Truyện giả tưởng trên mạng – Nguồn cảm hứng mới cho điện ảnh Hàn Quốc

(TGĐA) - Sau truyện tranh trên mạng (Web Comics), truyện giả tưởng trên mạng (Web Fictions) bắt đầu trở thành mỏ vàng của nền công nghiệp phim ảnh Hàn Quốc từ những năm cuối thập niên 1990. Tiêu biểu là The Soul Guardians (1998) của đạo diễn PARK K.C, dựa trên tác phẩm cùng tên được xuất bản trên mạng thông tin PC và được quảng bá là bom tấn Hàn Quốc.

truyen gia tuong tren mang nguon cam hung moi cho dien anh han quoc Điện ảnh Hàn Quốc: Từ 'Chuyến tàu sinh tử' đến 'Ký sinh trùng'
truyen gia tuong tren mang nguon cam hung moi cho dien anh han quoc 'Vì sao đưa anh tới Việt Nam': Phim giả tưởng tâm lý lãng mạn đình đám châu Á

Nhưng xu hướng này thực sự bùng nổ với My Sassy Girl (2001), được chuyển thể từ tác phẩm cùng tên xuất bản trên internet. Việc chuyển thể thành phim từ các tác phẩm trên mạng tiếp tục với My Tutor Friend (2003) và Romance Of Their Own (2004) sau đó bùng phát vào thời điểm 2006 với A.P.T (2006). Kể từ đó, xu hướng điện ảnh hóa các bộ truyện tranh trên mạng đã trở thành trào lưu tới nay vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy sự thoái trào và ngày càng biến thể theo nhiều cách khác nhau.

Mỏ vàng cho điện ảnh

Thật vậy, truyện giả tưởng trên mạng đã trở thành nguồn “nguyên liệu” dồi dào cho ngành công nghiệp điện ảnh. Không giống như các tiểu thuyết dài đăng tải trên internet, truyện giả tưởng giờ đây đã có vị thế riêng bao gồm cả truyện tranh có hình minh họa. Năm 2016, thị trường truyện giả tưởng trên mạng ở Hàn Quốc đạt hơn 100 tỷ Won, tương đương 83 triệu USD. Hơn nữa, ngành công nghiệp giải trí hiện đã đưa ra một chiến lược mới có tên là "Một nguồn, đa mục đích”. Phim truyền hình Love in the Moonlight (2016) với các ngôi sao Park Bo Gum và Kim You Jung là một ví dụ điển hình cho mô hình này. Tác giả Yoon Yi Soo lần đầu tiên xuất bản bộ truyện Moonlight Drawn by Clouds (Mây họa ánh trăng) trên trang web Naver Web Novel. Tập truyện có 131 chương và đã thu hút hơn 50 triệu lượt người xem trước khi được chuyển thể thành phim truyền hình. Câu chuyện cũng đã được xuất bản thành bộ sách gồm 5 cuốn và cũng nhận được phản hồi tốt tương tự.

truyen gia tuong tren mang nguon cam hung moi cho dien anh han quoc
Cảnh trong phim Love in the Moon

Một trường hợp khác là phim truyền hình Moon Lovers: Scarlet heart Ryeo (Người tình ánh trăng, 2016) lại thành công hơi khác bình thường một chút. Câu chuyện gốc là tác phẩm nổi tiếng Bộ bộ Kinh tâm của nhà văn của Trung Quốc Đồng Hoa từng gây xôn xao cộng đồng mạng vào năm 2005 trước khi được chuyển thể thành phim truyền hình vào năm 2011. Moon Lovers: Scarlet heart, khi được chuyển thể thành phim truyền hình cũng đã rất nổi tiếng ở Hàn Quốc. Các ví dụ tiêu biểu khác của hiện tượng này là bộ truyện giả tưởng Old Man được làm thành phim truyền hình có tên Mr Back (2014) và phim truyền hình Cinderella and Four Knights (2016) với sự tham gia của Park So Dam.

Trong xu thế hiện nay, mỗi dự án văn học có thể trở thành “nguồn nguyên liệu” khai thác cho một dự án khác, và mỗi ý tưởng ban đầu có thể được phát triển thông qua các loại hình khác nhau, đan trộn giữa các thể loại truyện tranh trên mạng, truyện giả tưởng trên mạng và dramas trực tuyến. Và dĩ nhiên, phim điện ảnh cũng không phải ngoại lệ. Trong hơn một thập kỷ qua, rất nhiều bộ phim đã được chuyển thể từ truyện tranh trên mạng nên việc các dramas và truyện giả tưởng trên mạng được chuyển sang màn hình lớn là điều dễ hiểu. Vấn đề bây giờ chỉ còn là thời gian. Naver Books gần đây đã tổ chức cuộc thi Mystery Novel Competition lần đầu tiên với sự hợp tác của Showbox và Publisher HAINAIM và chọn được ba người chiến thắng. Tác phẩm The Rapture được trao giải thưởng lớn. Showbox hiện đã xem xét tất cả tác phẩm gửi dự thi để tìm ra những dự án có tiềm năng chuyển thể lên màn ảnh lớn.

