(TGĐA) - Đó là chia sẻ của Thiếu tướng Lê Như Đức – Phó chủ nhiệm Chính trị Bộ Tư Lệnh Bộ đội Biên Phòng, người phụ trách, trực tiếp chỉ đạo Điện ảnh – Truyền hình Bộ đội Biên phòng suốt từ năm 2013 đến nay. Theo ông, những người làm điện ảnh - truyền hình trước hết phải là một người lính với ý chí, bản lĩnh vững vàng cùng quyết tâm cao mới có thể hoàn thành nhiệm vụ.
Là người trực tiếp phụ trách Điện ảnh – Truyền hình Bộ đội Biên phòng, Thiếu tướng đánh giá thế nào về tầm quan trọng của Điện ảnh – Truyền hình Bộ đội Biên phòng trong hoạt động của ngành, với xã hội hiện nay và trong suốt 50 năm qua?
Trong suốt 50 năm qua, Điện ảnh – Truyền hình Bộ đội Biên phòng ngoài luôn bám sát, đưa thông tin kịp thời, tuyên truyền về các hoạt động của bộ đội biên phòng, đồng bào các dân tộc trên các tuyến biên giới, hải đảo thì họ cũng là người trực tiếp lăn lộn với chiến sĩ biên phòng để phản ánh các hoạt động về đấu tranh chống ma túy, cứu hộ, cứu nạn, phòng chống thiên tai lũ lụt. Bên cạnh đó, Điện ảnh – Truyền hình Bộ đội Biên phòng cũng trực tiếp phản ảnh các hoạt động đối ngoại của biên phòng cũng như nhân dân hai biên giới để xây dựng biên giới hòa bình hợp tác và phát triển.
Nếu như không có Điện ảnh – Truyền hình Bộ đội Biên phòng thì sẽ rất khó khăn trong công tác phản ánh tuyên truyền bởi việc lên tận biên giới hải đảo xa xôi, vất vả để đón đầu, mật phục cùng tham gia phối hợp với lực lượng biên phòng ở đó là một việc cực kỳ khó khăn và không thể thường xuyên với các tổ chức điện ảnh truyền hình khác. Những người làm Điện ảnh – Truyền hình Bộ đội Biên phòng, trước tiên, họ là một người lính, là của người lính và sẵn sàng đi cùng người lính tham gia trên tất cả các lĩnh vực của lực lượng biên phòng.
Thiếu tướng Lê Như Đức – Phó chủ nhiệm Chính trị Bộ Tư Lệnh Bộ đội Biên Phòng |
Để nâng cao tầm quan trọng của Điện ảnh – Truyền hình Bộ đội Biên phòng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, trật tự biên giới quốc gia hiện nay, theo ông, nên cần có những biện pháp gì?
Để Điện ảnh – Truyền hình Bộ đội Biên phòng phát huy tốt nhất vai trò của mình trong thời điểm hiện nay thì thứ nhất là phải quan tâm, chăm lo, xây dựng cho các cán bộ, biên tập biên, phát thanh viên… cùng nâng cao trình độ về mọi mặt để đáp ứng nhu cầu. Thứ hai là Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng, Cục chính trị cần quan tâm hơn về việc đầu tư trang thiết bị hiện đại để Điện ảnh – Truyền hình Bộ đội Biên phòng đáp ứng được nhu cầu tác nghiệp nhanh, hình ảnh trong công tác tuyên truyền, phản ánh của mình.
Những tranh chấp chủ quyền biển đảo là một trong những vấn đề được người dân cả nước quan tâm hiện nay. Ở các quốc gia tranh chấp ngoài Việt Nam, điện ảnh – truyền hình là một trong những vũ khí để khích lệ lòng dân, nâng cao sỹ khí quân đội và là lời khẳng định chủ quyền ra ngoài ranh giới quốc gia. Hiện ở Việt Nam mặt trận này, chúng ta đã làm gì?
Điện ảnh – Truyền hình Bộ đội Biên phòng suốt nhiều năm qua vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ này. Đối với tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc - Lào – Campuchia, Điện ảnh – Truyền hình Bộ đội Biên phòng luôn tuyên truyền về luật pháp biên giới của hai nước, tuyên truyền cho nhân dân tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau cũng như gắn kết nhân dân cùng nhau xây dựng tuyến biên giới hòa bình, hữu nghị hợp tác và phát triển.
Với biên giới trên biển, Điện ảnh – Truyền hình Bộ đội Biên phòng cũng luôn tuyên truyền cho nhân dân tôn trọng chủ quyền và quyền tài phán ở trên biển của mỗi quốc gia; tuyên truyền cho nhân dân Việt Nam cũng như nước ngoài đánh cá trên vùng biển chủ quyền của mình, không xâm phạm chủ quyền của nước ngoài như tuyên bố Luật biển DOC năm 1982 (Tuyên bố về Ứng xử của các Bên ở Biển Đông).
