(TGĐA) - Vừa qua, tại khách sạn Victory, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Cục Điện ảnh đã tổ chức lấy ý kiến góp ý Xây dựng thông tư quy định tiêu chí phân loại phim và hướng dẫn thực hiện cảnh báo và hiển thị mức phân loại phim đến người xem.
'Xây dựng trung tâm phát hành và phổ biến phim trực tuyến': Nhu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay | |
Dự thảo Luật điện ảnh sửa đổi lại 'nóng' khi tiếp tục xin góp ý |
Đến dự có ông Tạ Quang Đông - Thứ trưởng Bộ VHTT và DL; ông Vi Kiến Thành - Cục trưởng Cục Điện ảnh; bà Nguyễn Thị Thu Hà - Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh; ông Lê Thanh Liêm - Vụ trưởng Vụ Pháp chế. Đại diện Sở Văn hóa Thể thao thành phố và các tỉnh; Các hãng phim; Nhà sản xuất, phát hành phim; Hội Điện ảnh thành phố cùng các đạo diễn, nghệ sĩ…
Ông Tạ Quang Đông - Thứ trưởng Bộ VHTT và DL |
Thông tư dự thảo lần 5 quy định phân loại phim và hướng dẫn thực hiện cảnh báo gồm 4 điều.
Thứ nhất: Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng quy định tiêu chí phân loại phim phổ biến trong hệ thống rạp, truyền hình, không gian mạng, trụ sở cơ quan ngoại giao, cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam; địa điểm chiếu phim công cộng và các phương tiện nghe nhìn khác: Hướng dẫn thực hiện cảnh báo và hiển thị mức phân loại phim, Thông tư áp dụng với các cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam cũng như nước ngoài tham gia hoạt động phổ biến phim ở Việt Nam và cơ quan quản lý Nhà nước về điện ảnh, hay cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan tới hoạt động phổ biến phim.
Thứ 2: Gồm 6 mức phân loại phim: Loại P, phim được phép phổ biến ở mọi độ tuổi; Loại T18, phim được phép phổ biến từ 18 tuổi trở lên (18 +); Loại T 16 được phép phổ biến từ đủ 16 tuổi trở lên (16 +); Loại T13 được phép phổ biến từ đủ 13 tuổi trở lên (13 +); Loại K được phổ biến từ dưới 13 tuổi với điều kiện xem cùng cha mẹ, hay người giám hộ. Đây là điểm mới trong thông tư. Loại C, phim không được phép phổ biến.
Thử 3: Để đánh giá, phân loại bộ phim hay phân cảnh phim dựa theo cách thể hiện, thời lượng, tần suất, mức độ chi tiết hình ảnh và âm thanh, lời thoại và mức độ tác động của chúng với người xem; Việc yếu tố phân loại về chủ đề, nội dung, tác động hình thành cảm xúc, tư tưởng và thẩm mỹ của từng nhóm khán giả theo độ tuổi; Phim xoay quanh các chủ đề hay nội dung người lớn sẽ phân loại T16. T18. Trong đó, phim phản ánh các quan điểm tiêu cực, hoặc mô tả mất cân bằng về một chủ đề; Về yếu tố bạo lực được thể hiện nhằm mục đích lên án, có thể đem lại hiệu quả tích cực sau đó; Việc hiện diện của trẻ em trong cảnh bạo lực, hay cả bạo lực tình dục; Nhịp điệu, âm thanh, lời thoại, mức độ gây cảm giác sợ hãi của hành vi bạo lực; Mô tả chi tiết về bạo lực hoặc tàn ác, dã man quá mức, chi tiết về phương thức phạm tội hay giết người, hoặc mô tả bạo lực, bóc lột tình dục quá mức sẽ bị cấm phổ biến.
