Giải thích cái kết gây hoang mang của 'Joker: Folie à Deux'

(TGĐA) - Joker: Folie à Deux hay Joker 2: Điên có đôi mở ra cái kết gây tranh cãi cho khán giả yêu thích bộ phim.

'Joker 2: Điên có đôi' dự kiến lập kỷ lục doanh thu mở màn 'Joker 2: Điên có đôi' dự kiến lập kỷ lục doanh thu mở màn
'Joker: Folie À Deux' gây tranh cãi, chia rẽ khán giả ra sao? 'Joker: Folie À Deux' gây tranh cãi, chia rẽ khán giả ra sao?

Lưu ý: Bài có tiết lộ nội dung bộ phim, độc giả hãy cân nhắc trước khi xem.

Tiếp nối thành công của bom tấn Joker từng nhận giải Oscar, Joker: Folie à Deux (Joker 2: Điên có đôi) chuyển từ thể loại tâm lý/chính kịch sang nhạc kịch, khai thác sâu hơn câu chuyện của Arthur Fleck khi bị bắt giam trong viện tâm thần Arkham sau vụ án giết người thảm khốc tại thành phố Gotham. Tại đây, hắn gặp gỡ Lee (Lady Gaga), viết nên câu chuyện tình của "hai kẻ điên" - Joker và Harley Quinn. Hai người tìm thấy nhau, rơi vào tình yêu bằng sự đồng điệu và âm nhạc.

Giải thích cái kết gây hoang mang của 'Joker: Folie à Deux'

Trong đoạn kết, sau khi bị bắt trở lại Arkham, một tên tù nhân gọi Arthur ra để kể câu chuyện cười, sau đó ra tay đâm Arthur bằng nhiều nhát dao. Bộ phim khép lại với cảnh Arthur hấp hối không rõ sống chết. Thay vì đưa ra một kết cục rõ ràng cho gã hề điên thành phố Gotham, phim để lại nhiều câu hỏi chưa có lời đáp, khán giả phải tự suy ngẫm và đưa ra giả thuyết của riêng mình. Kết thúc mở của Joker 2 phần nào phản ánh vấn đề thực tế của xã hội. Khác hẳn với hình ảnh ác nhân bá đạo, ngang tàn trong phần 1 hay các bộ phim khác về Hoàng tử Hề, Joker lần này có vẻ yếu đuối và nhu nhược hơn. Đứng trước áp lực dư luận, một kẻ điên loạn cũng phải thu mình lại, không đủ sức chống chọi lại.

Từng ra tay sát hại 5 người một cách tàn bạo, tưởng rằng Joker có thể chống lại cả thế giới khi hắn bị đàn áp. Tuy nhiên, khi đối diện với luật pháp, hắn ta chỉ là một kẻ điên rồ không hơn không kém và trên đời này không thiếu những kẻ điên gây tội ác mà đã bị trừng trị. Cảnh tượng Arthur bị bắt giữ, bị đánh đập đã phơi bày sự yếu đuối và bất lực của hắn ta, thể hiện sự sụp đổ của một biểu tượng tội ác. Khi chứng kiến sự chuyển biến từ một kẻ điên đến người đàn ông yếu hèn đã cho thấy thực tế rằng, con người làm sai thì phải chịu trừng phạt và một kẻ xấu xa ra sao thì khó thể thoát ra khỏi sự trừng phạt của luật pháp. Pháp luật như bức tường kiên cố, không thể phá vỡ.

Xã hội thờ ơ trước số phận của Arthur, một kẻ tâm thần thuộc tầng lớp xã hội thấp kém, nhưng lại quan tâm đến những vụ bạo lực mà Joker gây ra. Điều này thể hiện ở tình yêu của Harley Quinn dành cho Arthur, nhưng thực chất cô ta chỉ đang yêu hình tượng Joker.

Giải thích cái kết gây tranh cãi của 'Joker: Folie à Deux'

Và đến cuối cùng, kịch bản phim dường như muốn nhấn mạnh luật nhân quả, tội ác sẽ phải trả giá, Joker có thể luôn khó tiêu diệt trong các bộ phim, tác phẩm khác nói về hắn, nhưng với Joker: Folie à Deux, hắn cũng chỉ là một kẻ bình thường hứng chịu luật nhân quả. Nhưng nếu để ý kỹ, chúng ta cũng thấy gã bạn tù đâm Arthur cũng tự rạch mình và hoàn toàn có thể là một Joker mới. Điều đó cho thấy một hệ tư tưởng độc hại ảnh hướng tới xã hội ra sao.

Giải thích cái kết gây tranh cãi của 'Joker: Folie à Deux'
Phần phim đầu tiên của 'Joker' trở lại rạp trước thềm phần 2 ra mắt Phần phim đầu tiên của 'Joker' trở lại rạp trước thềm phần 2 ra mắt
‘Joker: Folie à Deux’: Những sự thật bất ngờ về màn trở lại của 'Hoàng tử hề' tội phạm ‘Joker: Folie à Deux’: Những sự thật bất ngờ về màn trở lại của 'Hoàng tử hề' tội phạm

Ngọc Quỳnh