'Ông kẹ': Phim kinh dị mùa hè gây ám ảnh mỗi khi đêm về

(TGĐA) - Ông kẹ là nhân vật xuất hiện trong mọi nền văn hóa trên toàn thế giới. Khi còn bé, hiếm có ai chưa từng nghe qua câu chuyện về con quái vật sẽ bắt trẻ em nên không vâng lời. Ông kẹ cũng nhiều lần xuất hiện trên màn ảnh rộng với vô vàn biến thể khác nhau. Nhưng phải đến The Boogeyman (tựa Việt: Ông kẹ), vốn được chuyển thể từ truyện ngắn của Stephen King, thì nhân vật mới trở nên ám ảnh và rùng rợn hơn bao giờ hết.

'Ông hoàng kinh dị' Stephen King tái xuất màn ảnh rộng với 'Ông kẹ' gây ám ảnh tuổi thơ 'Ông hoàng kinh dị' Stephen King tái xuất màn ảnh rộng với 'Ông kẹ' gây ám ảnh tuổi thơ
Điện ảnh Indonesia đã khai thác triệt để chất liệu dân gian trong dòng phim kinh dị như thế nào? Điện ảnh Indonesia đã khai thác triệt để chất liệu dân gian trong dòng phim kinh dị như thế nào?

The Boogeyman bắt đầu khi nữ sinh trung học Sadie Harper (Sophie Thatcher) và cô em gái 10 tuổi Sawyer (Vivien Lyra Blair) đang suy sụp vì cái chết của người mẹ. Bố của họ - Will (Chris Messina) - dù là một bác sĩ tâm lý nhưng lại đắm chìm trong nỗi đau riêng và không chịu tâm sự với hai cô con gái.

Một ngày nọ, người đàn ông tên Lester Billings (David Dastmalchian) bất ngờ đến gặp Will và kể về một con quái vật chuyên ăn thịt trẻ em vào ban đêm. Những đứa con của Lester đều bị nó sát hại. Kể từ thời điểm đó, hàng loạt sự kiện ghê rợn bắt đầu xuất hiện khi Sadie và Sawyer trở thành mục tiêu mới của “ông kẹ”.

'Ông kẹ': Phim kinh dị mùa hè gây ám ảnh mỗi khi đêm về

Nỗi kinh hoàng đến từ “ông kẹ”

Dưới bàn tay tài tình của đạo diễn Rob Savage, The Boogeyman đánh vào những nỗi sợ sâu thẳm nhất của con người là bóng tối. Ông kẹ là một con quái vật sợ ánh sáng nên trước khi xuất hiện, nó luôn khiến cho ánh đèn trong nhà vụt tắt. Bộ phim tận dụng những nguồn sáng lay lắt đến từ màn hình máy tính, chiếc đèn nhỏ của Sawyer hay điện thoại di động để tạo nên sự căng thẳng đến nghẹt thở.

Mỗi khi đêm về, khán giả như gặp một áp lực vô hình không biết con quái vật sẽ xuất hiện lúc nào và ai sẽ trở thành nạn nhân xấu số tiếp theo. Những vùng không gian tối thui trong nhà Harper phát huy tác dụng khi dường như đang có thứ gì đó ẩn nấp và chực chờ nhảy ra bắt con mồi. Gầm giường hay tủ quần áo chưa bao giờ đáng sợ đến thế bởi bất cứ thứ gì cũng có thể xảy ra khi ta vô tình quay lưng lại.

'Ông kẹ': Phim kinh dị mùa hè gây ám ảnh mỗi khi đêm về

The Boogeyman không lạm dụng jump-scare hay âm thanh khiến khán giả giật mình. Thay vào đó, phim sử dụng những tiếng động nhỏ nhất như bước chân, tiếng thì thầm quỷ dị để báo hiệu trước cơn ác mộng sắp ập đến. Những cảnh hù dọa trong phim đều vô cùng chất lượng khi xuất hiện vào những lúc người xem không ngờ tới với nhiều thủ pháp khiến nỗi sợ tăng lên gấp bội.

