(TGĐA) - Nhà văn - nhà báo Bùi Anh Tấn đã có hơn 30 năm cầm bút. Đặc biệt, anh còn là nhà văn đầu tiên ở Việt Nam viết về đề tài đồng tính qua tác phẩm Một thế giới không có đàn bà. Chính vì vậy, tập 146 của chương trình Khoảnh khắc cuộc đời với khách mời là nhà văn Bùi Anh Tấn vừa phát sóng tối ngày 3/10 đã thu hút nhiều khán thính giả.
'Khoảnh khắc cuộc đời' tập 83: Câu chuyện của 'Chơn' Phan Văn Sáng sau 20 năm xa rời showbiz | |
Lyna Trang xa con gái chưa đầy 1 tháng tuổi để đi đóng phim, sự thật không ai ngờ |
Cái duyên đưa nhà báo Bùi Anh Tấn trở thành nhà văn cũng khá thú vị. Anh chia sẻ, xuất phát điểm là một người làm báo suốt khoảng 10 năm, bỗng có một khoảng thời gian ngắt quãng “lúc đấy buồn quá, nhớ chữ nghĩa quá, nhưng lại không biết thể hiện bằng gì… thế là viết văn thôi”.
|
Tác phẩm đầu tiên của anh mang tên Một thế giới không có đàn bà với nội dung khai thác về đời sống và tình cảm của những người đồng tính. Vào thời điểm 20 năm trước, đây là đề tài còn rất “nhạy cảm” trong xã hội Việt Nam, nên anh đã “gõ cửa” nhiều nhà xuất bản nhưng hầu như không nơi nào dám in vì… sợ! Vậy mà không thể ngờ, sau khi đến tay bạn đọc, sách bán chạy hàng vạn bản và trở thành “hiện tượng” trong giới văn chương và đưa Bùi Anh Tấn trở thành cái tên "hot" trên văn đàn thời điểm đó, mặc dù theo nhà văn “bật mí”, ở phần kết tác phẩm, anh cho nhân vật được quyền lựa chọn sống theo bản thân, nhưng nhà xuất bản yêu cầu sửa lại cho nhân vật phải về lấy vợ và trở lại cuộc sống bình thường. Khi sách phát hành, nhiều bạn đọc phản ứng dữ dội về cái kết này. Ở những lần tái bản sau, khi xã hội Việt Nam đã có cái nhìn thoáng hơn, anh đã đấu tranh để khôi phục cái kết ban đầu.
|
Sau tác phẩm đồng tính đầu tay đó, nhà văn Bùi Anh Tấn còn viết thêm tiểu thuyết cùng đề tài Les - vòng tay không đàn ông và dấn thân vào thêm nhiều đề tài khác như chiến tranh, lịch sử, tôn giáo... những đề tài đòi hỏi độc giả không những phải có kiến thức nền mà còn cần sự nghiền ngẫm sâu sắc.
Nhận định về vấn đề làm sao có thể dung hòa được vai trò nhà văn, nhà báo và viết kịch bản phim truyền hình, Bùi Anh Tấn cho biết: "Tất cả nhà văn đều có thể viết báo được, nhưng ngược lại đúng là không phải nhà báo nào cũng có thể trở thành nhà văn, đó là một sự thật. Văn chương là công việc xuất phát từ bản thân của mỗi con người, còn báo chí lại là một công việc chuyên môn và đòi hỏi sự học hành. Nghề báo đòi hỏi sự chính xác cao... nhưng ngược lại công việc của văn chương đòi hỏi độ lùi". Tuy vậy, anh cũng cho rằng khi đảm trách cả hai tay bút là nhà văn và nhà báo, người viết sẽ có cái lợi là độ tinh nhạy và uyển chuyển của chữ nghĩa.
|
Theo nhân định của anh, xung đột lớn nhất không phải giữa văn chương và báo chí, mà là giữa văn chương và kịch bản phim. Để lên kịch bản cho một bộ phim chủ yếu là lời thoại và hành động, tính chất lả lướt của văn chương không thể hiện được trên kịch bản, phần còn lại là do đạo diễn và diễn viên. “Đa phần bạn bè tôi viết kịch bản xong quay lại viết văn rất khó, lời văn sẽ bị khô đi, thậm chí là triệt tiêu đi, nó rất đáng sợ!” – anh bộc bạch.
Ở tập 147 phát sóng thứ Sáu 4/10 lúc 22h45 trên HTV9, mời khán thính giả gặp gỡ chuyên gia tâm lý Đỗ Văn Sự với những câu chuyện hấp dẫn trong ngành này.
Tập 146 Khoảnh khắc cuộc đời:
'Khoảnh khắc cuộc đời' tập 83: Câu chuyện của 'Chơn' Phan Văn Sáng sau 20 năm xa rời showbiz (TGĐA) - Sau thành công với vai diễn “Chơn” trong bộ phim Chim phóng sinh của ... |
Nhạc sĩ Thái Ngọc Sơn và câu chuyện lần đầu được tiết lộ với 'nữ hoàng Bolero' Hoàng Oanh (TGĐA) - Chương trình Khoảnh khắc cuộc đời tập 76 phát sóng lúc 22h45 ngày 20/7 ... |
Mi Ty