'Xây dựng trung tâm phát hành và phổ biến phim trực tuyến': Nhu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay

(TGĐA) - Hội thảo “Xây dựng trung tâm phát hành và phổ biến phim trực tuyến” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Cục Điện ảnh tổ chức đã diễn ra tại khách sạn Victory, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Cơ hội xem miễn phí Liên hoan phim trực tuyến về ẩm thực châu Á CROSSCUT ASIA Delicious! Cơ hội xem miễn phí Liên hoan phim trực tuyến về ẩm thực châu Á CROSSCUT ASIA Delicious!
Liên hoan phim trực tuyến Nhật Bản 2021 quay trở lại sau dịch Liên hoan phim trực tuyến Nhật Bản 2021 quay trở lại sau dịch

Đến dự có ông Vi Kiến Thành - Cục trưởng Cục Điện ảnh; bà Nguyễn Thị Thu Hà - Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh; ông Lê Thanh Liêm - Vụ trưởng Vụ Pháp chế. Đại diện Sở Văn hóa Thể thao thành phố và các tỉnh; Các hãng phim; Nhà sản xuất, phát hành phim; Hội Điện ảnh thành phố cùng các đạo diễn, nghệ sĩ…

'Xây dựng trung tâm phát hành và phổ biến phim trực tuyến': Nhu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay

Sự cần thiết xây dựng Trung tâm

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã, đang và ngày càng có tác động sâu rộng toàn diện đến tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực truyền thông, giải trí nói chung và điện ảnh nói riêng. Thói quen trong tiêu dùng, giải trí, hưởng thụ cuộc sống của người dân trong xã hội hiện đại đang là động lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi số ở tất cả các khâu của nền công nghiệp điện ảnh diễn ra nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu. Trong nhiều thập kỷ qua, việc phát hành phim luôn được thực hiện theo phương thức truyền thống, tức là chiếu tại rạp. Tuy nhiên với sự phát triển nhanh chóng và bao trùm của nền tảng công nghệ số hóa, cùng các yếu tố rủi ro về thiên tai dịch bệnh, hay nhiều yếu tố bất thường khác đã dần thay đổi thói quen của khán giả với việc hưởng thụ các tác phẩm điện ảnh. Hiện nhiều hãng phim lớn đã có những lựa chọn giải pháp như vừa phát hành phim tại rạp cùng lúc phát hành phim trực tuyến như: Smart TV, điện thoại, máy tính… với độ phủ sóng rộng khắp…

'Xây dựng trung tâm phát hành và phổ biến phim trực tuyến': Nhu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay

Điện ảnh Việt Nam không nằm ngoài xu hướng phát triển của điện ảnh toàn cầu. Nếu thế giới có Netflix thì Việt Nam có: VTV go, FPT play, Galaxy play, Da. Net… cùng nhiều các trang phim thu hút lượng lớn người truy cập. Việc khai thác chiếu phim trên nền tảng không gian mạng còn góp phần quảng bá đất nước, con người, văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế. Một hướng tiếp cận, hiệu quả là giao lưu điện ảnh quốc tế, tham dự các liên hoan phim, sự kiện điện ảnh được tổ chức trực tiếp hay trực tuyến. Sự phát triển của công nghệ giúp các bộ phim dễ dàng được quảng bá tới người xem nhanh chóng, tích cực, tạo diện mạo, phong cách thụ hưởng mới trong giao lưu quốc tế cho lĩnh vực điện ảnh.

Từ các vấn đề đặt ra như vậy, việc chủ động xây dựng, phát triển cộng đồng người xem trên internet kết hợp với các nền tảng, chương trình phổ biến, phát triển điện ảnh cần được Nhà nước đặc biệt quan tâm tạo điều kiện để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa nền điện ảnh Việt Nam. Vì vậy việc xây dựng đề án Trung tâm phát hành và phổ biến phim trực tuyến thực sự là nhu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

'Xây dựng trung tâm phát hành và phổ biến phim trực tuyến': Nhu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay

