(TGĐA) - Với gần 70 bộ phim tranh giải sau 1 năm trì hoãn, Liên hoan phim Kim Tượng Hong Kong lần thứ 40 được tổ chức ngày 17/7 này hứa hẹn sẽ là sân chơi “trăm hoa đua nở” trước sự kỳ vọng của điện ảnh Hoa ngữ.
Vì sao 'Em của niên thiếu' dẫn đầu 12 giải đề cử Kim Tượng Hong Kong? | |
Tằng Mỹ Huệ Tư: Những điều có thể bạn chưa biết? |
|
Kim Tượng năm nay có gì?
5 bộ phim lọt vào danh sách tranh giải Phim truyện hay nhất năm nay được đánh giá là có đề tài phong phú, ví dụ Răng khôn và Nộ hỏa là phim thể loại tội phạm, Mai Diễm Phương thuộc phim tiểu sử, Con trai thần kỳ của mẹ lấy cảm hứng từ câu chuyện có thật, Drifting thì phản ánh cuộc sống phiêu bạt của những người vô gia cư ở Hong Kong.
Trong 5 bộ phim được đề cử tranh giải Phim truyện hay nhất, tác phẩm Răng khôn của đạo diễn Trịnh Bảo Thoại đã dẫn đầu danh sách đề cử với tổng cộng 14 giải thưởng, gồm Phim truyện hay nhất, Đạo diễn xuất sắc, Kịch bản hay nhất, Nam diễn viên xuất sắc, Nữ diễn viên xuất sắc và Nữ diễn viên phụ xuất sắc… Kế đến là bộ phim Mai Diễm Phương được đề cử 12 giải thưởng, 3 bộ phim còn lại gồm: Nộ hỏa, Con trai thần kỳ của mẹ và Drifting.
|
Trong danh sách để cử Nữ diễn viên xuất sắc, đáng chú ý nhất là gương mặt mới Vương Đan Ni (31 tuổi) lần đầu tiên bước lên màn ảnh rộng đã nhờ bộ phim Mai Diễm Phương lọt vào danh sách đề cử tranh ngôi Ảnh hậu, đối thủ “nặng ký” của cô là nữ tinh minh Củng Lợi, được đề cử với phim Đoạt quán. Ứng cử viên nặng ký nhất của ngôi Ảnh đế là Lâm Gia Đống, anh có đến 2 bộ phim được đề cử là Răng khôn và Thuốc lá cuộn tay, cùng với Ngô Trấn Vũ của phim Drifting, Lương Trọng Hằng của phim Con trai thần kỳ của mẹ…
|
Cổ Thiên Lạc nhờ phim Mai Diễm Phương được đề cử tranh giải Nam diễn viên phụ xuất sắc, anh bày tỏ: “Tác phẩm Mai Diễm Phương có ý nghĩa vô cùng to lớn, có thể tham gia diễn xuất và được đề cử tranh giải, khiến tôi cảm thấy rất vinh dự”. Riêng danh sách ứng cử viên tranh giải Nữ diễn viên phụ xuất sắc, đáng chú ý nhất là cô gái đến từ Malaysia Liêu Tử Dư được đề cử với 2 bộ phim Mai Diễm Phương và Răng khôn, vì thế cơ hội đoạt giải của cô rất lớn so với các ứng cử viên khác như Bào Khởi Tịnh, Lý Lệ Trân…
|
|
Tiêu chí ứng cử ngày càng cởi mở
Giải thưởng Kim Tượng chủ yếu tập trung vào điện ảnh Hong Kong, “phim Hong Kong” được đề cập trong tiêu chí ứng cử, phải đáp ứng được 2 trong 3 điều kiện sau: đạo diễn phải là người Hong Kong có chứng minh thư thường trú tại Hong Kong; đơn vị sản xuất phải có một công ty đăng ký hợp pháp tại Hong Kong; phim phải có ít nhất 6 hạng mục công việc có nhân viên là người Hong Kong. Điều này cũng đặt ra nghi vấn giải thưởng Kim Tượng quá bản địa hóa. Về việc này, cựu Chủ tịch giải Kim Tượng Hong Kong – Trần Gia Thượng từng bày tỏ: “Vì vấn đề đồng sản xuất, chúng tôi cũng đã cởi mở hơn rất nhiều”.
Bắt đầu từ Liên hoan phim Kim Tượng Hong Kong lần thứ 31 (2012), ban giám khảo đã tăng thêm hạng mục giải thưởng Phim Hoa ngữ hai bờ hay nhất, biểu dương những tác phẩm điện ảnh Hoa ngữ hai bờ đã được trình chiếu ở Hong Kong một năm qua. Có bình luận cho rằng, các bộ phim hợp tác như Đầu danh trạng, Thập nguyệt vi thành, Diệp Vấn, Hàn chiến… giúp mở rộng thị trường và thể loại phim cho điện ảnh Hong Kong. Hiện nay, điện ảnh Hong Kong đang phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan khi thị trường thu hẹp, chi phí tăng cao, hợp tác sản xuất với điện ảnh Trung Quốc là con đường quan trọng để điện ảnh Hong Kong tái sinh.
