Hợp tác quốc tế: Chìa khóa then chốt thúc đẩy sự phát triển của ngành VFX tại Việt Nam

(TGĐA) - Vừa qua, sự kiện khám phá, kết nối, hợp tác và phát triển ngành kỹ xảo (công nghiệp hiệu ứng hình ảnh) giữa Hiệp hội Kỹ xảo Điện ảnh và Hoạt hình Việt Nam (VAVA) phối hợp cùng Đại sứ quán Pháp và Viện Pháp tổ chức (Vietnam - France VFX Conference 2024) đã diễn ra tại TP.HCM.

Lễ tốt nghiệp khóa VFX & Animation Lễ tốt nghiệp khóa VFX & Animation
Lễ tốt nghiệp khóa đầu tiên chuyên ngành Kỹ xảo điện ảnh và Hoạt hình 3D (VFX & Animation) của Học viện MAAC Lễ tốt nghiệp khóa đầu tiên chuyên ngành Kỹ xảo điện ảnh và Hoạt hình 3D (VFX & Animation) của Học viện MAAC

Đã có hơn 50 đại diện các công ty trong ngành cùng tham dự. Trong đó có một số đơn vị nổi tiếng trong ngành đến từ Pháp như: Hecat Studio, Bloc D, Reepost và Iim Digital School, cùng các studio tiêu biểu của Việt Nam gây tiếng vang gần đây như: AIOI/Bad Clay Studio, blankNegatives và MAAC Academy.

Các nội dung được đề cập như: Lịch sử và hệ sinh thái ngành VFX giữa Pháp và Việt Nam. Hệ sinh thái ngành VFX sẽ như thế nào khi hai nền văn hóa Âu - Á kết nối với nhau? Các dự án VFX đã được thực hiện tại Pháp và Việt Nam dưới góc độ chuyên gia. Cuối cùng bàn về thị trường VFX trong và ngoài nước, giao lưu kết nối với các Studio đối tác.

Hợp tác quốc tế: Chìa khóa then chốt thúc đẩy sự phát triển của ngành VFX tại Việt Nam

Ngành công nghiệp VFX (Hiệu ứng hình ảnh - Kỹ xảo) đang chứng kiến sự tăng trưởng bùng nổ trong những năm gần đây, được thúc đẩy bởi nhu cầu ngày càng cao về các nội dung giải trí kỹ thuật số với chất lượng hình ảnh cao cấp. Theo dự đoán của Market.us, thị trường VFX toàn cầu sẽ bùng nổ, tăng trưởng từ 15 tỷ USD vào năm 2023 lên 40 tỷ USD vào năm 2033. Và quan trọng nhất là nhu cầu về nội dung hình ảnh sống động, chân thực ngày càng tăng trong ngành điện ảnh, truyền hình và trò chơi điện tử. Ở thị trường nội địa, với đội ngũ nhân viên trẻ, sáng tạo và kỹ năng chuyên môn cao, các Studio VFX Việt Nam đang dần khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, tham gia vào nhiều dự án lớn của Hollywood và các nước khác. Tuy nhiên, để khai thác tiềm năng to lớn và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của ngành VFX tại Việt Nam, thì việc hợp tác quốc tế chính là chìa khóa then chốt.

Ông Yann Marchet (đại diện FranceFX) chia sẻ: "Lần đầu tiên đến Việt Nam vào năm 2022 để tìm hiểu hệ sinh thái ở Việt Nam. Đây cũng là sự khởi đầu cho quá trình hình thành VAVA. Ý tưởng của chúng tôi là trao đổi một số thông tin về VFX (kỹ xảo) giữa các tổ chức của Pháp với VAVA ở Việt Nam, không chỉ có thể phát triển hoạt động kinh doanh VFX & Hoạt hình tại Việt Nam mà còn cùng nhau phát triển những thế mạnh của ngành. Năm ngoái, có một chút khó khăn đối với ngành VFX toàn cầu. Có một cuộc đình công ở Hollywood. Trong hơn 6 tháng mà không có bất kỳ dự án nào được khai thác. Chúng tôi biết rằng ngành công nghiệp của chúng ta phụ thuộc vào Hollywood bởi vì họ có những đầu tư lớn. Hy vọng vào quý cuối cùng của năm nay, chúng ta sẽ có nhiều hoạt động diễn ra".

