'Jibaro' – Phim hoạt hình ngắn đang gây sốt thế giới và ước mơ ‘chạm đỉnh’ của hoạt hình Việt Nam

(TGĐA) - Jibaro – phim hoạt hình ngắn thuộc series đình đám Love Death and Robots của Netflix hiện đang gây sốt với không chỉ cốt truyện sâu sắc, mà còn là tiên phong cho sự đổi mới của công nghệ làm phim hoạt hình. Giữa làn sóng đổi thay mà những tác phẩm như Jibaro mang lại, thì hoạt hình nước ta đang ở vị trí nào?

Loạt phim hoạt hình đặc sắc mùa hè dành cho thiếu nhi Loạt phim hoạt hình đặc sắc mùa hè dành cho thiếu nhi
'Phim điện ảnh Doraemon: Nobita và cuộc chiến vũ trụ tí hon 2021': Chào đón kỳ nghỉ hè rực rỡ của các khán giả nhí 'Phim điện ảnh Doraemon: Nobita và cuộc chiến vũ trụ tí hon 2021': Chào đón kỳ nghỉ hè rực rỡ của các khán giả nhí
1 - Jibaro - Phim hoạt hình ngắn đang gây sốt cả thế giới
Jibaro - Phim hoạt hình ngắn đang gây sốt cả thế giới

Jibaro – Phim hoạt hình ngắn không thể bỏ qua

Jibaro thuộc chuỗi series hoạt hình ngắn Love Death and Robots, hiện đã kéo dài 3 mùa trên hệ thống trực tuyến Netflix. Love Death and Robots mang đến cho người xem những tập phim đầy lôi cuốn, với nét vẽ hoạt hình 3D độc đáo, cùng với đó là thông điệp ấn tượng đi sâu vào bản ngã con người, phê phán một xã hội với đủ mọi thói hư tật xấu đang tồn tại. Sau mùa 1 tương đối thành công, Love Death and Robots bị giới phê bình cùng khán giả nhận xét xuống phong độ ở mùa 2. Nhưng qua tới mùa 3, loạt phim này trở lại ấn tượng với tập phim mang tên: Jibaro.

Jibaro dường như có bối cảnh vào khoảng thế kỷ thứ 15, khi Thực dân Tây Ban Nha bắt đầu xâm chiếm Nam Mỹ. Phim mở đầu bằng trường đoạn các hiệp sĩ Tây Ban Nha hành quân qua một cánh rừng, nơi cư ngụ của Golden Women, tiên cá cai quản vùng sông nước nơi đây. Khi đoàn hiệp sĩ vô tình “đụng chạm” tới Golden Women, nàng ta hóa cơn giận giữ, giết sạch tất cả bằng tiếng thét vang trời, cùng vũ điệu uyển chuyển ma thuật.

Duy chỉ có có Jibaro – hiệp sĩ bị điếc sống sót. Đó cũng là lý do để

Golden Women chú ý tới Jibaro và đem lòng yêu anh ta. Tuy nhiên, Jibaro lợi dụng tình cảm này của Golden Women, giết hại dã man nàng tiên cá và cướp sạch số vàng trên người nàng. Phần còn lại của bộ phim là quy luật tất yếu phải đến: kẻ tham lam sẽ phải trả giá đắt.

Không chỉ có nội dung sâu sắc, mang đầy tính ẩn dụ, ám chỉ sự thống trị của nam giới và những người phụ nữ là nạn nhân của sự khinh miệt, bạo hành và cưỡng bức, hay vĩ mô hơn chính là tình cảnh ngặt nghèo của những người nô lệ bị thực dân phương Tây đô hộ…, phim còn góp phần định nghĩa lại công nghệ làm phim hoạt hình, mở ra một chương mới cho ngành này.

Công nghệ làm phim ấn tượng

2 - Phim là sự kết hợp độc đáo giữa công nghệ 2D và 3D
Phim là sự kết hợp độc đáo giữa công nghệ 2D và 3D

Có một thời điểm, phim hoạt hình 2D trở nên thất thế và phải ngậm ngùi chứng kiến sự lên ngôi của dòng phim 3D. Tuy nhiên, nhu cầu thưởng thức của khán giả đang ngày càng lên cao, khi 3D tiếp tục trở nên nhàm chán thì các nhà làm phim lại nghĩ ra phương thức kết hợp 2D và 3D lại cùng nhau, để tạo ra những cảnh phim đầy sống động và huyền hảo.

