Hội thảo lấy ý kiến góp ý xây dựng Luật Điện ảnh (sửa đổi) khu vực phía Nam

(TGĐA) - Ngày 19/8, tại Tp. Hồ Chí Minh, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cùng Cục Điện ảnh Việt Nam đã tổ chức 'Hội thảo lấy ý kiến góp ý xây dựng Luật Điện ảnh (sửa đổi) khu vực phía Nam'.

hoi thao lay y kien gop y xay dung luat dien anh sua doi khu vuc phia nam Bảo hộ phim Việt: Nan giải!
hoi thao lay y kien gop y xay dung luat dien anh sua doi khu vuc phia nam 10 năm thi hành Luật điện ảnh: Dần tháo gỡ những vướng mắc

Tham dự có các ông PGS.TS Tạ Quang Đông, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL, TS Hoàng Minh Thái, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, TS. NSƯT Nguyễn Thị Thu Hà, Quyền Cục trưởng Cục Điện ảnh, cùng đông đảo đại diện sở văn hóa các tỉnh phía Nam, các Hãng phim, nhà sản xuất, phát hành phim, giảng viên trường Đại học SKĐA TP. HCM, đạo diễn, diễn viên…

hoi thao lay y kien gop y xay dung luat dien anh sua doi khu vuc phia nam
Hội thảo lấy ý kiến góp ý xây dựng Luật Điện ảnh (sửa đổi) khu vực phía Nam tại TP. HCM

Tính đến nay, so với rất nhiều loại hình nghệ thuật, duy nhất ngành nghệ thuật thứ 7 có luật riêng - Luật Điện ảnh (2006) (sửa đổi, bổ sung năm 2009), là văn bản pháp lý quan trọng, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội liên quan đến tổ chức và hoạt động điện ảnh. Trải qua 12 năm thi hành, Luật Điện ảnh tạo nên hành lang pháp lý cho các đối tượng tham gia hoạt động điện ảnh, tạo cơ chế và điều kiện phát triển. Doanh thu điện ảnh trong những năm gần đây tăng trung bình từ 25 - 30%/năm. Năm 2000, doanh thu ngành điện ảnh khoảng 2 triệu USD, năm 2015 tăng hơn 100 triệu USD và năm 2018 đạt gần 150 triệu USD. Số lượng phim Việt sản xuất ngày càng tăng, đặc biệt đa số được sản xuất bằng nguồn vốn xã hội hóa do tư nhân đầu tư và từ các nguồn tài chính khác, nguồn vốn Nhà nước còn hạn chế. Tuy nhiên, trải qua một số năm thực thi, trước sự vận động của đời sống xã hội cùng sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, kỹ thuật số, Luật Điện ảnh bộc lộ nhiều điểm lỗi thời, lạc hậu, không phù hợp với thực tế.

Đã có tới 16 bản tham luận (9 bản phia Bắc, 7 bản phía Nam) đều đặt vấn đề việc tồn tại hạn chế của Luật Điện ảnh trước sự phát triển của xã hội và công nghệ số và cùng tính khả thi của chính sánh trong báo cáo xây dựng Luật Điện ảnh có những điểm đúng nhưng chưa đủ và chính xác. Các văn bản Luật Điện ảnh mới cần đảm bảo tầm nhìn và tính dự báo để tránh tụt hậu so với thực tế.

Ông Tạ Quang Đông PGS.TS, Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL khẳng định: Điện ảnh Việt Nam đã có nhiều bước tiến bộ: Thu hút, khuyến khích được sự tham gia của tổ chức, cá nhân từ mọi thành phần kinh tế vào các lĩnh vực của hoạt động điện ảnh; Chính sách tài trợ cho việc phổ biến phim phục vụ miền núi, hải đảo, vùng sâu…; Tham gia tổ chức, LHP, hội chợ phim… góp phần đưa điện ảnh vươn xa và hòa nhập vào dòng chảy điện ảnh quốc tế… Tuy nhiên, Luật Điện ảnh cũng bộc lộ một số hạn chế, bất cập cần được nghiên cứu để có điều chỉnh phù hợp, qua đó hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động điện ảnh phát huy được vai trò và ý nghĩa chiến lược của mình,

Theo TS. NSƯT Nguyễn Thị Thu Hà, Quyền Cục trưởng Cục Điện ảnh nêu rõ ngoài các vấn đề cần bổ sung trong các khâu sản xuất, khai thác, phát hành còn bộc lộ nhiều điểm lỗi thời, lạc hậu, không phù hợp. Chỉ riêng vấn đề khai thác, phổ biến phim trên môi trường internet, xem phim trên các thiết bị di động cá nhân là những nội dung mới chưa được đề cập đầy đủ, hay việc thành lập quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh mãi vẫn không thực thi.

