Điện ảnh Asean quyết tâm hợp tác

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động sôi nổi của LHP Quốc tế Hà Nội lần thứ IV, Tọa đàm Hợp tác sản xuất, phát hành phim giữa các nước thành viên Asean giống như một sự khẳng định rằng “Đã đến thời của chúng ta – Điện ảnh Asean”.

dien anh asean quyet tam hop tac Haniff2016: Giao thoa văn hóa Việt – Hàn
dien anh asean quyet tam hop tac Trại sáng tác và Chợ dự án: Cơ hội cho người trẻ
dien anh asean quyet tam hop tac Haniff 2016: Cỏ xanh &Trúng số có làm nên chuyện?
dien anh asean quyet tam hop tac

Tham dự Toạ đàm có ông Vongthep Arthakaivalvatee - Phó tổng Thư ký Asean về Cộng đồng văn hóa – Xã hội; ông Briccio Santos – Chủ tịch Quỹ điện ảnh Asean; Tiến sỹ Ngô Phương Lan – Cục trưởng Cục Điện ảnh – Giám đốc LHP Quốc tế Hà Nội IV cùng đại diện lãnh đạo điện ảnh của các nước Asean gồm ông Đỗ Duy Anh – Phó Cục trưởng Cục điện ảnh Việt Nam; bà Wei Xuan Sim - Ủy ban Điện ảnh Singapore; ông Pok Borak – Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh và Phổ biến văn hóa Campuchia; bà Norakhikin Ahmad Nor – Trưởng phòng thương mại quốc tế, Finas, Malaysia. Ngoài ra còn có những vị khách mời đặc biệt gồm Đại sứ Indonesia và Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Tây Ban Nha.

Tiến sỹ Ngô Phương Lan cho biết LHP Quốc tế Hà Nội lần thứ IV tổ chức Chùm phim chọn lọc giới thiệu những tác phẩm điện ảnh tiêu biểu của các nước thành viên Asean nhằm giúp các nhà làm phim và khán giả có một cái nhìn chung về bức tranh điện ảnh Asean hiện tại. Không chỉ học hỏi giao lưu với nhau, những nhà làm phim, những người hoạt động điện ảnh còn tìm thấy sự gắn kết và hợp tác. Từ đó, cộng đồng điện ảnh Asean chắc chắn sẽ có những dấu ấn mang tính đột phá.

dien anh asean quyet tam hop tac
Ông Vongthep Arthakaivalvatee - Phó tổng Thư ký Asean về Cộng đồng văn hóa – Xã hội

Ông Vongthep Arthakaivalvatee - Phó tổng Thư ký Asean về Cộng đồng văn hóa – Xã hội khẳng định cộng đồng Asean nhấn mạnh sự phát triển lấy con người làm trung tâm. Và một trong những điều đó là hoạt động nghệ thuật điện ảnh với sứ mệnh thúc đẩy quảng bá ý tưởng về tinh thần công dân Asean. Thông qua điện ảnh, người dân ở các quốc gia khác nhau có thể hiểu được nền văn hóa của nhau. Trong hơn một thập kỷ qua, nhiều tác phẩm điện ảnh thuộc cộng đồng các quốc gia Asean đã được vinh danh trên trường quốc tế tại các LHP lớn như Cannes, Venice. Những tác phẩm và cá nhân xuất sắc đó là niềm tự hào của các nước Asean vì thế vấn đề mấu chốt là phải cùng nhau quảng bá niềm tự hào chung đó để thúc đẩy thế hệ các nhà làm phim trẻ. Điều quan trọng nữa là hợp tác đồng sản xuất, thúc đẩy sự phát triển điện ảnh từng quốc gia cũng như nền điện ảnh chung trong khu vực.

