NSND Marlen Khutsiev: Hoài nghi là phẩm tính quan trọng nhất đối với người đạo diễn!

(TGĐA) - Ngày 19/3/2019, tại Moskva, Nghệ sĩ nhân dân Marlen Khutsiev qua đời ở tuổi 93. Là đạo diễn, nhà biên kịch, diễn viên và nhà giáo nổi tiếng, ông từng đoạt giải thưởng quốc gia của Liên bang Nga; là tác giả của 13 bộ phim, trong đó có những phim nổi tiếng như: Hai chàng Fyodor (Two Fyodors, 1958), Cửa ô Ilich (Ilych’s Gate, 1962), Mưa tháng 7 (July Rain, 1967), Cánh buồm đỏ Paris (The Scarlet Sail of Paris, 1971), Tôi 20 tuổi (I Am Twenty, 1965)... Tạp chí Thế giới điện ảnh xin trân trọng giới thiệu một trong những bài trả lời phỏng vấn cuối cùng của ông.    

nsnd marlen khutsiev hoai nghi la pham tinh quan trong nhat doi voi nguoi dao dien Đây là 10 phim Nga xuất sắc nhất năm 2018!
nsnd marlen khutsiev hoai nghi la pham tinh quan trong nhat doi voi nguoi dao dien
NSND Marlen Khutsiev

Trong một lần trả lời phỏng vấn ông nói rằng ông không thích làm nhanh, xin ông cho biết lý do?

Tôi không quen với sự vội vàng hiện nay. Thói quen của tôi đã được hình thành từ thời trẻ. Và cũng không cần thay đổi nữa. Tôi thích viết tay. Và sau đó đưa đi đánh máy. Thích máy ghi âm băng cassette. Nhưng hôm nay tôi muốn nói với bạn về chuyện khác. Về tầm quan trọng của nghệ thuật điện ảnh trước đây và không quan trọng hiện nay. Tôi đã xem lại phim Kutuzov được sản xuất trong thời Chiến tranh vệ quốc và lấy làm ngạc nhiên. Điện ảnh được coi trọng ngay cả khi đất nước đang ở trong thời kỳ hết sức khó khăn, khi tiền bạc cần cho những việc khác.

nsnd marlen khutsiev hoai nghi la pham tinh quan trong nhat doi voi nguoi dao dien
Cảnh làm phim Không phải bài hát buổi chiều

Khi ông nói rằng không thích sự vội vàng hiện nay, tôi nghĩ về bộ phim Không phải bài hát buổi chiều (Not Yet Evening) của ông, nơi Tolstoy và Chekhov tranh luận với nhau. Một người cổ lỗ, còn người kia hướng tới tương lai…

Trong phim của tôi không có những cuộc tranh luận đặc biệt. Và tôi không cảm thấy Tolstoy không hướng tới tương lai. Phim của tôi nói về cái khác. Hiện nay, nếu làm một bộ phim tiểu sử, nhất định phải có cảnh chăn gối, không nhất thiết phải là cảnh “nóng”, mà bất kỳ cảnh nào. Ngay cả bộ phim do người Anh làm (Chủ nhật cuối cùng) về năm cuối đời của Tolstoy cũng vậy.

Khi tôi chuẩn bị làm phim về Pushkin, mọi người chỉ muốn biết ai đóng Pushkin, Natalya và d’Anthès. Pushkin bị ám sát như thế nào. Hết. Nhưng tôi có kịch bản lớn: tôi muốn tìm hiểu về cuộc đời của một thiên tài, nó bắt đầu một cách tươi vui từ thời trẻ và tiếp tục diễn ra như thế nào. Vì “người tài” và “thiên tài” không phải là một. “Người tài” là bẩm sinh, còn thiên tài là những gì được đào tạo. Thiên tài cao hơn những người bình thường,và nhất định gặp phải những hoàn cảnh bi đát.

Ông vẫn chưa làm phim về Pushkin?

Chưa.

Và sẽ không làm?

Tất nhiên là không. Tôi không đủ sức thuyết phục ai đó về sự cần thiết của nó. Phim Không phải bài hát buổi chiều chỉ có hai nhân vật mà đã khó khăn như vậy thì...