Trong tham luận của TS Ngô Phương Lan - Nguyên Cục trưởng Cục Điện ảnh, hiện là Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam, nêu khá rõ ràng cụ thể: Nội dung đề cương chưa vượt được tầm nhìn của Luật Điện ảnh 2006, nên chưa đáp ứng được yêu cầu của Luật Điện ảnh mới trong kỷ nguyên số. Chỉ có điều 29 và 30 quy định về việc cấp phép phổ biến phim trên không gian mạng và thẩm quyền cấp phép cho loại phim này thuộc Bộ Thông tin Truyền thông là có lẽ chưa đầy đủ, chưa hợp lý. Để phù hợp với sự phát triển của xã hội và sự thay đổi đột biến của công nghệ trong kỷ nguyên số, thì Luật Điện ảnh sửa đổi có thể điều chỉnh được các hoạt động điện ảnh trong một thời kỳ nhất định mà không bị lạc hậu, đề nghị nghiên cứu, rà soát kỹ lưỡng tất cả các điều trong đề cương, kể từ điều 3 về giải thích từ ngữ. Đặc biệt lưu ý các điều còn nhiều bất cập, cần chỉnh sửa và bổ sung như điều 4 về chính sách của Nhà nước về phát triển điện ảnh. Điều 6 về tổ chức xã hội - nghề nghiệp về điện ảnh. Điều 10 về những hành vi bị cấm trong hoạt động điện ảnh. Điều 14 về sản xuất phim đặt hàng sử dụng ngân sách Nhà nước. Điều 21 về xuất - nhập khẩu phim. Điều 28 về phổ biến phim trên internet. Điều 29 về giấy phép phổ biến phim. Điều 30 về hội đồng thẩm định phim. Điều 32 về tổ chức LHP quốc gia, LHP chuyên ngành, chuyên đề. Điều 33 về tổ chức LHP quốc tế cùng các điều 36,37,38, 39 trong mục về thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh…

hoi thao lay y kien gop y xay dung luat dien anh sua doi khu vuc phia nam

Theo ông Lưu Trọng Hồng - Nguyên Cục trưởng Cục Điện ảnh, cho biết: Quỹ phát triển điện ảnh đã được đề xuất từ những năm 90 của thế kỷ trước. Đến năm 2006, quỹ được luật hóa nhưng nguồn thu chính của quỹ cho đến nay chưa được pháp luật chấp nhận. Vì vậy, quỹ như 'đứa con' được sinh ra có tên trên giấy khai sinh nhưng suốt 13 năm nay chẳng thể hoạt động. Dự thảo luật sửa đổi điện ảnh lần này cần cố gắng bổ sung quy định về nguồn thu cho quỹ, đặc biệt chú ý nguồn thu trích từ tỷ lệ phần trăm trên doanh thu chiếu phim tại các rạp… Ngoài ra ông còn nhấn mạnh, luật nên bỏ phương thức đấu thầu sản xuất phim trong việc sử dụng ngân sách của Nhà nước.

Trước thực tế các hãng phim tư nhân hoạt động chủ yếu, thì giải pháp tích cực là thay đổi hình thức sản xuất phim đặt hàng của Nhà nước thông qua các bước từ tuyển chọn kịch bản đến nhà sản xuất... kết hợp với các hãng phim tư nhân… sẽ góp phần tạo sức mạnh hoạt động cho các hãng phim Nhà nước cùng đội ngũ làm nghề luôn được chủ động, sáng tạo.

PGS.TS Trần Luân Kim khẳng định: Điện ảnh xã hội hóa nhưng vai trò định hướng của Nhà nước là không thể thiếu. Để làm được điều này, Bộ VH-TT-DL cần đấu tranh kiên trì bằng mọi cách để Quỹ phát triển điện ảnh được hoạt động thiết thực. Các nước khác đều sử dụng phương pháp trích phần trăm nguồn doanh thu để làm nguồn quỹ. Chúng ta cũng có thể áp dụng phương pháp này...

Tuy nhiên, ông Đỗ Duy Anh - Nguyên Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh chia sẻ: Ở nước ta, Luật Điện ảnh không quy định việc trích tỷ lệ phần trăm doanh thu chiếu phim vào nguồn thu của quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh. Do đó, nguồn thu này chưa có cơ sở pháp lý để thực hiện.

