Từ phim 'Tro tàn và Kim cương' nghĩ về văn hóa

(TGĐA) - Đây là một trong những phim nổi tiếng nhất của đạo diễn Ba Lan Andrzej Wajda. Ông làm phim Tro tàn và Kim cương vào năm 1958, sau khi hoàn thành các phim như Thế hệCống ngầm. Đó là một chùm 3 phim về Đại chiến thế giới lần thứ II đã xảy ra trên đất nước Ba Lan thế nào.

tu phim tro tan va kim cuong nghi ve van hoa Nhà quay phim Matthew Libatique gặp rắc rối tại Ba Lan
tu phim tro tan va kim cuong nghi ve van hoa Sức hút ‘mê hoặc’ của điện ảnh Ba Lan và Iran tại Haniff 2018

Sau đây, chúng ta khảo sát phim Tro tàn và kim cương để chứng minh điều này.

Trước tiên, nói về cấu trúc. Câu chuyện này hoàn toàn tuân theo cấu trúc cổ điển, nghĩa là sử dụng luật “tam duy nhất” rất nhuần nhuyễn. Về không gian, câu chuyện chỉ xảy ra trong một thị trấn nhỏ, và phần lớn là ở trong một khách sạn. Về thời gian, câu chuyện chỉ xảy ra trong một ngày. Nhưng trong tiểu thuyết cùng tên, thời gian không cô đọng như trong phim. Chính Wajda đã yêu cầu nhà văn kiêm tác giả kịch bản Jerzy Andrzejewski sắp xếp các tình tiết của câu chuyện chỉ diễn ra trong vòng 24 giờ. Về hành động , các tác giả tập trung xây dựng một mục tiêu duy nhất. Nhân vật chính Maciek phải tiêu diệt được mục tiêu là một người cộng sản từ Liên Xô trở về Ba Lan. Với một bộ khung vững chắc như vậy, câu chuyện như một đoàn tầu vận hành với tốc độ nhanh, cuốn hút hàng triệu cặp mắt.

tu phim tro tan va kim cuong nghi ve van hoa
Phim Tro tàn và Kim cương

Thứ hai, về hệ thống nhân vật. Câu chuyện có khá nhiều nhân vật thuộc các thành phần xã hội. Từ cô gái quán bar đến người trực bán thuốc lá, từ bà già dọn vệ sinh đến ngài bộ trưởng, từ cô ca sỹ đến ông chỉ huy dàn nhạc v.v…tất cả đều có vai trò và mục đích của mình. Đặc biệt, các nhân vật chính luôn ở trung tâm câu chuyện. Họ đều có động cơ mạnh mẽ và mục đích rõ ràng. Ngay nhân vật Szczuka, mục tiêu của vụ ám sát, cũng có mục đích rất cao đẹp của mình là trở về để tìm lại đứa con trai bị thất lạc trong chiến tranh.

Nhân vật chính trong phim là Maciek một chàng trai khỏe mạnh, đầy nhiệt huyết. Anh là một người lính trong Quân đội quốc gia cánh hữu. Anh luôn vận đồ lính gọn gàng, đi giầy cao cổ với những bước nhanh, mạnh. Trên tay anh luôn có vũ khí. Khi thì khẩu tiểu liên, khi thì sung ngắn. Đặc biệt, Maciek luôn đeo kính râm. Điều này khiến anh mang một vẻ phong trần, lãng tử. Anh như thanh nam châm hút hết mạt sắt là tầng tầng lớp lớp khán giả ở khắp nơi trên thế giới. Đương thời, diễn viên Zbigniew Cybulski trong vai Maciek được coi như thần tượng James Dean của điện ảnh châu Âu những năm 60 thế kỷ trước. Đạo diễn Andrzej Wajda đã xây dựng thành công một loại nhân vật chính mới có sức tỏa sáng, thực sự là ngôi sao có giá trị.

tu phim tro tan va kim cuong nghi ve van hoa
Cảnh trong phim

Đối với nhân vật phụ, cô gái Krystyna là hình ảnh đối lập với Maciek. Nếu Maciek là chiến tranh, là cái chết thì Krystina là hòa bình, là sự sống. Hai nhân vật này biểu tượng cho lớp trẻ Ba Lan, sau chiến tranh, vẫn còn bị phân hóa về tư tưởng. Nhưng hai nhân vật này cũng có sự đồng cảm. Họ có khát khao tình yêu và nhu cầu tình dục. Song, những áp lực về hệ tư tưởng đã chia rẽ họ. Trong một thời điểm nhất định nào đó, thì có những nghĩa vụ và trách nhiệm, quan trọng hơn tình yêu, tình dục.

Những tập thể nhân vật phụ như ngài bộ trưởng với lễ sinh nhật của mình, như dàn nhạc với cô ca sỹ được thỏa sức hát và nhảy vào đêm đầu tiên sau chiến tranh – đó là hình ảnh đời thường. Đấy là cuộc sống của số đông, của mọi người. Nhưng đôi khi, âm nhạc cũng không đủ sức quyến rũ những con người như hiệp sỹ. Anh ta có thể hy sinh tất cả chỉ để thực hiện nghĩa vụ của mình.

tu phim tro tan va kim cuong nghi ve van hoa
Đạo diễn Andrzej Wajda

Đặc biệt, có hai nhân vật say rượu. Đầu tiên là một ông già. Người xem cứ ngỡ đây là một nhân vật vô hại, tác giả đưa vào chỉ để làm cho không khí vụ ám sát đỡ căng thẳng. Không ngờ, ông già lại kết thân với chàng trai Drewnowski, một trợ lý của bộ trưởng, đồng thời cũng là một nhân vật gió chiều nào che chiều ấy. Cảnh ông già quậy không là gì so với cảnh Drewnowski quậy tung buổi sinh nhật. Nhưng nhân vật này tiêu biểu cho một tầng lớp công chức Ba Lan, trong thời kỳ tranh tối tranh sáng, không xác định chỗ đứng của mình.

