Đạo diễn Đặng Nhật Minh và tình yêu Hà Nội

(TGĐA) - Trong số những tác phẩm làm nên tên tuổi lừng lẫy của đạo diễn Đặng Nhật Minh có một chùm phim về Hà Nội. Đó là Hà Nội mùa đông năm 46 (1998), Mùa ổi (2000) và mới đây năm 2022 là bộ phim Hoa nhài.

NSND, Đạo diễn Đặng Nhật Minh tái xuất màn ảnh trước sự mến mộ nồng nhiệt của khán giả thủ đô NSND, Đạo diễn Đặng Nhật Minh tái xuất màn ảnh trước sự mến mộ nồng nhiệt của khán giả thủ đô
'Hoa nhài' của đạo diễn Đặng Nhật Minh dự thi Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VI 'Hoa nhài' của đạo diễn Đặng Nhật Minh dự thi Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VI
NSND Đặng Nhật Minh nhận Huân chương Hiệp sĩ Văn học nghệ thuật NSND Đặng Nhật Minh nhận Huân chương Hiệp sĩ Văn học nghệ thuật
Cảnh trong phim Hà Nội mùa đông năm 46
Cảnh trong phim Hà Nội mùa đông năm 46

Sống ở Hà Nội trên 60 năm, gắn bó với Hà Nội qua bao thăng trầm từ những ngày đầu Giải phóng thủ đô 1954, sau cuộc kháng chiến chống Pháp, đến những năm tháng chống Mỹ gian khổ, những năm bao cấp nghèo khó, rồi đến thời kỳ đổi mới sôi động, và bây giờ là sự bùng nổ của một thủ đô đang đi lên hiện đại. Đặng Nhật Minh lặng lẽ ghi chép, viết truyện và âm thầm chuẩn bị cho những thước phim.

Năm 1996, nhân kỷ niệm 55 năm ngày Bác Hồ cùng Trung ương rời Hà Nội lên Việt Bắc, bắt đầu cho cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp 9 năm, Đặng Nhật Minh đã sáng tác bộ phim Hà Nội mùa đông năm 46 (kịch bản Đặng Nhật Minh – Hoàng Nhuận Cầm). Có thể nói, đây là một bộ phim về Bác Hồ, về Hà Nội hay và xúc động, một bộ phim về những người dân, người lính, nghệ sĩ Hà Nội hào hoa mà chân thành. Hình tượng Bác Hồ qua tài năng diễn xuất của nghệ sĩ Tiến Hợi lung linh, vĩ đại trong sự giản dị gần gũi vô cùng. Ở vào thời khắc nghiệt ngã của lịch sử - trước giờ bùng nổ chiến tranh, Hà Nội và người Hà Nội đã hiện lên sinh động, đẹp, thắm thiết tình người. Hà Nội mùa đông năm 46 là một phim lịch sử nhưng những số phận con người vẫn được khắc họa khá sắc nét. Dù là một phim lịch sử cách mạng được đặt hàng, nhưng đạo diễn không chạy theo thời gian, chạy theo ngày lễ (1946 – 1996) mà vẫn cố gắng thực hiện với một sự sáng tạo, công phu nhất. Bởi thế, cuối năm 1998, phim mới hoàn thành.

NSND Bùi Bài Bình và vai diễn ông Hòa trong Mùa ổi
NSND Bùi Bài Bình và vai diễn ông Hòa trong Mùa ổi

Sau bộ phim lịch sử hoành tráng Đặng Nhật Minh quay về với một câu chuyện gia đình trắc trở, bi thương: Mùa ổi (năm 2000). Một gia đình trí thức Hà Nội bị cuốn đi theo thời cuộc. Những va đập của chính quyền mới với người dân phản ánh những bi kịch của một thời kỳ lịch sử. Đây là câu chuyện từ người thân trong gia đình ông. Trước khi Mùa ổi được đưa lên màn ảnh, Đặng Nhật Minh đã kể chuyện này qua truyện ngắn Ngôi nhà xưa. Câu chuyện trong gia đình ông nhưng cũng là câu chuyện xã hội Hà Nội cuối những năm 50, đầu những năm 60 của thế kỷ trước. Sự chia sẻ với người thân những đau thương mất mát, sự nghiền ngẫm, suy nghĩ của người sáng tạo vào một thời điểm sung sức nhất đã kết tinh thành phim Mùa ổi. Một bộ phim xuất sắc. Nhân vật ông Hòa, trải qua biến cố của gia đình mãi mãi mang tâm hồn đứa trẻ 13 tuổi, qua diễn xuất xuất thần của diễn viên Bùi Bài Bình đã trở thành một hình tượng đặc sắc của điện ảnh Việt Nam.

Các diễn viên khác như Lan Hương (vai Thủy), Phạm Khắc Lãm (vai luật sư), Chiều Xuân (vai vợ luật sư)... là những người Hà Nội nhẫn nhịn, lịch sự mà giờ đây chúng ta vẫn ước ao tìm lại.

Mùa ổi thực sự là bộ phim tuyệt đẹp về những người con Hà Nội trong đau thương, mất mát vẫn giữ được phẩm giá cao quý. Sau này chúng ta còn được chiêm ngưỡng họ trong một trường đoạn về gia đình liệt sĩ Đặng Thùy Trâm đầy xúc động của phim Đừng đốt.

NSƯT Tiến Hợi và vai diễn Bác Hồ trong phim Hà Nội mùa đông năm 46
NSƯT Tiến Hợi và vai diễn Bác Hồ trong phim Hà Nội mùa đông năm 46

Có lẽ với 2 bộ phim Hà Nội mùa đông năm 46Mùa ổi, Đặng Nhật Minh đã trả xong “món nợ” cho mảnh đất nuôi dưỡng ông trở thành một đạo diễn điện ảnh hàng đầu?

