Nguyên văn Công văn Hội Điện ảnh Việt Nam gửi trình Thủ tướng về việc cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam

(TGĐA) - Ngày 11/9/20017 Hội Điện ảnh Việt Nam nhận được đơn thư của tập thể nghệ sỹ, hội viên Hội Điện ảnh Việt Nam thuộc Chi hội Hãng phim truyện Việt Nam khẩn thiết kêu cứu và đề nghị Hội kiến nghị tới Thủ tướng Chính phủ và các Ban, Ngành xem xét và có biện pháp giải quyết dứt điểm những hệ lụy tiêu cực sau quá trình cổ phần hóa với nhiều vi phạm quy định Pháp luật để chuyển đổi Công ty TNHHMTV Hãng phim truyện Việt Nam thành Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Phim truyện Việt Nam (sau đây gọi tắt là “Hãng Phim truyện Việt Nam”) đang diễn ra với anh chị em và đe dọa tiền đồ một cơ sở hàng đầu của nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam. Tạp chí Thế giới điện ảnh xin đăng nguyên văn.

nguyen van cong van hoi dien anh viet nam gui trinh thu tuong ve viec co phan hoa hang phim truyen viet nam NSƯT, đạo diễn Nguyễn Đức Việt: ‘Căn bệnh nan y’ có thể chữa được nếu có cơ chế tốt, con người tốt
nguyen van cong van hoi dien anh viet nam gui trinh thu tuong ve viec co phan hoa hang phim truyen viet nam NSND, nhà quay phim Lý Thái Dũng: 'Mọi việc đều có thể xảy ra, kể cả cổ phần hóa lại'
nguyen van cong van hoi dien anh viet nam gui trinh thu tuong ve viec co phan hoa hang phim truyen viet nam NSND, đạo diễn Nguyễn Thanh Vân: 'Không ai chống cổ phần hóa mà chỉ chống cách thức cổ phần hóa sai'
nguyen van cong van hoi dien anh viet nam gui trinh thu tuong ve viec co phan hoa hang phim truyen viet nam Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát: Tôi phải lên tiếng vì bức xúc!
nguyen van cong van hoi dien anh viet nam gui trinh thu tuong ve viec co phan hoa hang phim truyen viet nam Phát động cuộc thi 'Thiết kế quốc phục cho đại diện Việt Nam tham gia Miss Universe'
nguyen van cong van hoi dien anh viet nam gui trinh thu tuong ve viec co phan hoa hang phim truyen viet nam Đạo diễn Vương Đức: "Người yêu ơi" là dự án điện ảnh sau 2 năm vắng bóng của Hãng

Kính gửi: - Ông Nguyễn Xuân Phúc

Ủy viên Bộ Chính trị

Thủ tướng Chính phủ

- Ông Võ Văn Thưởng

Ủy viên Bộ Chính trị

Bí thư Trung ương Đảng

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

Đồng kính gửi: Ông Nguyễn Ngọc Thiện

Ủy viên Trung ương Đảng

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Ngày 11/9/20017 Hội Điện ảnh Việt Nam nhận được đơn thư của tập thể nghệ sỹ, hội viên Hội Điện ảnh Việt Nam thuộc Chi hội Hãng phim truyện Việt Nam (xin gửi trình kèm đơn thư) khẩn thiết kêu cứu và đề nghị Hội kiến nghị tới Thủ tướng Chính phủ và các Ban, Ngành xem xét và có biện pháp giải quyết dứt điểm những hệ lụy tiêu cực sau quá trình cổ phần hóa với nhiều vi phạm quy định Pháp luật để chuyển đổi Công ty TNHHMTV Hãng phim truyện Việt Nam thành Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Phim truyện Việt Nam (sau đây gọi tắt là “Hãng Phim truyện Việt Nam”) đang diễn ra với anh chị em và đe dọa tiền đồ một cơ sỏ hàng đầu của nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam.