Những thăng trầm của Kim Tượng Hong Kong
Trong thế giới điện ảnh chứa đựng sự khai sáng văn hóa Hong Kong: tinh thần hiệp nghĩa, chủ nghĩa anh hùng, sóng gió thương trường, hắc bạch lưỡng đạo, tình huynh đệ, nguyên tắc làm người… Những thứ này, là điều mà điện ảnh Hong Kong luôn giữ gìn và tôn trọng, đặt vào hoàn cảnh hiện tại càng đáng quý hơn.
39 năm xoay vần, anh Tiểu Mã đẹp trai phong độ (nhân vật Châu Nhuận Phát đóng trong phim Anh hùng bản sắc) bỏ lại bóng lưng quay người bước đi; hình tượng người cảnh sát Hong Kong do Trần Gia Câu (nhân vật Thành Long đóng trong phim Câu chuyện cảnh sát) làm đại diện đã trở thành dĩ vãng; Như Hoa và Thập Nhị Thiếu (nhân vật Mai Diễm Phương và Trương Quốc Vinh đóng trong phim Yên chi khâu) đều đã đi xa; Nhiếp Tiểu Thiện, Đông Phương Bất Bại cũng đã già đi… Không thể không thừa nhận, giải thưởng Kim Tượng còn chưa đến 40 tuổi mà đã sớm “chững chạc” từ nhiều năm trước.
Trong ấn tượng của khán giả, trong rạp chiếu phim tranh sáng tranh tối, họ đã vì Anh hùng bản sắc vỗ tay tán thưởng, vì Tân bất liễu tình mà rơi nước mắt, cũng từng vì Đường Bá Hổ điểm Thu Hương cười đến nghiêng trước ngã sau… Vào thời kỳ đỉnh cao, mỗi năm điện ảnh Hong Kong sản xuất hơn 200 bộ phim, đến năm 2019 chỉ còn 52 phim, trong đó số lượng phim để lại ấn tượng cho khán giả cực kỳ ít ỏi.
Có ước mơ để thực hiện, là điều trân quý nhất của điện ảnh Hong Kong
Hiện tại, điện ảnh Hong Kong rơi xuống đáy vực đã không còn là chuyện 1 – 2 năm, với thể loại cảnh sát tội phạm, dường như vẫn luôn đi trên con đường hoài cổ, khi các phim Phi vụ tiền giả, Trùm Hương Cảng, Sát phá lang… xuất hiện, thì mới phát hiện tất cả các thể loại phim võ hiệp, hành động, xã hội đen, văn nghệ, hài kịch… của điện ảnh Hong Kong đều đã sớm được đẩy lên đỉnh cao vào thập niên 80 – 90, khả năng tạo đột phá mới gần như bằng 0.
Không hề quá đáng khi chọn bộ phim Anh hùng bản sắc của đạo diễn Ngô Vũ Sâm từng đoạt giải thưởng Kim Tượng - Phim truyện hay nhất, là tác phẩm tiên phong của dòng phim anh hùng Hong Kong. Có thể nói, các nhân vật giang hồ trong phim được lãng mạn hóa, cảnh viên đạn xé gió được quay chậm, những nguyên tắc không thể dùng tiền bạc để đong đếm… đã thúc đẩy trào lưu phim anh hùng Hong Kong suốt thập niên 80 – 90.
Từ năm 1990 đến khoảng năm 2000, Thành Long, Lý Liên Kiệt, Châu Nhuận Phát, Ngô Vũ Sâm… nổi đình đám tại Mỹ, các đạo diễn như Từ Khắc cũng bắt đầu sang Hollywood “đào vàng”. Tuy nhiên, điện ảnh Hong Kong chưa huy hoàng được bao lâu bắt đầu rơi vào cảnh khốn đốn… Kịch tính hơn cả phim, là hiện thực.
Hong Kong từng được mệnh danh là “Hollywood phương Đông”, là thiên đường điện ảnh của cộng đồng người Hoa trên toàn thế giới. Giải thưởng Kim Tượng được thành lập vào năm 1982, là giải thưởng quan trọng của điện ảnh Hoa ngữ, chứng kiến quá trình phát triển của điện ảnh Hoa ngữ nói chung và điện ảnh Hong Kong nói riêng. Những năm gần đây, Liên hoan phim Kim Tượng Hong Kong gây ra nhiều tranh cãi do trao giải cho những bộ phim liên quan đến chính trị. Chủ tịch Tập đoàn giải trí Media Asia – Lâm Kiến Nhạc cho biết: “Các bộ phim gây tranh cãi không phải là phim có doanh thu cao nhất, cũng không phải phim hay nhất, đoạt giải là việc bất công đối với những người làm phim, là chính trị trói buộc chuyên nghiệp, chính trị hóa hoạt động trao giải thưởng điện ảnh”. |
Vì sao 'Em của niên thiếu' dẫn đầu 12 giải đề cử Kim Tượng Hong Kong? (TGĐA) - Em của niên thiếu - bộ phim lập kỷ lục doanh thu phòng vé ... |
Bộ phim 'Vô song' giành 7 giải Kim Tượng Hong Kong lần thứ 38 (TGĐA) – Tối 14/4, Liên hoan phim Kim Tượng Hong Kong lần thứ 38 đã ... |
Liên hoan phim Kim Tượng Hong Kong lần thứ 38 công bố đặc san (TGĐA) – Ngày 10/4, ban tổ chức Liên hoan phim Kim Tượng Hong Kong lần ... |
Trịnh Nghi