Nhưng không, ông vẫn tiếp tục nghĩ ngợi về mảnh đất nghìn năm văn hiến này.

Qua mấy năm đại dịch Covid tàn phá, mọi hoạt động điện ảnh dường như ngừng trệ, thật bất ngờ ông lại trình làng bộ phim Hoa nhài.

Với ba bộ phim Hà Nội mùa đông năm 1946, Mùa ổi, Hoa nhài đạo diễn Đặng Nhật Minh đã dẫn dắt người xem đi suốt chiều dọc lịch sử Hà Nội từ ngày giải phóng thủ đô 1954 đến nay, và ông lại đưa người xem đi theo chiều ngang đến từng số phận con người...

Hà Nội trong phim Hoa nhài là cuộc sống của những người lao động bình dị, lam lũ. Một gia đình sống trong ngõ nhỏ với người chồng là thợ cắt tóc vỉa hè, bà vợ bán nước chè chén góc phố. Một chú bé đánh giày từ quê lên tỉnh kiếm tiền giúp mẹ đang ốm đau. Một dàn đồng ca của những người khiếm thị dưới cây gậy chỉ huy của ông nhạc sĩ già... các nhân vật trong phim đều như bước ra từ cuộc sống thực. Họ đều là những con người yếm thế trong cuộc đời – Họ là những người sống quanh ta. Nhưng điều đáng nói là họ quấn vào nhau, giúp đỡ nhau, lo lắng cho nhau để cùng tồn tại. Và trong cuộc sống đầy bất trắc, khó khăn, bần cùng, họ vẫn bộc lộ những phẩm chất đẹp, trong sáng, thiện lương, sẵn sàng hy sinh vì người khác như lời một bài hát về Hà Nội “mộc mạc thôi mà sao bồi hồi, mộc mạc thôi mà bâng khuâng nhớ mãi”.

Hoa nhài khắc họa những con người Hà Nội bình dị, mộc mạc và nhân văn
Hoa nhài khắc họa những con người Hà Nội bình dị, mộc mạc và nhân văn

Bộ phim Hoa nhài được trình bày như những lát cắt của cuộc sống. Phim không có kịch tính, mâu thuẫn dữ dội mà bình lặng trôi chảy như đời thường. Thảng hoặc có va chạm nho nhỏ nhưng đều sớm được giải quyết. Nếu người xem chờ đợi một sự hấp dẫn, hồi hộp, cuốn hút, bùng nổ chắc sẽ thất vọng. Gần như trong phim chỉ toàn người tốt. Đến anh chàng buôn bán, cầm cố tài sản mà cũng đầy lòng trắc ẩn...

Cảnh trong phim Hoa nhài
Cảnh trong phim Hoa nhài

Có lẽ điều mà tác giả muốn gửi gắm trong phim là khi cuộc sống ào ạt lao về phía trước thì chúng ta cũng nên lắng lại nhìn về phía sau, thay vì chỉ nhìn lên những ngôi nhà chọc trời thì cũng nên nhìn xuống dưới chân mình... ở đó có những con người bần hàn sinh sống trong những căn nhà nhỏ nằm sâu hun hút trong những ngõ nghèo. Họ vẫn âm thầm lưu giữ những tình cảm yêu thương, những tâm hồn thanh lịch biểu trưng cho khí chất của người Hà Nội.

Với ba bộ phim Hà Nội mùa đông năm 46, Mùa ổi, Hoa nhài đạo diễn Đặng Nhật Minh đã dẫn dắt người xem đi suốt chiều dọc lịch sử Hà Nội từ ngày giải phóng thủ đô 1954 đến nay, và ông lại đưa người xem đi theo chiều ngang đến từng số phận con người...

Đạo diễn Đặng Nhật Minh trên trường quay Hoa nhài
Đạo diễn Đặng Nhật Minh trên trường quay Hoa nhài

Đã bước vào tuổi 85, chắc Hoa nhài là bộ phim cuối cùng của đạo diễn Đặng Nhật Minh như ông tuyên bố?

Nhưng tôi biết người đạo diễn của những bộ phim luôn đồng hành cùng những thăng trầm của đất nước vẫn đang tiếp tục suy nghĩ về sự phát triển của nền điện ảnh Việt Nam, tiếp tục nặng lòng với Hà Nội – nơi lắng hồn núi sông ngàn năm.

NSND, Đạo diễn Đặng Nhật Minh tái xuất màn ảnh trước sự mến mộ nồng nhiệt của khán giả thủ đô NSND, Đạo diễn Đặng Nhật Minh tái xuất màn ảnh trước sự mến mộ nồng nhiệt của khán giả thủ đô

(TGĐA) - Chiều ngày 8/11/2022 tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia (Hà Nội) trong ...

'Hoa nhài' của đạo diễn Đặng Nhật Minh dự thi Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VI 'Hoa nhài' của đạo diễn Đặng Nhật Minh dự thi Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VI

(TGĐA) - Phim Hoa nhài - một bộ phim về người Hà Nội thanh lịch ...

NSND Đặng Nhật Minh nhận Huân chương Hiệp sĩ Văn học nghệ thuật NSND Đặng Nhật Minh nhận Huân chương Hiệp sĩ Văn học nghệ thuật

(TGĐA) – Đạo diễn, NSND Đặng Nhật Minh vừa vinh dự nhận Huân chương Hiệp ...

Đinh Trọng Tuấn