Điện ảnh Việt: Có một lớp đạo diễn trẻ để hy vọng…

(TGĐA) - Tin vui về tới tấp cho những ai hướng về một thế hệ đạo diễn trẻ của điện ảnh Việt hay đang nhíu mày khi những lớp làm phim đi trước đã dần mai một mà lo ngại chưa có đàn em thay thế. Mới nhất, My home của đạo diễn trẻ người Việt Nguyễn Phương Mai lọt đề cử rút gọn Phim hoạt hình ngắn xuất sắc nhất của giải Oscar 2016; LHPVN lần thứ 19 có 3 đạo diễn độ tuổi 8X tranh tài hay gần đây nhất, 12 chòm sao: Vẽ đường cho yêu chạy của đạo diễn trẻ Vũ Ngọc Phượng cũng mang tới một làn gió mới cho khán giả. Thế hệ 7x vẫn đang chiếm lĩnh rạp chiếu nhưng sự tươi mới thì đang do những người 8x, thậm chí 9x mang lại…

Những gương mặt ấn tượng

Năm 2015, những người trẻ thuộc thế hệ 8x đã mang đến một khác biệt thật sự với một bữa tiệc phim nhiều màu sắc, với lựa chọn cách đi riêng không trùng lặp và quan trọng, những tác phẩm của họ đều được đánh giá cao về nghề nghiệp hay hiệu ứng tốt từ phía khán giả.

o_din_Nguyn_Hong_ip_v_din_vin_Thy_Anh_trong_p_cnh_gia_khng_trung

Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp và diễn viên Thùy Anh trong Đập cánh giữa không trung

Cũng lâu lắm rồi điện ảnh Việt mới có đạo diễn nữ gây ấn tượng kể từ sau thế hệ NSND Bạch Diệp hay NSƯT Phạm Nhuệ Giang. Năm 2015, hai đạo diễn thế hệ đầu 8x là Nguyễn Hoàng Điệp và Đặng Thái Huyền đều chính thức “chào sân” thành công với khán giả qua hai tác phẩm Đập cánh giữa không trungNgười trở về. Chính thức là bởi bộ phim độc lập Đập cánh giữa không trung của Nguyễn Hoàng Điệp dù đã được báo chí đưa tin rầm rộ trước đó khi bộ phim chu du qua nhiều LHPQT trên thế giới, được đánh giá khá tốt cũng như đoạt giải BGK tại Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ 3 (2014) thì tới cuối tháng 1/2015, phim mới ra mắt khán giả trong khuôn khổ các suất chiếu Art house của hệ thống rạp CGV.

o_din_ng_Thi_Huyn

Đạo diễn Đặng Thái Huyền

Tương tự đó, Người trở về, ra mắt đợt tháng 8/2015, cũng khiến báo chí tốn nhiều giấy mực khi lấy đi nhiều nước mắt của khán giả với câu chuyện về cô Mây, người trở về bến sông Châu sau một năm kể từ ngày báo tử, chứng kiến cảnh người yêu đi lấy vợ cũng như phải sống trong những ám ảnh mà chiến tranh đem lại. Bộ phim cũng được CGV hỗ trợ chiếu ra mắt khán giả trong chương trình Art house của mình. Điều ấn tượng hơn là cả hai không hề chọn cho mình một con đường đi dễ dàng và an toàn. Nếu như Hoàng Điệp mất tới 5 năm để theo đuổi dự án độc lập của mình, với cách kể “khó xem” với nhiều khán giả đại chúng thì Đặng Thái Huyền lại chọn đề tài chiến tranh và hậu chiến, vốn là thứ “khó nhằn” ngay cả với cánh đàn ông.

o_din_tr_inh_Tun_V

Đạo diễn trẻ Đinh Tuấn Vũ

Cũng chọn một đề tài thuộc dạng khó, nhất là với một người trẻ sinh năm 1989 là Cuộc đời của Yến do đạo diễn Đinh Tuấn Vũ thực hiện. Khác với Và anh đã trở lại trước đó, ít nhiều cũng là bối cảnh hiện tại với những rung động tình yêu phù hợp với lứa tuổi của mình. Ở bộ phim thứ hai này, chọn đề tài tảo hôn, với những biến cố theo suốt cuộc đời của Yến qua nhiều bối cảnh trải dài từ trước năm 1945 tới sau thời kỳ đổi mới, sự ôm đồm đó khiến nhiều người nghi ngại trước khi bộ phim ra mắt. Tuy nhiên, điều đạo diễn trẻ này làm được không chỉ là nắm bắt được tác phẩm của mình, đưa người xem ngược thời gian về bối cảnh xưa mà còn khiến người xem phải gật gù trước những xử lý tinh tế trước mỗi tính cách, hoàn cảnh nhân vật, đặc biệt là khi ba người trong phim là Lành – Yến – Hạnh gặp nhau trong căn nhà của Hạnh, nơi vùng kinh tế mới.

Một đạo diễn trẻ khác cũng gây ấn tượng với khán giả là Vũ Ngọc Phượng với 12 chòm sao: Vẽ đường cho yêu chạy ra mắt khán giả vào dịp cuối tháng 11/2015. Là một bộ phim thị trường, đạo diễn sinh năm 1985 này khá khéo léo chọn một kịch bản đan cài những điều gần gũi, đang được yêu thích trong giới trẻ như “12 cung hoàng đạo”, lời thoại hơi hướng ngôn tình, chuyện tình yêu – “cẩm nang cưa gái” và dàn viễn viên tuổi teen trai xinh gái đẹp diễn xuất sinh động… Tuy nhiên, cái “được” của bộ phim là sự tiết chế khá tinh tế của đạo diễn, nhịp phim mạch lạc, nhanh và gọn gàng khiến bộ phim dễ xem, dễ vào và nhỏ xinh tựa như một món quà…

o_din_Phan_Gia_Nht_Linh_cng_dn_din_vin_Em_l_b_ni_ca_anh

Đạo diễn Phan Gia Nhật Linh cùng dàn diễn viên Em là bà nội của anh

Và cũng có thể gọi đạo diễn Phan Gia Nhật Linh là người trẻ bởi đạo diễn sinh năm 1979 này cũng mới chỉ có Em là bà nội của anh là bộ phim đầu tay. Thu về 42 tỷ sau 10 ngày công chiếu, bộ phim mua bản quyền làm lại Miss Granny của Hàn Quốc là kết quả của quãng thời gian dài vị đạo diễn này đúc kết thị hiếu khán giả qua việc hoạt động trong nhiều vai trò của điện ảnh như phóng viên, viết kịch bản, sáng lập diễn đàn điện ảnh, LHP ngắn cho tới vai trò đạo diễn phim truyền hình. Việc đi sau 2 phiên bản trước (Hàn và Hoa ngữ) khiến Em là bà nội của anh tránh được khá nhiều sai sót cũng như phát huy được ưu điểm của bộ phim. Tuy nhiên, cũng phải đánh giá cao cách xử lý Việt hóa của đạo diễn cài cắm khiến bộ phim gần gũi hơn cũng như làm sống lại các tác phẩm nhạc Trịnh tưởng như đã quen thuộc.

Một làn gió tươi mới

Cnh_trong_phim_Ngi_tr_v

Cảnh trong phim Người trở về