Trong tham luận của Hãng phim Chánh Phương đề cập cụ thể việc sử dụng Quỹ phát triển điện ảnh cần có khoản mục cụ thể hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực làm phim chuyên nghiệp, hỗ trợ kinh phí sản xuất và phát hành cho những nhà làm phim độc lập, nhà làm phim trẻ có tác phẩm sáng tạo. Cần sử dụng quỹ hợp lý và có tính khả thi cao.

NSND Đặng Xuân Hải - Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam thì nêu rõ nên cân nhắc không đưa phim “giải trí” vào đối tượng được hưởng sự hỗ trợ từ Quỹ vì loại phim này hoàn toàn gắn với thị trường, nên tập trung vào những dự án làm phim có triển vọng đạt tới giá trị nội dung và nghệ thuật cao về đề tài lịch sử, cách mạng, kháng chiến, bảo vệ phát huy những giá trị dân tộc truyền thống, nhân văn và những dự án có sự tìm tòi làm phong phú ngôn ngữ điện ảnh. Riêng về trách nhiệm quản lý ở mục 1 và 2 điều 44 ông đề nghị sửa lại: Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về hoạt động điện ảnh; Bộ VH-TT-DL chịu trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về điện ảnh nhắm tới mục tiêu cốt lõi xây dựng nền Điện ảnh Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tôc...

hoi thao lay y kien gop y xay dung luat dien anh sua doi khu vuc phia nam
Toàn cảnh Hội thảo

Việc quy định về tỷ lệ chiếu phim Việt Nam tại các rạp được các nhà sản xuất rất quan tâm. Theo đại diện Công ty cổ phần Phim Thiên Ngân, có một số hạn chế, vướng mắc và khó khăn như số lượng phim Việt Nam sản xuất hiện tại chưa thể đáp ứng được nhu cầu phổ biến theo tháng, quý, năm nên lịch phát hành không thể rải đều ngay từ ban đầu hoặc lên kế hoạch trước cho cả quý hay 1 năm. Ngoài ra chất lượng phim Việt hiện tại cũng chưa đảm bảo để đáp ứng nhu cầu của khán giả.

Vấn đề kiểm duyệt và phân loại phim cũng được 2 nhà phát hành tiêu biểu là Công ty CP Phim Thiên Ngân và CJ CGV Việt Nam nêu rõ. Từ đầu năm 2017 đến nay đã và đang áp dụng 5 mức phân loại: P, C13, C16, C18 và không cho phép phổ biến. Song hạn chế ở mức phân loại C13 đang gây khó khăn. Cần bổ sung thêm 2 mức PG cho phù hợp (Parental Guidance - trẻ nhỏ xem phim cần người lớn đi kèm) và C9 (không phổ biến đến khán giả dưới 9 tuổi). Ngoài ra vấn đề phim đã được cấp phép nhưng phải dừng chiếu hay lịch duyệt phim... nên xem xét lại kỹ hơn.

Một số đại biểu còn quan tâm đến vấn đề bản quyền, nhất là phương án phát hành, chiếu phim lưu động cho đồng bào vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa…

TS Hoàng Minh Thái - Vụ trưởng Vụ Pháp chế cho rằng các đề xuất được đưa ra nhưng chưa được Bộ Tài chính phê duyệt nên cũng khó triển khai. Việc thành lập, hoạt động thu chi thế nào, cần phải nghiên cứu và tính toán rất kỹ mới có thể tồn tại lâu dài…

NSND Đặng Xuân Hải - Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam nêu thêm: Thời gian dự kiến trình thông qua Luật Điện ảnh (sửa đổi) là năm 2021 là quá chậm. Thị trường điện ảnh vốn diễn biến sôi động từng ngày, bởi vậy Luật Điện ảnh (sửa đổi) lần này cần đảm bảo cả “Tầm nhìn”, Tính dự báo” để khi luật thông qua sẽ không tụt hậu với thực tế.

hoi thao lay y kien gop y xay dung luat dien anh sua doi khu vuc phia nam Khai mạc Hội nghị tập huấn ‘Nâng cao trình độ nhận thức và năng lực quản lý, lãnh đạo văn học, nghệ thuật’

(TGĐA) - Sáng ngày 20/8 tại Đồ Sơn, Hải Phòng, Hội đồng Lý luận, Phê bình ...

hoi thao lay y kien gop y xay dung luat dien anh sua doi khu vuc phia nam 10 năm thi hành Luật điện ảnh: Dần tháo gỡ những vướng mắc

(TGĐA) - Hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật điện ảnh khu vực ...

Vũ Liên