Việc thực hiện một phim điện ảnh để có tiếng nói tuyên truyền mạnh mẽ tới người dân thì rất tốt nhưng thực sự cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp các ngành. Và nếu làm điều này, tôi cho rằng Điện ảnh Quân đội phải giữ vai trò chủ chốt và Điện ảnh – Truyền hình Bộ đội Biên phòng sẽ đóng vai trò tham gia, hỗ trợ mới có thể làm được những phim có tính giáo dục quy mô lớn.
|
Suốt 35 năm công tác, tôi có nhiều kỷ niệm đáng nhớ, nhưng ấn tượng nhất là năm 1983, giai đoạn khi tôi vừa mới ra trường, trên cương vị là Đồn phó đồn Hữu nghị Lạng Sơn. Chúng tôi phải tiếp đón một đoàn khách khoảng 40-50 người từ Trung Quốc sang. Lúc đó, đời sống cán bộ chiến sĩ cực kỳ khó khăn thiếu thốn và để lo cho đoàn khách có một bữa cơm trưa đầy đủ, anh em trong đồn đã phải dồn cả một tuần ăn của mình để có một buổi tiếp đón chu đáo đó. Đổi lại, chúng tôi nhận được một bức thư cảm ơn cùng tình cảm, sự trân trọng, ấn tượng tốt đẹp khó có thể quên của họ về đất nước, con người Việt Nam. |
Là người gắn bó với Điện ảnh – Truyền hình Bộ đội Biên phòng suốt 5 năm qua, ông có thể chia sẻ những kỷ niệm của mình với những người lính cầm máy quay thay vì cầm súng?
Nói đến biên phòng là nói tới biên giới hải đảo, là nói đến những nơi tác nghiệp cực kỳ vất vả, khó khăn gian khổ thậm chí nguy hiểm nên để phản ánh, tuyên truyền được tới người dân, những chiến sỹ - nghệ sỹ Điện ảnh – Truyền hình Bộ đội Biên phòng cũng phải chịu đựng được khó khăn gian khổ, vất vả như người lính biên phòng thực thụ. Phải có ý chí, bản lĩnh vững vàng thì họ mới có thể làm tốt được nhiệm vụ của công việc mà mình theo đuổi.
Trong thời gian phụ trách chỉ đạo Điện ảnh – Truyền hình Bộ đội Biên phòng, tôi cũng tham gia trong vai trò cố vấn cho hai loạt phim Ký sự biên phòng và Ký sự biển đảo của đạo diễn Trần Tuấn Hiệp để bộ phim thực sự sát thực tế cũng như mang tính giáo dục cao. Rất vui là loạt phim được khán giả đánh giá rất cao. Sau khi xem phim, khán giả hiểu đất nước, con người Việt Nam; hiểu được biên giới hải đảo Việt Nam; hiểu được quá trình hình thành phát triển của biên giới Việt Nam, quá trình ông cha ta bảo vệ biên giới và xây dựng biên giới thế nào… Đó là thành công lớn nhất.
|
Thiếu tướng Lê Như Đức tới thăm và làm việc với Điện ảnh -Truyền hình BĐBP |
Với những năm tháng gắn bó cùng lực lượng biên phòng, nếu có ai muốn nhờ ông tư vấn để làm phim, ông có gợi ý một đề tài gì không?
Làm phim về biên phòng có nhiều đề tài hay nhưng nóng bỏng nhất vẫn là đấu tranh phòng chống các loại tội phạm, trong đó có tội phạm ma túy. Loại đấu tranh chống tội phạm này trong nước vốn đã là khó khăn thì ở biên giới lại càng phức tạp bởi nó có sự cấu kết với các đối tượng bên ngoài biên giới. Bên cạnh đó, nếu mình đánh án không tốt thì tội phạm sẽ rất dễ trốn sang bên kia biên giới. Đó thực sự là chủ đề làm phim vừa nóng bỏng vừa hấp dẫn.
Thứ 2 đề tài là đồng bào các dân tộc ở khu vực biên giới, sát cánh cùng với bộ đội biên phòng để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của tổ quốc. Bộ đội Biên phòng và quân đội dù có đông quân bao nhiêu đi nữa cũng không thể rải khắp để quản lý đường biên mốc giới dài trên 4000km. Vì vậy, muốn bảo vệ biên giới thì phải dựa vào dân, mà dân chính là đồng bào các dân tộc. Ở đó, là những câu chuyện về gia đình, dòng họ, làng bản tham gia quản lý từng đường biên mốc giới trên đất mà người ta canh tác, có gì sai lệch hay tội phạm lẩn trốn là dân báo ngay cho biên phòng để cùng nhau giữ gìn an ninh trật tự, giữ gìn đường biên mốc giới.
Một điều nữa, phong cảnh vùng biên giới thường rất đẹp, non nước hữu tình, chân đạp mây bay, tóc vờn gió núi kết hợp với chuyện đấu tranh tội phạm, giữ gìn biên giới quốc gia… thật sự sẽ là những bộ phim hấp dẫn.
|
Xin cảm ơn ông!
Tự hào người lính Điện ảnh – Truyền hình Bộ đội Biên phòng (TGĐA) - Trong 50 năm qua, Điện ảnh – Truyền hình Bộ đội Biên phòng ... |
Điện ảnh – Truyền hình Bộ đội Biên phòng 50 năm: Truyền thống và tự hào (TGĐA) - Nửa thế kỷ gắn bó đồng hành với người lính Biên phòng là ... |
Đại tá Hoàng Ngọc Thanh: Nghệ sỹ nhưng cũng là chiến sỹ (TGĐA) - Trên cương vị giám đốc Điện ảnh – Truyền hình Bộ đội Biên ... |
Điện ảnh - Truyền hình Bộ đội Biên phòng: 50 năm một chặng đường (TGĐA) - Đoàn Điện ảnh Công an Nhân dân vũ trang (CANDVT) được thành lập ... |
Các nghệ sỹ điện ảnh đến với biên cương: Chuyến đi giàu ý nghĩa (TGĐA) Trong hai ngày 25 và 26/4 vừa qua, các nghệ sỹ của hai bộ ... |
Trình chiếu phim truyện Biên cương nhân ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (TGĐA) - Nhân kỷ niệm 58 năm ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (3/3/1959 ... |
Gia Hoàng