Về cảnh khỏa thân, tình dục, mức độ này cũng như hành vi âu yếm, quan hệ tình dục hoặc miêu tả, mô phỏng được thể hiện một cách nghệ thuật hay chân thực hay mang tính thô thiển, đồi trụy; Các hành vi tình dục vi phạm chuẩn mực đạo đức không được khuyến khích như loạn luân, mại dâm, hiếp dâm, thủ dâm… Phim loại P không có cảnh khỏa thân và tình dục; Loại T13 và K có thể có cảnh khỏa thân phía sau hoăc ở góc nghiêng phía trên cơ thể logic với nội dung. Có thể có một số ngoại lệ với phim mô tả không thường xuyên và phi tình dục, cảnh khỏa thân phần trên của phụ nữ được phân loại T13 và K; T16 cho phép khỏa thân phần trên và trực diện trong tình huống không dẫn đến hoạt động tình dục; Lạm dụng tình dục, khỏa thân, tình dục lệch lạc… sẽ bị cấm phổ biến.
Về ma túy, các chất kích thích, gây nghiện, mức độ sử dụng, mục đích thể hiện không nhằm mục đích hướng dẫn sản xuất, hướng dẫn sử dụng trái phép… Phim có nội dung cổ súy, lạm dụng ma túy được miêu tả chi tiết mang tính hướng dẫn sẽ bị cấm phổ biến.
Về phim kinh dị: Mức độ gây căng thẳng, kích thich và đe dọa ảnh hưởng tâm lý, sức khỏe được cân nhắc kỹ.
Hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thô tục phụ thuộc độ mạnh của ngôn ngữ, bối cảnh mà nó được sử dụng; Ngôn ngữ thô tục, cử chỉ thô lỗ, không được sử dụng trong phim phân loại P và K. Loại T13 có thể sử dụng một số từ nhưng mức độ không thường xuyên...
Thứ 4: Cảnh báo và hiện thị phải được hiển thị trực quan và nổi bật. Với nội dung phim loại từ K hay cao hơn, khuyến cáo cũng kèm xếp hạng; Cơ sở điện ảnh thực hiện phát hành, phổ biến phải có giấy phép phân loại… Việc cảnh báo cần khuyến cáo phù hợp để lưu ý yếu tố mạnh trong phim, giúp người xem có sự lựa chọn…
Theo dự thảo luật sửa đổi điện ảnh vừa được thông qua có rất nhiều điểm mới rất đáng mừng, cụ thể thêm mức, chi tiết phân loại mới nhằm thoáng hơn cho đối tượng khán giả đến rạp. Song càng tăng mức phân loại, điều mừng và nỗi lo cho các nhà làm phim vẫn cảm thấy mơ hồ bởi sự chuẩn mực, chưa rõ ràng trong quá trình sản xuất, duyệt phim và phát hành phim.
Bà Dương Cẩm Thúy - Chủ tịch Hội điện ảnh TP.HCM |
Bà Dương Cẩm Thúy - Chủ tịch Hội điện ảnh TP.HCM thẳng thắn đặt vấn đề: Vậy việc để lộ phần ngực của phụ nữ vốn được xem là cảnh khỏa thân, hay cảnh mẹ đang cho con bú thật đẹp về tình mẫu tử, đó là nét đẹp nghệ thuật thì phải xử lý thế nào? Liệu trẻ em dưới 13 tuổi có được xem? Rất cần câu từ rõ ràng để áp dụng cho hợp lý.
Ông Lê Thanh Liêm - Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ VHTT và DL nêu rõ: Tiêu chí phân loại đã được chia làm 7 chủ đề thì càng phải chi tiết càng hiệu quả giữa các nhà quản lý và không gian sáng tạo. Phần cảnh báo rất quan trọng. Cần chọn hướng đi nào cho từng tác phẩm bởi mỗi hướng đi đều có những điểm nghẽn cần tháo gỡ. Nên cần có cái nhìn chung nhất, hiệu quả nhất giữa các nhà quản lý và người sản xuất hay nhà sáng tạo. Đây vẫn luôn là điểm rất khó trong quá trình thực hiện. Vì vậy bản dự thảo phải có những luận cứ…
Ông Lê Thanh Liêm - Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ VHTT và DL |
Nhà sản xuất Trần Thị Bích Ngọc nêu rõ: Vấn đề định tính hay định lượng; vấn đề tính kỹ thuật và tính kích ứng. Cần định lý hóa tốt hơn về từ ngữ với phân loại từ ngữ của T16 và T18; Các khái niệm: không thường xuyên, không chi tiết, không thời lượng, bao nhiêu lần? Cần được hiểu ở đây là bao nhiêu lần hoặc thời lượng kéo dài bao lâu, để có căn cứ chính xác hơn.