Hội Điện ảnh Việt Nam đánh giá cao tinh thần nhất quán của tập thể nghệ sỹ, hội viên Hãng phim truyện Việt Nam ủng hộ việc cổ phần hóa đơn vị với hy vọng sẽ có điều kiện hoạt động nghề nghiệp tốt hơn; đồng thời chia sẻ sâu sắc những khó khăn, lo lắng và bức xúc của anh chị em trước những ảnh hưởng tiêu cực trái với mong muốn do quá trình cổ phần hóa có nhiều nội dung chưa đúng quy trình tác động đến đời sống vật chất, tinh thần, cơ hội phát triển nghề nghiệp của anh chị em, chưa bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động.

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của Hội theo Luật định và Điều lệ Hội Điện ảnh Việt Nam được Bộ Nội vụ phê duyệt; trên tinh thần đề cao trách nhiệm trong việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của hội viên; sau khi nghiên cứu cẩn thận, kỹ lưỡng Đơn thư và các tài liệu liên quan kèm theo cũng như thông tin phản ánh trên báo chí về vụ việc suốt thời gian qua và liên tục những ngày gần đây; Ban Chấp hành Hội Điện ảnh Việt Nam khẩn trình Thủ tướng Chính phủ, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan Ban, Ngành hữu trách xem xét, giải quyết những việc sau:

1. Kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thanh tra độc lập, liên ngành, xem xét một cách khách quan toàn bộ tiến trình cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam; vì những lý do sau:

1.1. Trong việc lựa chọn đơn vị tư vấn định giá tài sản: Đã không tổ chức đấu thầu như quy định;

1.2. Trong việc chọn nhà đầu tư chiến lược: Vi phạm Thông tư 196/2011/BTC ngày 26/12/2011 của Bộ Tài chính Hướng dẫn bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần (theo tinh thần của Thông tư thì cuộc đấu giá bán cổ phần Hãng phim truyện Việt Nam đã không thành công vì chỉ có 01 nhà đầu tư là Tổng Công ty Vận tải Thủy VIVASO đăng ký tham gia). Quá trình thông báo đấu thầu cũng có dấu hiệu thiếu minh bạch khi chọn thời điểm đăng tin đấu thầu sát dịp nghỉ tết âm lịch và không đủ cả trên 2 tờ báo Trung ương và địa phương như quy định, thông tin về việc VIVASO đăng ký là cổ đông chiến lược từ trước thời điểm thông báo đấu thầu cũng để lại nhiều nghi vấn...;

1.3. Vi phạm Nghị định 59/2011/NĐ - CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần và làm trái Pháp luật trong quy trình và thể thức định giá doanh nghiệp khi không tính đúng, tính đủ giá trị tài sản bất động sản của Hãng vào giá trị doanh nghiệp (theo Đơn thư và anh chị em phản ánh, với diện tích 5000m2 đất tại số 4 Thụy Khuê và nguyên kho lưu trữ phim 94m2 bên bờ Hồ Tây, Ba Đình, Hà Nội, 900m2 tại Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội, Trường quay 6000m2 tại Cổ Loa, Mê Linh, Hà Nội và 74m2 tại Trung tâm Q.1, TP. Hồ Chí Minh cộng lợi thế vị trí đất... ước tính giá trị đất đai của Hãng theo giá thị trường vào khoảng 2000 tỷ đồng; trong khi chỉ với 32,5 tỷ đồng VIVASO đã dành tới 65% tổng giá trị doanh nghiệp và trở thành cổ đông chiến lược!!!). Điều đó dẫn đến khả năng nguồn tài sản khổng lồ thuộc sở hữu Nhà nước nêu trên sẽ bị “tư nhân” chiếm dụng sau cổ phần hóa. Về thủ tục xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa (trong đó cơ bản là thủ tục xác định giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp), cũng có sự vi phạm khi Hãng phim truyện trong khi còn đang chờ UBND thành phố Hà Nội phê duyệt phương án sử dụng đất đã tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp và triển khai cổ phần hóa đơn vị (theo Bản thông tin của Hãng).