Trung tâm phát hành và phổ biến phim trực tuyến được Bộ VHTT và DL thành lập để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu: Phát hành, phổ biến, kinh doanh và lưu trữ các tác phẩm điện ảnh Việt Nam và nước ngoài; Hỗ trợ và kết nối với các trung tâm văn hóa - Điện ảnh của các địa phương trên toàn quốc; Là địa chỉ giới thiệu các tác phẩm điện ảnh Việt Nam một cách chính thống đến kiều bào nước ngoài và bạn bè thế giới, góp phần quảng bá đất nước, con người, văn hóa Việt Nam. Là Trung tâm chính thống của nhà nước để phát hành và phổ biến phim Việt Nam gồm các thể loại truyện, tài liệu, hoạt hình… trở thành nơi lưu trữ và cung cấp nguồn phim do Nhà nước đầu tư đặt hàng sản xuất cho các trung tâm văn hóa - điện ảnh địa phương phục vụ nhiệm vụ chính trị. Cung cấp tối đa 100 giờ phim/ năm, trong đó phim Việt là 80 giờ/ năm, phim nước ngoài 20 giờ/ năm. Phấn đấu có doanh thu với lượt truy cập bình quân 3.000.000 lượt/ năm đạt 1.500.000 thuê bao có trả tiền/ năm từ năm thứ tư để bù đắp chi phí vận hành của hệ thống. Trở thành trung tâm phát hành và phổ biến phim của Việt Nam hợp tác kinh doanh với các hãng phát hành phim thương mại trong nước và quốc tế.

Ở Trung tâm người xem có thể tìm rất nhiều phim Việt Nam sản xuất qua nhiều thời kỳ, đặc biệt là phim từng đạt giải cao trong các kỳ LHP quốc gia, quốc tế, các bộ phim thành công về thương mại trong và ngoài nước.

Về duy trì đầu phim có khoảng 3.000 – 4.000 phim trong dữ liệu lưu trữ, trong đó phim Việt các thể loại truyện, tài liệu, hoạt hình có khoảng 2.517 (kiểm tra) phim. Phim Việt mới và phim nước ngoài có khoảng 100 - 120 (kiểm tra) phim. Giai đoạn từ 1- 3 năm tới hệ thống có thể lưu trữ được 10.000 giờ phim và phát hành trong nước; Giai đoạn 2 sẽ tùy vào kết quả hoạt động để tính kênh cho phù hợp với thực tế. Chất lượng kỹ thuật là HD, ultra HD 4k. Nhà nước sẽ cấp 100% kinh phí cho việc đầu tư hệ thống thiết bị và kinh phí vận hành hoạt động trong 5 năm đầu tiên. Đề xuất thành lập 1 phòng công nghệ trực thuộc trung tâm.

Về tiến độ hoạt động: Giai đoạn 1: từ 2022 - 2027 Nhà nước cấp 1 phần kinh phí xây dựng đề án đầu tư ban đầu; Giai đoạn 2: từ 2028 - 2030 Nhà nước cấp 1 phần kinh phí phấn đấu đạt từ 1.000.000 lượt truy cập kênh, từ 500.000 thuê bao có trả tiền/ năm. Cung cấp tối đa 5.000 giờ phim/ năm. Trong đó phim Việt 2.500 giờ/ năm và phim nước ngoài 2.500 giờ/ năm; Giai đoạn 3: từ 2031 tự đảm bảo chi phí vận hành phấn đấu đạt từ 3.000.000 lượt truy cập kênh, từ 1.500.000 thuê bao có trả tiền/ năm. Cung cấp tối đa 10.000 giờ phim/ năm, trong đó phim Việt 3.500 giờ/ năm và phim nước ngoài là 6.500 giờ/ năm.

Vài ý kiến đề xuất tiêu biểu

Hội thảo tập trung thảo luận nhiều vấn đề: Vai trò của việc xây dựng trung tâm phát hành và phổ biến phim trực tuyến trong các ngành công nghiệp văn hóa; Tính cấp thiết của việc số hóa phim do Nhà nước sở hữu, giá trị khoa học và thực tiễn; Xu hướng phát triển, kinh nghiệm xây dựng, quản lý và vận hành hoạt động phát hành, phổ biến phim trên các ứng dụng trực tuyến, các bài học trong và ngoài nước; Giải pháp đào tạo, bồi dưỡng nhân sự vận hành và khai thác phim trực tuyến…

'Xây dựng trung tâm phát hành và phổ biến phim trực tuyến': Nhu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay
Đại diện Cục bản quyền tác giả

Đại diện Cục bản quyền tác giả đã có 1 số gợi mở: Bộ VHTT và DL phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Công an trong công tác bảo mật, kiểm soát nội dung phim, thực hiện hoạt động phát hành, phổ biến trên môi trường mạng internet theo quy định của pháp luật; Bộ VHTT và DL phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và các bộ, ngành liên quan hỗ trợ các nguồn lực để trung tâm vận hành hiệu quả; Bộ VHTT và DL giao Cục Điện ảnh phối hợp với các cơ quan liên quan xây đựng đề án số hóa nguồn dữ liệu phim nhựa, từ đó hình thành cơ sở dữ liệu để lưu trữ, quản lý và khai thác, sử dụng.