Hợp tác quốc tế: Chìa khóa then chốt thúc đẩy sự phát triển của ngành VFX tại Việt Nam

Vậy làm thế nào có thể tạo dựng mối quan hệ bền vững giữa ngành VFX Pháp và Việt Nam? Được biết có nhiều nội dung của Việt Nam được phát trên nền tảng trực tuyến như Netflix. Ở hệ thống rạp chiếu phim, hiện chúng ta có khoảng 15 triệu bộ phim phát hành tại rạp. Ông Thierry Nguyễn, nhà sáng lập Aioi Studios nhận định

"Tình hình ở Việt Nam cũng giống với tình hình thế giới. Mặc dù không làm việc trực tiếp với Hollywood, nhưng tác động đó là gián tiếp, bởi vì những đơn vị phát trực tiếp đã làm chậm lại các dự án phát trực tuyến tốn kém. Ví dụ sự khác biệt rất rõ giữa năm nay so với năm ngoái. Năm ngoái chúng tôi đã thực hiện gần 10 loạt phim với Netflix. Nhưng năm nay giảm xuống còn 2 phim. Vì vậy, chúng tôi cần phải đổi mới chính mình. Hiện 75% công việc của Aioi Studio là do Hàn Quốc thúc đẩy. Nếu Hàn Quốc có ít việc làm, thì ta cần tìm hiểu các thị trường mới, như hợp tác với Pháp, hay các nước phương Tây. Đó là lý do tại sao VAVA với tư cách là một hiệp hội đang cố gắng phát triển ra quốc tế, để nếu các dự án từ thị trường quốc tế, họ đang quan tâm đến Việt Nam, họ sẽ có một nơi để đi đến. Hơn nữa chúng ta cần phân chia công việc giữa các studio. Hy vọng ngành VFX sẽ sôi động lại vào cuối năm nay".

Hợp tác quốc tế: Chìa khóa then chốt thúc đẩy sự phát triển của ngành VFX tại Việt Nam

Ông Amandine (đại diện Bloc D) cho biết: "Ở Pháp ngày càng có nhiều dự án quốc tế. Tôi chưa nắm cụ thể về tình hình ở Đông Âu, nhưng có thể khẳng định ở Pháp luôn có nhu cầu. Công ty của tôi không lớn lắm, nhưng có thể sản xuất nhiều sản phẩm hơn. Vì vậy, nếu có một thị trường thực sự, chúng ta có thể thực hiện ở các lĩnh vực nhất là sản xuất phim dài tập lại hiệu quả về chi phí".

Đứng ở góc độ đào tạo - ông Rodthong Ekkarat (Trưởng bộ môn 3D animation tại IIM Digital School) cho biết: "Tất cả các trường học ở Pháp đều có chương trình thực tập để xác nhận bằng cấp. Do tính chất đặc thù, ngành hoạt hình và VFX không thể có tất cả các thực tập sinh cùng một lúc. Vì vậy, tôi khuyên các sinh viên của mình là để thực tập, không cần phải làm trong ngành giải trí, mà có thể nộp đơn vào ngành tương tự như thương mại hay kiến ​​trúc".