Xin ông cho biết nội dung phim Không phải bài hát buổi chiều?

Phim nói về các cuộc thăm viếng nhau của Tolstoy và Chekhov. Về những cuộc trò chuyện của họ. Trong đó bộc lộ thế giới nội tâm, thái độ đối với cuộc sống xung quanh, các hiện tượng xã hội và vấn đề cái chết, sự bất tử. Nhân tiện cũng xin nói, tôi đã làm bộ phim về sự bất tử, có nhan đề là Vô cùng tận. Bộ phim được trao giải tại Berlin, không hiểu sao lại gọi là giải khuyến khích (giải của ban giám khảo). Nó vẫn chưa được phát hành. Tuy nhiên, bằng cách nào đó bộ phim đã nhận được giải thưởng Nhà nước.

nsnd marlen khutsiev hoai nghi la pham tinh quan trong nhat doi voi nguoi dao dien
NSND Marlen Khutsiev

Còn phim Không phải bài hát buổi chiều rốt cuộc vẫn chưa hoàn tất?

Số phận của nó là ví dụ điển hình về thực trạng điện ảnh hiện nay. Xét trên quan điểm tổ chức, cho đến nay nó vẫn còn trì trệ và bất ổn.

Điều đó diễn ra từ bao giờ vậy?

Từ khi Liên Xô sụp đổ. Bạn biết tôi được cấp bao nhiêu kinh phí để làm phim Không phải bài hát buổi chiều không? 600.000 USD. Và nói: “Phim ấy có gì mà làm, toàn những nhân vật nổi tiếng”. Những người nói điều đó tự xưng là hội đồng thẩm định. Và hiện nay có một hội đồng như vậy. Đó là tấm bình phong cho những kẻ lãnh đạo nấp phía sau. Đồng thời, tôi biết rằng ngồi trong hội đồng thẩm định là những người ít tuổi hơn tôi nhiều và không có tài năng gì đặc biệt cả.

Và ông đã tìm thấy lối thoát như thế nào?

Không thế nào cả. Tôi không tìm thấy lối thoát. Trước đây, điều đó không thể xảy ra. Nhà nước phải có cách tiếp cận những vấn đề quan trọng như vậy. Dưới thời Xô viết, có những tổ chức như Goskino (Ủy ban điện ảnh quốc gia Liên Xô). Lúc bấy giờ người ta hiểu tầm quan trọng của nghệ thuật điện ảnh. Còn hiện nay tất cả bị phá hủy. Đồng thời không hiểu sao bây giờ người ta chỉ nhớ tới những cái xấu về tổ chức quá trình điện ảnh dưới thời Liên Xô. Chỉ nhớ tới chế độ kiểm duyệt, khi tất cả mọi người ra sức xu nịnh nhân vật số một...

nsnd marlen khutsiev hoai nghi la pham tinh quan trong nhat doi voi nguoi dao dien
NSND M. Khutsiev

Cũng giống hệt như hiện nay…

Có lẽ như vậy. Bên cạnh đó có bao nhiêu điều tốt đẹp. Xin nhắc lại: trên quan điểm tố chức sản xuất phim, lúc bấy giờ tất cả đều hợp lý. Bây giờ không hiểu người ta đưa tiền cho ai và đưa bao nhiêu. Còn lúc bấy giờ chủ nhiệm phim và đạo diễn lập dự toán. Tất cả đều được tính toán: khảo sát, bối cảnh, đối tượng... Và trên cơ sở bản dự toán này, người ta cấp tiền. Không cần phải chạy vạy, xin xỏ như bây giờ.

Bây giờ người ta đưa tiền hoặc cho hãng phim chính, hoặc cho người làm phim theo đơn đặt hàng của nhà nước. Ví dụ, đạo diễn Nikita Mikhalkov không gặp khó khăn về tài chính.