Thứ ba, về những áp lực tác động lên nhân vật. Người xem cảm nhận, nhân vật chính Maciek liên tục chịu nhiều sức ép. Đầu tiên, anh ta bắn nhầm, giết nhầm. Sau đó, áp lực về thời gian, áp lực về không gian (kẻ thù ở trong cùng khách sạn), áp lực về tình yêu (lời khuyên của cô gái), áp lực của cấp trên (chỉ huy thúc giục), áp lực của chính anh ta (mơ ước được đi học) v.v… khiến nhân vật chính lúc nào cũng như muốn nổ tung. Người xem luôn đồng cảm, chia sẻ và thương tiếc, đau xót cho số phận của anh.

tu phim tro tan va kim cuong nghi ve van hoa
Đạo diễn Andrzej Wajda

Thứ tư, về cách sử dụng những chi tiết. Ngay đầu phim, khi hai người đang phục kích trên đường, có một cô bé muốn cắm hoa trên tượng Chúa, người xem không đoán được điều gì xảy ra. Nhưng khi có người bị bắn chết, ngã vào trong nhà thờ, khán giả mới tự lý giải tính logic của sự việc. Hoặc khi Maciek ngáp, người ta đã biết tâm trạng anh thế nào. Những sự việc diễn biến sau này, hết sức hợp lý. Hay như khi Maciek và Krystyna đi dạo trong nhà thờ đổ nát, đường khúc khuỷu, một chiếc đế giày của cô bị rơi, Maciek tìm cách đóng lại.

Từ một chi tiết nhỏ này, họ khám phá ra bao nhiêu điều chấn động tâm can. Đỉnh cao của việc sử dụng chi tiết là khi Krystyna lần hồi đọc những dòng thơ của thi sỹ Cyprian Nowid trên bức tường đổ nát. Mặt tường sứt sẹo vết đạn. Những câu thơ vỡ vụn , cô phải cố tìm cách đọc từng câu thơ tan nát trong bóng tối. Ngay lúc đó, Maciek bật diêm, đưa cho cô, để cô soi từng dòng thơ, đọc tiếp. Những câu thơ của nhà thơ từ thế kỷ 19 nói về ngọn lửa.

tu phim tro tan va kim cuong nghi ve van hoa
Đạo diễn Andrzej Wajda

Và ngọn lửa có thể là biểu tượng của tự do, có thể là biểu tượng của cái chết. Nhưng sau ngọn lửa sẽ còn lại gì? Tro tàn hay Kim cương? Một viên Kim cương ánh lên vẻ đẹp của Ngôi sao, biểu tượng của Chiến thắng? cảnh này trong phim là một trong những cảnh đẹp nhất, đau đớn nhất và hy vọng nhiều nhất đối với người xem.

Thứ năm, tôi muốn nói đến chất uy-mua (hài hước) của đạo diễn. Người châu Âu có câu ngạn ngữ: “Thượng đế thì cười, chúng ta thì suy nghĩ’’. Cái nhìn của người nghệ sỹ là anh nên chọn được một góc nhìn bao quát toàn bộ bối cảnh cũng như hiện thực xã hội để trình bày nó một cách hết sức nhẹ nhàng. Đấy là cách đưa tác phẩm vào trái tim người xem một cách thông minh nhất. Lễ sinh nhật của vị bộ trưởng vào đêm chiến thắng mùng 8 tháng năm có gì nghiêm trọng đâu. Quậy phá đấy, say rượu đấy, song song với cô ca sỹ hát say mê về tình yêu, về cuộc sống, song song với vũ hội của những cặp đôi. Đấy là cách nhìn của một bậc thầy mà ít ai có thể học hỏi được. Chất hài hước không thô. Trái lại, rất nhuyễn và ngọt.

Và đôi khi, cái hài và cái bi hòa quyện vào nhau. Đó là khi Maciek bắn chết Szczuka trên phố. Sau cơn mưa, bầu trời trong xanh. Đúng lúc đó, pháo hoa mừng chiến thắng nô nức tưng bừng. Szczuka bỗng trúng đạn. Ông ta không hiểu vì sao. Mất phương hướng, ông ta lao đến, ôm chầm lấy chính người bắn mình. Maciek cũng bàng hoàng, chúc mũi súng xuống. Mặc cho máu của đối phương ngấm sang người mình. Và khi Szczuka gục xuống vũng nước bên đường, pháo hoa vẫn bừng sáng trên trời. Nhưng dưới vũng nước, bóng pháo hoa lại vây quanh xác ông. Cắt cảnh. Bao cảm xúc dâng trào lẫn lộn trong lòng người xem.

tu phim tro tan va kim cuong nghi ve van hoa Sức hút ‘mê hoặc’ của điện ảnh Ba Lan và Iran tại Haniff 2018
tu phim tro tan va kim cuong nghi ve van hoa Cố đạo diễn Andrej Wajda: 'Ông vua giải thưởng' của điện ảnh Ba Lan

Đoàn Tuấn