Ông Nguyễn Huy Hoàng - Phó Viện trưởng điều hành Viện phim Việt Nam dưới góc độ chuyên môn khẳng định tính cấp thiết của việc số hóa phim do Nhà nước sở hữu đang lưu trữ tại Viện phim Việt Nam, Giá trị khoa học và thực tiễn của việc số hóa phim và thực trạng công tác số hóa phim tại Viện phim. Hiện khối lượng phim nhựa do Nhà nước sở hữu hết sức khổng lồ nên việc số hóa phim cần có một kế hoạch tổng thể, đồng bộ gồm các bước thống kê, phân loại, đánh giá chất lượng, nội dung phim, ưu tiên những phim có gía trị, phim bị xuống cấp, phim chỉ có 1 bản; Cần xây dựng lộ trình cụ thể về số hóa toàn bộ phim; Đào tạo, nâng cao lại cán bộ, nhân viên làm công tác số hóa; Lựa chọn hình thức số hóa phù hợp với xu thế thế giới; Đầu tư trang thiết bị hiện đại, đồng bộ phù hợp trên thế giới và trong nước…

'Xây dựng trung tâm phát hành và phổ biến phim trực tuyến': Nhu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay
Ông Nguyễn Huy Hoàng - Phó Viện trưởng điều hành Viện phim Việt Nam

Nhà sản xuất Trần Thị Bích Ngọc thì cho rằng Việt Nam có nhiều thuận lợi từ nền tảng công nghệ internet, độ phủ rộng so với các quốc gia khác trong khu vực, đội ngũ sáng tạo trẻ trung, số lượng phim nội địa được sản xuất có xu hướng gia tăng qua các năm. Hy vọng khi kinh tế thế giới hồi phục sau năm 2022, ngành điện ảnh nội địa khỏe trở lại, thì tất cả nhân tố này sẽ làm nên nguồn lực cho Việt Nam tiếp tục đà phát triển. Cần nắm bắt nguồn lực này và không để mình nằm ngoài xu thế phát triển chung của khu vực và thế giới trong lĩnh vực phát hành và phân phối phim trực tuyến, muốn vậy hành lang pháp lý và khả năng thực thi hiệu quả là tối quan trọng.

PGS. TS Đỗ Lệnh Hùng Tú - Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam đề xuất 5 giải pháp là: Xây dựng bộ tiêu chí phân loại phim chi tiết, minh bạch; Cần quy định cụ thể về hành vi vi phạm trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phổ biến phim, cơ quan quản lý ở từng cấp, trong đó quy định trách nhiệm của đơn vị phổ biến phim trên không gian mạng phải tự phân loại phim trước khi phổ biến; Xây dựng tổ chức bộ máy, hạ tầng kỹ thuật hiện đại, tăng cường áp dụng khoa học công nghệ; Cần tính đến trường hợp nhà sản xuất và phát hành có yêu cầu cơ quan quản lý Nhà nước phân loại phim của mình và coi đây là dịch vụ công có thu phí để đáp ứng nhu cầu của xã hội; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát và tăng mức xử phạt để tăng tính răn đe, đáp ứng công tác "hậu kiểm"…

'Xây dựng trung tâm phát hành và phổ biến phim trực tuyến': Nhu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay
Ông Vi Kiến Thành - Cục trưởng Cục Điện ảnh

Ông Vi Kiến Thành - Cục trưởng Cục Điện ảnh kết luận qua hội thảo đã hoàn toàn thống nhất về sự cần thiết xây dựng trung tâm phát hành và phổ biến phim trực tuyến, đồng thời cần song song xây dựng thêm đề án số hóa, nhất là số phim của các hãng phim tư nhân.

Điện ảnh Bình Định: 50 năm một chặng đường (1968 - 2018) Điện ảnh Bình Định: 50 năm một chặng đường (1968 - 2018)

(TGĐA) - Tháng 3 năm 1968, tại Đồi Chè, xã Cát Sơn, huyện Phù Cát, ...

Chiếu bóng Bình Định – Khởi sắc mùa Xuân Chiếu bóng Bình Định – Khởi sắc mùa Xuân

(TGĐA) - Những ngày đầu năm tiết trời se lạnh, miền núi vùng cao về ...

Vũ Liên