1.4. Đã xảy ra sai sót nghiêm trọng trong việc định giá thương hiệu Hãng phim truyện Việt Nam bằng 0; vì:

- Thương hiệu Hãng phim truyện Việt Nam được xác định dựa trên thành quả lạo động và sáng tạo nghệ thuật trong cả quá trình hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, nhưng nhà đầu tư viện kết quả kinh doanh thua lỗ của Hãng trong ngắn hạn 5 năm để áp giá 0 đồng cho thương hiệu của đơn vị;

- Hãng phim hiện sở hữu tài sản lớn là tác quyền của hơn 400 bộ phim truyện đã làm nên diện mạo của nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam: Dân tộc – Tiến bộ - Nhân văn cũng như kho kịch bản có giá trị nghệ thuật và các tài sản hữu hình khác gắn với Lịch sử Điện ảnh Việt Nam hơn 60 năm qua. Việc áp giá thương hiệu bằng 0 Hãng phim truyện Việt Nam – với vai trò lá cờ đầu trong suốt lịch sử hình thành và phát triển Điện ảnh Cách mạng Việt Nam, là nguy hại vì nó phủ nhận toàn bộ giá trị nền Điện ảnh Cách mạng nước nhà, chệch hướng công tác tư tưởng-văn hóa theo định hướng của Đảng và Chính phủ.

1.5. Nhà đầu tư chiến lược cũng thiếu minh bạch khi - một mặt, phủ nhận quyền tài sản của Hãng phim truyện Việt Nam đối với 400 tác phẩm điện ảnh nêu trên; mặt khác - lại đang chủ động khai thác thương mại một cách triệt để các tác phẩm này.

1.6. Tiến hành Đại hội cổ đông (Đại hội thành lập) mà không công bố công khai giá trị tài sản của Hãng.

1.7. Theo đơn thư, việc thành lập Ban chỉ đạo (BCĐ) và Tổ giúp việc BCĐ cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam cũng có nhiều khuất tất như chưa đầy đủ các thành phần (thiếu đại diện Cục Điện ảnh là cơ quan thuộc Bộ VHTTDL có trách nhiệm trực tiếp quản lý nhà nước về điện ảnh, một số nghệ sỹ uy tín đang ở vị trí lãnh đạo Hãng cũng không có mặt ..).

1.8. Nhà cổ đông chiến lược là Tổng Công ty Vận tải Thủy không thực hiện 9 điều đã cam kết bằng văn bản và những hứa hẹn nêu trong Thư ngỏ ngày 05/5/2016. Cụ thể:

- Trả lương chậm và không đầy đủ cũng như bảo đảm các chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ cấp thất nghiệp... cho người lao động có trong danh sách lao động thường xuyên của Công ty;

- Việc nhà đầu tư giải phóng một số nhà xưởng, gom các phòng chuyên môn sáng tác thành một, di dời trang thiết bị kỹ thuật, đạo cụ, phục trang làm phim... cho thấy dấu hiệu của sự “giải tán” chuyên môn để triển khai kinh doanh đơn thuần, khiến anh chị em, nghệ sỹ hết sức hoang mang, bất an về tương lai cá nhân và sự nghiệp chung;

- Cố ý bố trí công việc cho nghệ sỹ, người sáng tác không đúng năng lực và chuyên môn khiến anh chị em ức chế, sinh chán nản mà tự bỏ việc;

- Quản lý nghệ sỹ, người sáng tác một cách chủ quan, áp đặt, bỏ qua đặc thù lao động nghệ thuật;

- Thái độ ứng xử thiếu tôn trọng nghề nghiệp với nghệ sỹ, người làm phim vốn là những chủ thể sáng tạo rất nhậy cảm và với cái “Tôi” nghệ thuật cần được trân trọng, khuyến khích.

- Không có kế hoạch hoạt động ngắn và dài hạn cho thấy sự tập trung thực hiện mục tiêu “gìn giữ truyền thống thương hiệu của Hãng phim truyện Việt Nam trong chặng đường sắp tới” như nêu trong Thư ngỏ của nhà đầu tư chiến lược.

