Kết thúc lớp Tập huấn làm phim Tài liệu & Phóng sự truyền hình tại Cần Thơ: “Khơi lại chất lửa làm nghề!”

(TGĐA Online) - Đó là lời chia sẻ của nhiều học viên tham dự khóa Tập huấn 10 ngày làm phim Tài liệu & Phóng sự truyền hình tại Cần Thơ do Hội điện ảnh Việt Nam phối hợp với Chi hội điện ảnh Cần Thơ tổ chức vừa kết thúc vào chiều ngày 14/05/2015. Rất nhiều trong số 41 học viên thuộc các tỉnh ĐBSCL đã từng tham dự khóa đào tạo như vậy trước đó tại Cà Mau nhưng vẫn tìm tới lớp học do NSƯT Vương Khánh Luông và NSƯT Sỹ Chung đứng lớp. Ở đây, ngoài được nâng cao kiến thức và kỹ năng sáng tác phim tài liệu - phóng sự truyền hình, họ còn tìm thấy “chất lửa” để làm nghề.

B_Nguyn_Th_Hng_Ngt_-_Ph_ch_tch_Thng_trc_HAVN_pht_bng_cho_cc_hc_vin_kha_tp_hun

Bà Nguyễn Thị Hồng Ngát - Phó chủ tịch Thường trực HĐAVN phát bằng cho các học viên khóa tập huấn

Diễn ra 10 ngày, từ ngày 04-14/04/2015, tại thành phố Cần Thơ, lớp Tập huấn làm phim Tài liệu và Phóng sự truyền hình quy tụ 41 học viên đến từ các đài Phát thanh – Truyền hình khu vực ĐBSCL như Cần Thơ, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Hậu Giang…, do NSƯT Sỹ Chung và NSƯT Vương Khánh Luông giảng dạy. Đây là một trong những hoạt động thường niên của Hội điện ảnh Việt Nam, với mục đích tập huấn, kích thích và nâng cao chất lượng của hội viên hội Điện ảnh cũng như những người làm nghề trên cả nước. Khóa học “Nâng cao nghiệp vụ Viết kịch bản và Lời bình phim tài liệu” lần này cũng là lần thứ 2 Hội điện ảnh Việt Nam mở lớp tập huấn làm phim Tài liệu & Phóng sự tại khu vực ĐBSCL, sau thành công của lớp học tại Cà Mau.

B_Nguyn_Th_Thanh_Ting_-_PG_i_PTTH_Cn_Th_trao_bng_cho_cc_hc_vin

Bà Nguyễn Thị Thanh Tiếng - PGĐ đài PT&TH Cần Thơ trao bằng cho các học viên

NSUT_Vng_Khnh_Lung_v_NSUT_S_Chung_-_hai_ging_vin_ca_kha_tp_hun_ti_Cn_Th

NSƯT Vương Khánh Luông và NSƯT Sỹ Chung - hai giảng viên của khóa tập huấn tại Cần Thơ

Tiếp tục mô hình được học viên đón nhận trước đó tại Phú Yên hay Cà Mau trước đó, lớp học tại Cần Thơ vẫn chia khoảng thời gian đào tạo ra làm 2 giai đoạn. Cụ thể, sau 4 ngày đầu học lý thuyết, trao đổi kinh nghiệm, các phương pháp làm phim thì 41 học viên sẽ chia làm 6 nhóm. Mỗi nhóm sẽ cùng nhau đưa ra ý tưởng, thực hiện một bộ phim từ 5-15 phút để báo cáo tốt nghiệp. Hai giảng viên Sỹ Chung và Vương Khánh Luông sẽ theo sát quá trình làm phim của học viên, góp ý, chỉnh sửa cho lễ báo cáo tốt nghiệp diễn ra vào ngày 14/05/2015. Việc này ngoài giúp thực hành song song với lý thuyết thì cũng tạo cho học viên cách làm việc theo nhóm, sự tinh nhạy trong phát hiện vấn đề cũng như nhìn thấu mọi công tác khiển khai một bộ phim từ khi lên ý tưởng, thực thi, dựng phim, viết lời bình cho đến khi ra sản phẩm.

Hc_vin_Tun_Triu_-_i_pht_thnh_truyn_hnh_Sc_Trng_chia_s_cm_xc_v_lp_hc

Học viên Tuấn Triều - Đài phát thành truyền hình Sóc Trăng chia sẻ cảm xúc về lớp học

Và quả thực, 6 tác phẩm trong lễ báo cáo tốt nghiệp là những góc nhìn rất riêng, đầy màu sắc, thời sự và đặc biệt mang đúng “hương vị” của vùng sông nước ĐBSCL. Nói như bà Nguyễn Thị Hồng Ngát – Phó chủ tịch thường trực Hội điện ảnh Việt Nam thì “6 tác phẩm như những cô gái mộc mạc chưa tô son trang điểm nhưng mỗi người mỗi vẻ”. Đó là câu chuyện thời sự nhưng cũng đầy tình người của nhóm làm phim Cần Thơ trong bộ phim Máu hiếm RH; là việc giới thiệu đầy tự hào về sản vật hành tím Vĩnh Châu (Sóc Trăng) trong Hành tím – Hương vị một vùng quê; là tấm gương người thầy giáo Lê Trung Sứng ở Cần Thơ 20 năm miệt mài dạy bơi miễn phí cho trẻ em trong Thầy dạy bơi miệt vườn; là câu chuyện về văn hóa, nguồn cội, giữ gìn bản sắc ẩn giấu dưới một vụ kiện khá kỳ lạ trong phóng sự Vụ kiện… cây Vừng; và bên cạnh chân dung “mẹ đẻ của nhiều siêu lúa”, GS-TS Nguyễn Thị Lang trong Tiến sĩ của nhà nông thì còn có những câu chuyện cảm động về tâm hồn thông qua hồi ức thời trẻ 10 năm son sắt chờ đợi của bà Lê Hồng Qúy với người chồng Ba Chung trong Hồi ức và niềm tin.

NSUT_Vng_Khnh_Lung_pht_biu_tng_kt_hp_hc

NSƯT Vương Khánh Luông phát biểu tổng kết hớp học

Theo NSƯT Vương Khánh Luông và NSƯT Sỹ Chung, 6 tác phẩm là sự nỗ lực rất lớn của các học viên bởi họ phải hoàn thành việc dựng và viết lời bình chỉ trong thời gian rất ngắn. Có học viên đã phải thức trắng đêm để dựng kịp cho lễ báo cáo. Chính vì vậy, khó có thể đòi hỏi cao hơn ở các tác phẩm mà “còn rất nhiều chất liệu chưa khai thác hết”. Nhưng, với các kiến thức đã được trang bị tại khóa học này, họ đều hy vọng các học viên sẽ tiếp tục hoàn thiện nó cũng như nâng tầm nhiều tác phẩm sau này. Cũng trong buổi lễ báo cáo tốt nghiệp, nhiều học viên cũng chia sẻ sự tri ân của mình với khóa học, với hai NSƯT giảng dạy. Họ mong mỏi rằng, sẽ có nhiều khóa học như vậy được tổ chức, bởi sự tận tâm của thầy giáo, sự mới mẻ của phương thức truyền đạt đã mang lại cho họ “chất lửa”, “men say”, là sự kích thích lớn để họ đam mê hơn với nghề.

P.V