Còn ở góc độ đào tạo tại Việt Nam - ông Đinh Trí Dũng (Giám đốc Học viện MAAC) mong muốn sự hợp tác với Pháp: "Thực ra lĩnh vực VFX và hoạt hình còn khá mới ở Việt Nam nên không phải là ngành đào tạo chính thức như bằng cấp tiếp thị hay kế toán. Một số sinh viên khi vào trường một thời gian ngắn, tìm chỗ thực tập rồi bỏ học, không học xong. Họ không thấy được tầm quan trọng của việc học tập lâu dài, đó cũng là điều vô cùng khó khăn mà chúng tôi phải kiên nhẫn thuyết phục, yêu cầu về tầm quan trọng của việc hoàn thành chương trình. Tôi kêu gọi các studio hãy truyền bá nhận thức về vấn đề này".

Hợp tác quốc tế: Chìa khóa then chốt thúc đẩy sự phát triển của ngành VFX tại Việt Nam

Cũng đề cập tới vấn đề này - ông Thierry Nguyễn cho biết: "Aioi Studios hiện có 1 sinh viên đang học trường MAAC lại làm việc với chúng tôi. Khác với Pháp, ở Việt Nam sinh viên có thể làm việc vào ban ngày và học tập vào ban đêm. Đó là những người có động lực rất lớn. Vì vậy để có 1 nghệ sĩ thực sự đã tốt nghiệp, vì sau nhiều năm song hành vừa làm, vừa học thì tất nhiên con đường trên lớp phải chậm rồi. Đơn vị của tôi có 2 thực tập sinh ở trường Iim của Pháp. Họ rất giỏi. Điểm khác biệt ở Pháp là ngay sau khi ra trường, họ sẵn sàng đi làm nên tất nhiên phải thích nghi ngay với môi trường làm việc. Ở Việt Nam cần 6 tháng đến 1 năm để đào tạo. Đó là lý do tại sao tôi muốn giới thiệu một nền văn hóa hoặc cách tư duy khác. Nên cần hợp tác với nhiều trường học hơn. Hoặc cần phải làm việc cùng nhau ngay từ giai đoạn đầu để phân chia công việc giữa Pháp và Việt Nam. Chúng ta cần đưa Việt Nam lên bản đồ VFX và cần nghĩ về Việt Nam như một nơi mà họ có thể làm việc cùng nhau.

Với Alièn VFX, từ nhiều năm nay, đã làm cho nhiều công ty trong ngành. Luôn cố gắng xem quốc gia, công ty nào còn thiếu điều gì thì giúp họ phát triển. Hiện AI (trí tuệ nhân tạo) đang phát triển đã lấy đi quá nhiều việc làm, khiến nhân lực ngày càng giảm và AI ngày càng tăng. Hiện tôi đang ở Việt Nam, muốn phát triển nguồn nhân lực. Từng thực hiện rất nhiều khảo sát thị trường cho thấy nhân lực trong ngành này ở Việt Nam còn ít. Với tôi muốn trên bản đồ phải có tên Việt Nam, mọi người nên biết Việt Nam có thể làm được gì, bởi vì những gì tôi thấy là các nghệ sĩ Việt Nam, họ thật tuyệt vời. Hầu hết các nghệ sĩ studio đều có trình độ chuyên môn nhất định nhưng ở Việt Nam họ rất đa tài. Đó là một điểm rất thuận lợi".

Hợp tác quốc tế: Chìa khóa then chốt thúc đẩy sự phát triển của ngành VFX tại Việt Nam

Về mặt cạnh tranh, khuyến khích và hiệu quả về chi phí. Việt Nam so với các nước khác thế nào? Ông Yann Marchet cho biết: "Về mặt chi phí, Thái Lan có lợi thế, vì họ luôn có động lực sản xuất phim nên có thể quay ở Thái Lan. Nên chúng tôi đang cố gắng vận động hành lang để có được những ưu đãi để có thể cạnh tranh ở châu Á, mới có thể nhận được dự án. Hiện chúng tôi đang cố gắng hoàn thành cấp độ quốc tế. Một số nhà cung cấp, điều đầu tiên họ hỏi là 'bạn có khuyến khích không?'. Nếu trả lời 'không' thì sẽ không nhận được bất kỳ câu trả lời nào nữa. Ở Pháp trước đây cũng vậy, tuy có một đội ngũ tốt, nhưng nếu không có động lực thì không có trong bản đồ dành cho mình".