Với trọng tâm là nêu bật những ưu điểm cũng như nhược điểm cần khắc phục trong công tác sản xuất - phát hành, sự định hướng từ phía chính phủ các nước trong cộng đồng Asean nhằm thu hút các nhà sản xuất nước ngoài, các đại biểu tham dự tọa đàm đã trình bày những kinh nghiệm thực sự quý giá áp dụng từ thực tế tình hình điện ảnh của mỗi nước. Theo đó, nếu như điện ảnh Việt Nam có ưu điểm là có ra hành lang pháp lý tạo cơ sở để phát triển điện ảnh; nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước tham gia phát triển điện ảnh, khuyến khích nhà đầu tư bỏ tiền làm phim, xây dựng các rạp chiếu thông qua hàng loạt chính sách cởi mở hợp lý cùng với việc duy trì nguồn kinh phí đặt hàng làm phim phục vụ chính trị, phim cho đồng bào dân tộc khu vực miền núi… thì chính phủ Singapore lại tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy tài năng điện ảnh của Singapore tích cực sản xuất phim bằng nguồn kinh phí tự tìm kiếm.

dien anh asean quyet tam hop tac

Các nhà làm phim Singapore cũng rất mong muốn có được sự hợp tác với điện ảnh các nước thành viên Asean bằng dự án sản xuất 5 phim ngắn mỗi phim dài 20 phút sau đó ghép lại thành phim dài 100 phút. Đây là một ý tưởng không mới nhưng nó sẽ giúp tạo ra sự gắn kết mang tính lâu dài. Điện ảnh Campuchia, theo chia sẻ của ông Pok Borak, thì có thế mạnh là có nhiều dự án phim hợp tác với nước ngoài, tính đến tháng 9/2016 đã có 53 dự án hợp tác với nước ngoài chủ yếu là phim truyện và tài liệu. Ngoài ra còn thành lập quỹ nghệ thuật Khơ me (thành lập tháng 7/2016) để hỗ trợ các nhà làm phim trong nước. Chính phủ cũng đã sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật và một số quy định về quản lý điện ảnh để có những chính sách cởi mở thông thoáng hơn. Bà Norakhikin Ahmad Nor – Trưởng phòng thương mại quốc tế, Finas, Malaysia nêu mục tiêu điện ảnh là một trong những nguồn lực thúc đẩy nền kinh tế trong nước thông qua việc phối hợp sản xuất hậu kỳ và phát hành. Bộ TT đa phương tiện có nhiệm vụ phát triển những sáng kiến về nội dung phim, hỗ trợ các nhà sản xuất phim để đạt chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.

Từ những chia sẻ của các đại biểu đến từ một số quốc gia Asean, có thể thấy rằng nguồn kinh phí làm phim của họ chủ yếu là tự tìm kiếm ở các nguồn lực khác nhau trong xã hội. Singapore có hình thức hỗ trợ vốn không hoàn lại cho các nhà làm phim nhưng số tiền đó là không đáng kể, chủ yếu vẫn là tìm đầu tư bên ngoài. Để mở rộng cơ hội hợp tác, thu hút các nhà làm phim từ khắp nơi trên thế giới, từ năm 2009, Campuchua đã đơn giản hóa thủ tục hành chính, chính phủ đầu tư tiền để cung cấp dịch vụ cho các đoàn làm phim nước ngoài…

Dù mỗi quốc gia đều tồn tại những hạn chế riêng của mình, nhưng điểm chung ở các nền điện ảnh Asean chính là sự đa dạng và sức hấp dẫn về văn hóa được thể hiện trong phim ảnh của từng quốc gia thành viên. Cùng với sự thay đổi trong chính sách, ngành công nghiệp điện ảnh các nước Asean đang từng bước phát triển, dù có những nước đi nhanh hơn như Singapore hay Malaysia…. nhưng nhìn chung, điện ảnh Asean đang trong quá trình hội nhập. Và đây chính là thời điểm các nước Asean nắm tay nhau để đưa ngành công nghiệp điện ảnh đi lên, được thế giới công nhận.

dien anh asean quyet tam hop tac Haniff 2016: Khán giả hào hứng với phim Việt!
dien anh asean quyet tam hop tac Các nghệ sĩ làm gì tại Haniff 2016
dien anh asean quyet tam hop tac Trại sáng tác và Chợ dự án: Cơ hội cho người trẻ
dien anh asean quyet tam hop tac Haniff 2016: Cỏ xanh &Trúng số có làm nên chuyện?

Vân Thảo