Phim ngắn Jibaro chính là ví dụ điển hình nhất, khi tất cả những cảnh quay hoàn mỹ trong phim đều là do những hình ảnh 2D và 3D xếp chồng lên nhau. Thủ pháp mà đạo diễn Alberto Mielgo thường xuyên sử dụng trong phim, chính là thiết kế một loạt cảnh vật như rừng cây, cánh đồng, mặt hồ…, bằng những lớp “bitmap”. “Bitmap” có nghĩa là dạng lưới ảnh gồm một loạt các chấm pixel nhỏ. Mỗi pixel là một hình vuông gán với một màu và vị trí khác nhau tạo nên hình ảnh, thường xuyên được dùng thiết kế đồ họa 2D. Trên nền của những lớp “bitmap” tĩnh, nhân vật vẫn chuyển động một cách bình thường, làm nhiều khán giả lầm tưởng Jibaro hoàn toàn sử dụng công nghệ 3D.

Ví dụ trong trong một số cảnh, chúng ta có thể thấy những bông hoa đầy màu sắc là các vật thể 2D được xếp chồng lên bố cục 3D. Ý tưởng này không những có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian, mà vẫn tạo ra được một cảnh phim tuyệt đẹp. Dù vậy, còn những phần khó hơn ở đằng sau, như là thách thức để cho nhân vật có thể chuyển động mượt mà.

3 - Nhiều nhà phân tích cho rằng Jibaro đã sử dụng  'Rotoscoping' - một trong những công nghệ khai sinh phim hoạt hình
Nhiều nhà phân tích cho rằng Jibaro đã sử dụng 'Rotoscoping' - một trong những công nghệ khai sinh phim hoạt hình

Điệu múa của Golden Women thực chất được dựa trên những chuyển động của nghệ sĩ múa Megan Goldstein. Tuy nhiên, các nhà sáng tạo của Jibaro đã không quyết định đồng bộ hóa 100% chuyển động của Megan Goldstein sang Golden Women. Có nhà phân tích cho rằng, Alberto Mielgo đã thực hiện kỹ thuật “khá cũ” trong phim hoạt hình, được gọi là “Rotoscoping” (sử dụng để vẽ lại các cảnh hình chuyển động, khung hình qua khung hình, để tạo ra chuyển động thực).

5 - Jibaro thực chất là sự kết hợp của công nghệ cũ và mới
Jibaro thực chất là sự kết hợp của công nghệ cũ và mới

Có lẽ chuyển động của nghệ sĩ múa Megan Goldstein đã được quay bằng 4 máy quay khác nhau, ghi lại các góc độ từ nhiều phía, sau đó ghép thành 1 cảnh phim chuẩn chỉnh. Nhà phân tích này cũng chỉ ra, nhược điểm của công nghệ 3D là “quá hoàn hảo”, nếu hoàn toàn sử dụng công nghệ 3D, bộ phim sẽ đạt đến tính “thực”, tức là mất đi giá trị vốn có của phim hoạt hình, nên Alberto Mielgo đã nảy ra một ý tưởng khá táo bạo, đó là sử dụng kỹ thuật sơ khai của ngành phim hoạt hình.

Hoạt hình Việt Nam học hỏi được gì từ Jibaro?

4 - Những nhân vật trong Jibaro được chú trong từng tiểu tiết trong chuyển động
Những nhân vật trong Jibaro được chú ý trong từng tiểu tiết trong chuyển động

Trước đây, khán giả Việt thường chỉ biết tới phim do Hãng phim hoạt hình Việt Nam sản xuất, nhưng bây giờ nhiều công ty tư nhân như Colory Animation, Red Cat Motion, Dee Dee Animation…, họ có nhiều năng lực sáng tạo với cách kể chuyện hiện đại.

Họa sĩ Hà Huy Hoàng - đồng sáng lập DeeDee Animation từng chia sẻ rằng: “Hoạt hình Việt Nam hiện có nguồn nhân lực mạnh với nhiều người trẻ đã tham gia những dự án hoạt hình quốc tế, có trình độ kỹ thuật đạt đẳng cấp quốc tế thông qua quá trình hợp tác với nước ngoài. Có những phim mà nếu chỉ xét về kỹ thuật, khán giả không phân biệt được là phim Việt Nam hay quốc tế vì trình độ ít chênh lệch”.