Ông ta không gặp khó khăn. Và một số học trò cũ của tôi cũng không gặp, họ được cấp 30 triệu USD. Hiện nay tất cả đều tự phát và nghiệp dư. Không ai coi trọng phim về Tolstoy và Chekhov. Còn trước đây điều đó được coi trọng. Thời Liên Xô có Ủy ban điện ảnh quốc gia Liên Xô – tổ chức chuyên phụ trách điện ảnh. Còn hiện nay Bộ Văn hóa phụ trách đủ thứ: nào Nhà hát Lớn, nào các viện bảo tàng, nào triển lãm, nào các cơ sở phục chế, trùng tu, lại thêm điện ảnh được chăng hay chớ. Tôi cho rằng cần quay trở lại ý tưởng tồn tại Ủy ban điện ảnh quốc gia. Không phải nằm trong Bộ văn hóa, mà độc lập. Có thể, lúc bấy giờ có điều gì đấy sẽ thay đổi. Nói gì thì nói, chế độ Xô viết vẫn rất có chất lượng. Soveksportfilm (Xuất nhập khẩu phim Liên Xô) là một kiểu “bộ ngoại giao” của ngành điện ảnh. Họ quảng bá phim, giới thiệu với khán giả quốc tế, tất cả đều tự tổ chức. Tôi vẫn nhớ mình được đón tiếp thế nào khi mỗi lần đi công tác đâu đấy, vì Soveksportfilm có cơ quan đại diện của mình khắp nơi, thậm chí có rạp chiếu phim ở Paris. Hiện nay Roskino (Cơ quan quảng bá phim Nga ra nước ngoài) chịu trách nhiệm quảng bá phim sang phương Tây. Cũng phải nói họ khá thành công. Giá như nhà nước giúp đỡ họ. Nhưng để làm được cái gì đấy, cần phục hồi tất cả những điều tốt đẹp trong chế độ Xô viết.

nsnd marlen khutsiev hoai nghi la pham tinh quan trong nhat doi voi nguoi dao dien
Cảnh trong phim I Am Twenty, 1965

Chính ông cũng bị chế độ Xô viết đánh cho tơi bời đúng không? Phim Mưa tháng 7 bị phê phán, Tôi 20 tuổi bị cất lên giá?

Vâng, tôi đã bị phê phán. Phê phán sai mới tức chứ!

Thế mà ông nói rằng ở Liên Xô mọi thứ đều tốt đẹp?

Còn hơn hiện nay bị đồng tiền cưỡng ép. Trước đây người ta biết giá trị của tôi. Hiện nay dường như cũng biết, họ gọi tôi là nhà cổ điển cơ đấy, nhưng điều đó có ý nghĩa gì? Trước đây, tôi làm xong một bộ phim, vài ba tháng sau chủ tịch Ủy ban điện ảnh quốc gia hỏi: “Có kế hoạch gì mới không? Anh muốn làm gì?”. Tôi được mọi người quan tâm.

nsnd marlen khutsiev hoai nghi la pham tinh quan trong nhat doi voi nguoi dao dien
Cảnh trong phim July Rain, 1967

Phim Tôi 20 tuổi của ông bị phê phán, điều đó có nghĩa là không được nêu lên những vấn đề của thanh niên?

Không, người ta không nói như vậy. Mặc dù... tôi cũng bị phê phán, có điều gì đấy không hiểu nhau. Để đi tới một cái gì đấy cần phải hoài nghi, hoài nghi là phẩm tính quan trọng nhất đối với một đạo diễn. Tôi cũng nói với sinh viên rằng các bạn phải tin tưởng, nhưng đồng thời phải biết hoài nghi. Hai phẩm tính này phải song hành với nhau, nếu tách riêng là nguy hại.

Xin cảm ơn ông!

Để đi tới một cái gì đấy cần phải hoài nghi, hoài nghi là phẩm tính quan trọng nhất đối với một đạo diễn!
nsnd marlen khutsiev hoai nghi la pham tinh quan trong nhat doi voi nguoi dao dien Lyudmila Chursina: Tuổi tác chỉ là trạng thái tâm lý…

(TGĐA) - Người yêu phim nước Nga chắc chắn sẽ không quên nữ diễn viên ...

nsnd marlen khutsiev hoai nghi la pham tinh quan trong nhat doi voi nguoi dao dien Đây là 10 phim Nga xuất sắc nhất năm 2018!

(TGĐA) - Theo số liệu của “Quỹ điện ảnh” Nga, năm 2018, điện ảnh Nga đã ...

Trần Hậu