Tạo hình của ông kẹ cũng gây ám ảnh không kém với cơ thể to lớn nhưng chỉ toàn da bọc xương, tay chân dài và dáng bò đáng sợ. Đặc biệt, gương mặt của nó có thể làm không ít khán giả “yếu tim” phải mất ngủ. Ban đầu, ông kẹ chỉ xuất hiện một phần cơ thể hay là bóng đen lướt qua phía xa màn hình để tăng sự bí ẩn. Nỗi kinh hoàng ngày một rõ rệt hơn ở cuối phim để báo hiệu cái kết bùng nổ.

'Ông kẹ': Phim kinh dị mùa hè gây ám ảnh mỗi khi đêm về

Một điểm công khác của The Boogeyman chính là tuyến nhân vật con người vô cùng thông minh chứ không “thiếu muối” như nhiều phim kinh dị khác. Tuy còn bé, Sawyer nhanh chóng phát hiện ra nỗi sợ ánh sáng của ông kẹ và biết cách tự bảo vệ mình khỏi con quái vật. Thay vì bỏ ngoài tai mọi lời nói của em gái, Sadie tự mình điều tra, tìm bằng chứng về ông kẹ cũng như sẵn sàng đối mặt với nó để giải cứu người thân.

'Ông kẹ': Phim kinh dị mùa hè gây ám ảnh mỗi khi đêm về

Lồng ghép ý nghĩa gia đình đầy cảm xúc

Không giống những bộ phim kinh dị thông thường “coi xong là quên”, The Boogeyman được Rob Savage lồng ghép nhiều ý nghĩa về gia đình. Ông kẹ là một con quái vật chuyên chực chờ những ngôi nhà vừa trải qua đau tương, tang tóc, như nhà Billings là cái chết của đứa con cả hay Harper chính là người mẹ. Đây là lúc tình cảm của họ trở nên mong manh và dễ tan vỡ nhất.

'Ông kẹ': Phim kinh dị mùa hè gây ám ảnh mỗi khi đêm về

Xuyên suốt bộ phim, Will luôn tỏ ra là một người cha tốt nhưng thực tế thì anh che giấu cảm xúc của mình và không chịu tâm sự hay lắng nghe các con nói. Câu chuyện một đứa trẻ thấy quái vật trong gầm giường sẽ càng hoang đường và thậm chí trở nên phiền phức hơn khi gia đình đang trải qua bi kịch nào đó. Đây chính là lúc ông kẹ dễ dàng gặm nhấm nỗi đau và sự sợ hãi nhất.

Việc con quái vật có thể giả giọng của người thân của nạn nhân như ám chỉ những tổn thương tâm lý hay ký ức đau buồn mà họ không thể vượt qua. Cuối cùng, chỉ có tình cảm và sự đoàn kết mới có thể giúp nhà Harper chống chọi lại được nanh vuốt của con quái vật tàn ác.

'Ông kẹ': Phim kinh dị mùa hè gây ám ảnh mỗi khi đêm về

Nhìn chung, The Boogeyman là một tựa phim kinh dị chất lượng với những pha hù dọa không dành cho người “yếu tim”. Đồng thời, tác phẩm cũng để lại nhiều bài học quý giá và đáng suy ngẫm.

The Boogeyman (tựa Việt: Ông kẹ) đang chiếu tại các rạp trên toàn quốc.

'Ông hoàng kinh dị' Stephen King tái xuất màn ảnh rộng với 'Ông kẹ' gây ám ảnh tuổi thơ 'Ông hoàng kinh dị' Stephen King tái xuất màn ảnh rộng với 'Ông kẹ' gây ám ảnh tuổi thơ

(TGĐA) - Trong nền văn hóa của mỗi quốc gia đều có một Ông kẹ ...

Điện ảnh Indonesia đã khai thác triệt để chất liệu dân gian trong dòng phim kinh dị như thế nào? Điện ảnh Indonesia đã khai thác triệt để chất liệu dân gian trong dòng phim kinh dị như thế nào?

(TGĐA) - Hầu hết những bộ phim kinh dị Indonesia đều ẩn chứa nhiều câu ...

Vũ Liên