2. Kiến nghị Thủ tướng cho kiểm tra, xác định lại giá trị doanh nghiệp Hãng phim truyện Việt Nam một cách công tâm để tránh thất thoát tài sản Nhà nước, làm tổn thương công sức, nhiệt huyết của nhiều thế hệ nghệ sỹ đã dày công xây đắp vị thế, thương hiệu của đơn vị - cánh chim đầu đàn của nền Điện ảnh Dân tộc Cách mạng Việt Nam;

3. Kiến nghị có biện pháp ngăn chặn và loại bỏ những quan điểm sai trái như đã thể hiện trong quá trình cổ phần hóa đang đi ngược lại đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước về văn hóa, văn nghệ.

4. Kiến nghị Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm rõ trách nhiệm của những thành viên có trách nhiệm tổ chức thực hiện cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam chưa hoàn thành nhiệm vụ trong việc – như Đơn thư nêu, chọn ra được nhà đầu tư đủ năng lực tài chính, công nghệ và quản trị để có thể trở thành cổ đông chiến lược xứng tầm của Hãng phim truyện Việt Nam.

Những hệ quả tiêu cực xảy ra tại Hãng phim truyện Việt Nam sau cổ phần hóa đang gây tổn thất không chỉ về vật chất mà còn là mất mát lớn lao về tinh thần, khiến văn nghệ sỹ điện ảnh giờ hoang mang trước con đường đã lựa chọn. Bài học đau xót không đáng có đó, rất tiếc, đã xảy ra trong lúc nền kinh tế đất nước đang có bước chuyển mạnh mẽ sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ. Kính mong các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền bộ, ngành phát huy cao nhất vai trò “quản lý”, “điều tiết” để sớm ổn định lại tình hình tại Hãng Phim truyện Việt Nam; giúp anh chị em cán bộ, nghệ sỹ yên tâm sáng tác và tiếp tục cống hiến những tác phẩm tốt cho Điện ảnh nước nhà.

Xin trân trọng cảm ơn sự lãnh đạo, chỉ đạo và hỗ trợ kịp thời của Thủ tướng và các Ban, Ngành đối với Sự nghiệp phát triển Điện ảnh Việt Nam.

Nơi nhận:

- Như kính gửi: để báo cáo và giải quyết;

- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: để báo cáo;

- Thanh tra Chính phủ: để báo cáo;

- Cục An ninh Văn hóa, Thông tin,

Truyền thông – Bộ Công an: để báo cáo;

- Chi hội Hãng phim truyện VN: để phối hợp.

- Lưu VP Hội ĐAVN.

TM. BAN CHẤP HÀNH

CHỦ TỊCH

NSND. Đặng Xuân Hải

nguyen van cong van hoi dien anh viet nam gui trinh thu tuong ve viec co phan hoa hang phim truyen viet nam NSƯT, đạo diễn Nguyễn Đức Việt: ‘Căn bệnh nan y’ có thể chữa được nếu có cơ chế tốt, con người tốt
nguyen van cong van hoi dien anh viet nam gui trinh thu tuong ve viec co phan hoa hang phim truyen viet nam NSND, nhà quay phim Lý Thái Dũng: 'Mọi việc đều có thể xảy ra, kể cả cổ phần hóa lại'
nguyen van cong van hoi dien anh viet nam gui trinh thu tuong ve viec co phan hoa hang phim truyen viet nam NSND, đạo diễn Nguyễn Thanh Vân: 'Không ai chống cổ phần hóa mà chỉ chống cách thức cổ phần hóa sai'
nguyen van cong van hoi dien anh viet nam gui trinh thu tuong ve viec co phan hoa hang phim truyen viet nam Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát: Tôi phải lên tiếng vì bức xúc!
nguyen van cong van hoi dien anh viet nam gui trinh thu tuong ve viec co phan hoa hang phim truyen viet nam Phát động cuộc thi 'Thiết kế quốc phục cho đại diện Việt Nam tham gia Miss Universe'
nguyen van cong van hoi dien anh viet nam gui trinh thu tuong ve viec co phan hoa hang phim truyen viet nam Đạo diễn Vương Đức: "Người yêu ơi" là dự án điện ảnh sau 2 năm vắng bóng của Hãng

PV