Nhân lực và tư duy không thiếu, nhưng có rất nhiều yếu tố để cản trở ngành hoạt hình nước ta sản xuất ra một bộ phim thực sự gây tiếng vang. Và khi hoạt hình thế giới đã bắt đầu đạt được những thành tựu đỉnh cao, sau đó lại quay trở về những giá trị xưa cũ (như Jibaro là một điển hình), thì hoạt hình nước ta dường như mới chỉ chập chững vươn tới những thành quả mà các nước khác đã đạt được từ hàng chục năm trước. Như bộ phim 3D dài nhất cũng chỉ đến 40 phút, nhưng cách chuyển động hay cơ mặt của nhân vật vẫn còn rất hạn chế. Có người nghĩ rằng là do kỹ thuật yếu nhưng thực sự không phải, phần lớn lại đến từ sự dè chừng từ những nguồn vốn đầu tư, hay Việt Nam chưa có một chương trình đào tạo nhân lực bàn bản, đồng bộ, vững chắc và mang tầm quy mô lớn cho ngành làm hoạt hình.

“Không một nhà đầu tư nào đặt trọn niềm tin vào một tác phẩm do 100% người Việt Nam sản xuất. Niềm tin đó chỉ có được nếu có tên tuổi cây đa cây đề, đảm bảo chinh phục được khán giả nhiều lứa tuổi, cần các giải thưởng bảo chứng. Ngoài ra, còn vì niềm tin của khán giả. Thế hệ chúng tôi lớn lên vào thập niên 1980, 1990 cũng chỉ thích hoạt hình nước ngoài chứ không tin hoạt hình Việt Nam đủ hấp dẫn. Đó là cản trở lớn nhất đối với phim hoạt hình Việt Nam” - Họa sĩ Hà Huy Hoàng cho hay.

Thế nhưng cho dù nét vẽ có đẹp và sáng tạo thế nào, cũng cần có một câu chuyện mang tính chất lượng. Đạo diễn Lê Huy Anh (tác giả phim The Tale Of Cuội), chỉ ra điểm yếu của phim hoạt hình Việt Nam là câu chuyện. Anh nói: "Câu chuyện của phim hoạt hình cũng cần nhân vật, ý tưởng, thông điệp. Với những studio lớn như Pixar, Blue Sky hay các thương hiệu phim hoạt hình quốc tế, tôn chỉ gốc vẫn là kể chuyện. Họ đi tiên phong, kể những câu chuyện kinh điển và quá hay. Họ có một tiêu chuẩn quá xa so với chính hiểu biết của tôi”.

6. Phim hoạt hình Việt thừa nhân lực nhưng còn khó khăn trong kêu gọi đầu tư
Phim hoạt hình Việt thừa nhân lực nhưng còn khó khăn trong kêu gọi đầu tư

Liên hệ tiếp tới Jibaro, nếu bộ phim của đạo diễn Alberto Mielgo không có một lối kể chuyện sâu sắc và trừu tượng, chắc chắn nó cũng sẽ nhanh chóng rơi vào quên lãng, dù hình ảnh có đẹp tới đâu. Dù vậy, cách mà Jibaro kết hợp giữa kỹ thuật 2D và 3D quả thực rất đáng lưu tâm, và nó cũng có thể nằm trong tầm tay những nhà làm phim nước ta trong một tương lai nào đó, khi đã đủ nguồn kinh phí thực hiện?

Năm 2020, bộ phim Truyền thuyết về Quán Tiên của đạo diễn Đinh Tuấn Vũ gây bất ngờ khi sử dụng công nghệ “motion capture” để tạo ra nhân vật con vượn. Một diễn viên cascadeur luyện tập những động tác của loài vượn trong nửa năm, như leo cây, đu cây, tru môi hay chuyền cành thuần thục. Sau đó, những chuyên viên kỹ xảo sẽ xây dựng khỉ vượn dựa trên những cử động đó. Từ những thử nghiệm đó, biết đâu trong tương lai sẽ có một phim hoạt hình kết hợp “motion capture” tại Việt Nam giống Jibaro?
'Cây liễu mù và cô gái ngủ': Phim hoạt hình ‘siêu thực’ của Haruki Murakami có gì đặc sắc? 'Cây liễu mù và cô gái ngủ': Phim hoạt hình ‘siêu thực’ của Haruki Murakami có gì đặc sắc?

(TGĐA) - Haruki Murakami tiếp tục khiến tên tuổi của mình lan rộng, khi tập ...

Loạt phim hoạt hình đặc sắc mùa hè dành cho thiếu nhi Loạt phim hoạt hình đặc sắc mùa hè dành cho thiếu nhi

(TGĐA) - Mùa hè là thời điểm các bạn nhỏ “nghỉ ngơi” sau kỳ học ...

Quỳnh Anh