Hơn nữa, truyện giả tưởng trên mạng khá phổ biến tại Hội chợ Asian Film Market ở LHP Quốc tế Busan (BIFF). Cũng như vậy, The Entertainment Intellectual Property Market (E-IP Market) đã chọn được 10 dự án quảng cáo trong năm 2016 và bảy trong số đó là những ấn phẩm xuất bản trên mạng và hai trong số đó là truyện giả tưởng, giống như năm 2015. Các bộ truyện giả tưởng vẫn không mạnh bằng truyện tranh trên mạng nhưng chúng thường xuyên được đánh giá cao

CEO H.S KIM – người điều hành cổng thông tin trực tuyến chuyên xuất bản truyện giả tưởng trên mạng, BOOKPAL, nói rằng chuyển thể phim từ các tác phẩm giả tưởng trên mạng cũng giống như bộ phim Mỹ The Martian hay phim Trung Quốc So Young. Nhiều công ty giải trí ở Trung Quốc đang ráo riết săn lùng các địa chỉ trang web xuất bản truyện trên mạng. Điều này cho thấy, truyện giả tưởng trên mạng và nền công nghiệp điện ảnh Hàn Quốc sẽ sớm vượt mặt Trung Quốc theo cách thức phát triển riêng.

Hấp dẫn không chỉ bởi nội dung

truyen gia tuong tren mang nguon cam hung moi cho dien anh han quoc
Cảnh làm phim Moon Lovers: Scarlet heart Ryeo

Như một phần của văn hoá nhạc pop, truyện giả tưởng trên mạng có khuynh hướng sản xuất ra những câu chuyện tuân theo quy tắc của các thể loại phổ biến hiện nay. Ngoài ra, những câu chuyện này đã được đọc và xác nhận bởi số lượng cụ thể người dùng trên Internet, do đó thành công rộng khắp là có thể dự đoán được. Trên hết, nó đặc biệt có lợi thế lớn là đã được tổ chức một cách bài bản. Giám đốc điều hành của BOOKPAL, H.S KIM, nói rằng truyện giả tưởng trên mạng có một định dạng rất giống với kịch bản phim bởi vì chúng chủ yếu bao gồm lời thoại của các nhân vật, không giống như các tiểu thuyết truyền thống, điều này giúp cho việc chuyển thể dễ dàng hơn nhiều. Ngoài ra còn có nhiều tình huống xung đột nổi bật khiến cho khán giả hồi hộp vì sự căng thẳng kịch tính kéo dài đến phút cuối cùng. Nói cách khác, các truyện giả tưởng trên mạng được tạo thành từ các yếu tố khiến cho chúng có thể dễ được làm lại hơn là thể loại truyện kể thông thường.Thị trường tiểu thuyết trên mạng ở Hàn Quốc hiện đang phát triển không hề thua kém Trung Quốc với doanh số bán ra đạt đến 83 triệu USD vào năm 2016. Một loạt các trang web xuất bản truyện trong nước hiện được kỳ vọng là một nguồn tài nguyên mới cho rất nhiều sản phẩm văn hoá. Nhà phê bình văn hoá nổi tiếng Kim Bong-seok nói rằng "Truyện giả tưởng trên mạng có một lịch sử ngắn hơn webtoon, nhưng tất cả chúng sẽ được chuyển thể thành phim trong nay mai.”

Ngày nay, triển vọng nghe nhìn của truyện giả tưởng trên mạng vẫn được coi là "đại dương xanh", đang vượt qua ranh giới của máy tính và TV để lên một màn hình lớn hơn – rạp phim chiếu. Mặc dù vẫn còn quá sớm để nói về thành công như việc chuyển thể truyện tranh trên mạng nhưng nói chung thể loại này rất có tiềm năng trong tương lai.

truyen gia tuong tren mang nguon cam hung moi cho dien anh han quoc Mỹ nam 'Mây họa ánh trăng' vướng vào tình tay ba trong bộ phim 'Đại ca hóa soái ca'
truyen gia tuong tren mang nguon cam hung moi cho dien anh han quoc Điện ảnh Hàn Quốc: Thời kỳ hoàng kim hay màn lột xác đầy táo bạo

Thục Vân