hồng (2007)… và Chiếu xạ (2020) – một bộ phim tham dự giải Gấu vàng tại Berlin. Tôi chú ý đến Rythi Panh vì tất cả những phim ông làm đều nói về vẻ đẹp văn hóa, nỗi thống khổ cùng sức mạnh bất diệt của đất nước và con người Campuchia. Lấy hai ví dụ đương đại gần chúng ta để nói một điều, chúng ta không có những đạo diễn có tầm vóc như Apichatpong và Rythi Panh.

quang ba dien anh viet nam can nhung yeu to nao
... hay hài lòng với việc remake lại những bộ phim của nước ngoài

Các đạo diễn Việt kiều đã copy nhiều phim Hollywood nên phim của họ phần lớn không mang bản sắc Việt Nam, thậm chí lai căng văn hóa Trung Hoa. Họ chỉ có khả năng làm phim thương mại một cách đơn giản. Hơn 30 năm qua, hầu như không có bộ phim Việt kiều vào đủ khả năng quảng bá cho đất nước Việt Nam đương đại. Phần lớn họ làm về lịch sử quá cũ, giờ không còn thấy. Còn các đạo diễn trẻ cũng chỉ bắt chước loanh quanh phim Thái, phim Hàn Quốc để cho ra những sản phẩm nhái, thuần túy thương mại.

Phim Nhà nước đặt hàng thì lâu rồi, vắng bóng. Hoặc có làm thì cũng không thể ra rạp được. Các bạn hãy xem các phim Hợp đồng bán mình hay Lính chiến thì chúng ta tự biết trình độ làm phim và khả năng quảng bá phim của chúng ta ở đâu.

3. Vấn đề thứ ba nữa là chọn thời điểm quảng bá

Chúng ta không thể cứ thích là làm. Chọn thời điểm nào thích hợp. Và nên tuyên truyền như thế nào. Tôi có người bạn Trung Quốc, chị Lý Thủy Anh, chuyên gia nghiên cứu điện ảnh Việt Nam. Bà cho biết, được tham dự một tuần phim Việt Nam ở Bắc Kinh, nhưng mỗi buổi chiếu chỉ có 5-7 người dự. Còn nhiều ví dụ không vui về việc chúng ta quảng bá phim Việt Nam ở nước ngoài ra sao.

Nhiều hội thảo được mở. Nhiều ý kiến tâm huyết của nhiều người yêu mến điện ảnh Việt Nam. Nhưng vấn đề quan trọng là: Ai làm? Và làm như thế nào?... mãi là bài toán khó. Không có lời giải.

Cái không có đầu tiên, không có quan trọng nhất, cần thiết nhất của điện ảnh Việt Nam là chúng ta không có tài năng. Tức là không có những gương mặt nhà làm phim có tín nhiệm, đủ để quảng bá và mời gọi những đạo diễn lớn, những nền điện ảnh lớn đến với chúng ta.
quang ba dien anh viet nam can nhung yeu to nao Diện mạo nào của điện ảnh nước ta hiện nay?

(TGĐA) - Sau thời gian đình trệ vì dịch Covid–19, các rạp phim nhúc nhắc hoạt ...

quang ba dien anh viet nam can nhung yeu to nao Văn phòng Chính phủ phản hồi về thư kiến nghị của Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam

(TGĐA) - Sau khi Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam có văn bản đề ...

Đoàn Tuấn