Đạo diễn Phan Gia Nhật Linh đặt vấn đề: Một trong những vấn đề lớn nhất là vì sao phải làm việc dán nhãn vì đặt trách nhiệm cho phụ huynh thay vì hội đồng duyệt như trước đây. Điều quan trọng nhất khi phân loại phim cần xác định mục đích việc làm này là gì? Ngoài ra anh còn đề xuất thêm ngoài việc dán nhãn phân loại, cần có vài từ ngắn gọn nêu lý do dán nhãn như cách làm trên HBO, Netflix hay thiết kế bộ dán nhãn chung cho thống nhất.
Ông Nguyễn Tiến Hưng - Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần phim Giải Phóng khẳng định: Vấn đề luật phải đề cao tính hiệu quả trong việc sáng tạo của nghệ sĩ, nhằm tạo môi trường lành mạnh trong thưởng thức tác phẩm nghệ thuật. Luật phải mang tính chất động viên, khích lệ cho đội ngũ sáng tạo cũng như nhà sản xuất bảo vệ tác phẩm của mình, có bị cắt phân đoạn nào không? Rất cần tính linh hoạt của hội đồng thẩm định. Không thể có tư duy phim nước ngoài khác phim Việt Nam.
TS Trần Phương Lan - Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa - Văn nghệ, Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định: Đây là công việc không hề đơn giản. Vậy nên chấp nhận ở mức độ nào? Tuyệt đối hay tương đối? Song cần nói rõ việc phân loại chưa thực sự thống nhất giữa phụ lục và thông tư, nhất là cách diễn đạt ngôn ngữ chưa cụ thể rõ rang. Việc một bộ tiêu chí áp dụng cho cả 3 hình thức là rạp, truyền hình và không gian mạng liệu có hợp lý không? Vì đối tượng khán giả đều khác nhau.
Ông Vi Kiến Thành - Cục trưởng Cục Điện ảnh |
Ông Vi Kiến Thành - Cục trưởng Cục Điện ảnh chia sẻ: Luật sửa đổi đện ảnh năm 2022 có nhiều tiến bộ: Phần nội dung cởi mở hơn. Điều 9 về hành vi nghiêm cấm được quan tâm nhất trong quá trình xây dựng; Hạn chế bớt quy định khái niệm khó trong quá trình thực hiện; Phù hợp với xu thế phát triển điện ảnh; Quy định cụ thể cho không gian mạng; Phân cấp thẩm quyền cho các địa phương. Rất mong văn bản luật, nghị định thông tư được minh bạch, rõ ràng để thực hiện dễ cho người sản xuất, sáng tạo và phát hành. Trên thực tế còn nhiều quá trình, mối quy định, quan hệ ràng buộc; Các khái niệm, hành vi sao cho phù hợp… sẽ tiếp thu cố gắng thực hiện tối đa minh bạch, công khai; Hy vọng sẽ còn nhận được thêm các ý kiến phản hồi…
'Xây dựng trung tâm phát hành và phổ biến phim trực tuyến': Nhu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay (TGĐA) - Hội thảo “Xây dựng trung tâm phát hành và phổ biến phim trực ... |
Dự thảo Luật điện ảnh sửa đổi lại 'nóng' khi tiếp tục xin góp ý (TGĐA) - Thu hút sự quan tâm lớn từ dư luận và sau 10 lần ... |
Vũ Liên