Ông Thierry Nguyễn bổ sung thêm: "Đó là lý do tại sao nó giống như một cách tính toán cho sản xuất. Đối với nhà sản xuất nước ngoài, họ hỏi 'ý của dự án đó là gì?' để sau khi bàn bạc, thỏa thuận, liệu có còn rẻ hơn hay không? Hiện tại Pháp có tính cạnh tranh rất cao, đó là lý do tại sao mọi người đều hướng tới Pháp, điều này khá tốt cho Pháp. Tôi nghĩ đây là nơi chúng ta có thể hợp tác. Chúng ta không cần phải tranh cãi về vấn đề này vì sẽ có rất nhiều công việc vào cuối năm và làm thế nào? Chúng ta có thể cộng tác ở cấp độ tiền sản xuất hoặc có thể phân bổ các dự án. Cố gắng hãy giữ một phần ở Việt Nam. Bởi vì ở Pháp, họ đã dành một phần cho Ấn Độ".

Hợp tác quốc tế: Chìa khóa then chốt thúc đẩy sự phát triển của ngành VFX tại Việt Nam

Về quy trình làm việc ở Việt Nam và châu Á ông Thierry Nguyễn nêu rõ: "Tôi nghĩ nó khác ở chỗ lúc đầu hầu như không có quá trình nào cả. Hơn 10 năm trước, khi tôi đến Việt Nam, mọi chuyện cũng tương tự như vậy, chỉ là chưa có kinh nghiệm vì do làm việc nhiều ở châu Âu, nên tôi cung cấp cho họ một số quy trình để họ có thể có nhiều quy trình giống như một đường ống hơn, có thể đảm bảo làm được mọi thứ một cách chính xác để không chậm trong sản xuất, hậu kỳ dự án phim. Nhưng rất nhiều thứ ở Việt Nam và tương tự như vậy. Điều khác biệt là con người, là tư duy. Ví dụ, tôi đã cố gắng đưa ra nhiều cách làm việc khác nhau trong công ty của mình, như đào tạo nhóm và cố gắng giữ một triết lý là không có chuyên môn đơn giản, mà biết nhiều thứ. Vì vậy ở Việt Nam phải giữ được lực lượng lao động. Nếu có một đội ngũ lớn, cần đảm bảo công việc mới có thể giữ họ làm việc. Điều đó cần phải có một chuyên gia có nhiều kỹ năng. Đó là những gì tôi làm bây giờ. Chúng tôi có những chuyên gia có thể làm được nhiều việc. Và đây là quy trình mà tôi đã cố gắng mang về từ Pháp. Và đó cũng là điều mà cả ngành đang thực hiện. Riêng về chương trình đào tạo với VFX, tôi cố gắng đưa ra ý kiến, xem điều gì sẽ tốt nhất cho học sinh cũng như cho chúng tôi với tư cách là studio và cố gắng duy trí tốt mối quan hệ đó".

Lễ tốt nghiệp khóa VFX & Animation Lễ tốt nghiệp khóa VFX & Animation

(TGĐA) - Hành trình chinh phục tri thức của lứa học viên đầu tiên tại ...

Lễ tốt nghiệp khóa đầu tiên chuyên ngành Kỹ xảo điện ảnh và Hoạt hình 3D (VFX & Animation) của Học viện MAAC Lễ tốt nghiệp khóa đầu tiên chuyên ngành Kỹ xảo điện ảnh và Hoạt hình 3D (VFX & Animation) của Học viện MAAC

(TGĐA) - Không quá dài và cũng không hề ngắn 2 năm, 4 học kỳ ...

Vũ Liên