Phải chăng phim kinh dị Hàn đang đến thời kỳ thoái trào?

(TGĐA) - Hàn Quốc luôn là một trong những nước dẫn đầu châu Á về mảng phim kinh dị, thậm chí còn được các cường quốc như Hollywood nể phục và liên tục phải “xin xỏ” bản quyền làm lại. Vậy mà gần đây người ta bỗng “giật mình” nhận ra, phim kinh dị Hàn đang có dấu hiệu thoái trào.

Không chỉ gây bão phòng vé Hàn Quốc, phim kinh dị Không chỉ gây bão phòng vé Hàn Quốc, phim kinh dị "Bluebeard" còn nổi tiếng trên toàn thế giới
Phim kinh dị Hàn Quốc mới lạ nhờ ma nữ...dễ thương Phim kinh dị Hàn Quốc mới lạ nhờ ma nữ...dễ thương
1 - I Saw the devil là một trong những đỉnh cao của phim kinh dị trả thù
I Saw the devil là một trong những đỉnh cao của phim kinh dị trả thù

Điện ảnh Hàn Quốc cùng nét riêng biệt mang tên: phim kinh dị

Khỏi phải nói trong giai đoạn đầu thập niên 2000 cho tới giữa giữa những năm 2010, phim kinh dị là một trong những nét riêng biệt của điện ảnh Hàn. Những bộ phim sởn gai ốc, đầy twist “trồng” twist như The quiet family, A tale of two sisters khiến giới phê bình ngả mũ thán phục. Chưa kể, những tác phẩm như Old boy còn được Hollywood mua bản quyền làm lại, bất chấp bị ném đá vì không hay như bản gốc.

Qua tới những năm sau 2010, xứ Kim chi có thêm I Saw the devil (2011) - tác phẩm đẫm máu và đầy bi kịch làm rạng danh điện ảnh Hàn, tiêu biểu cho dòng phim trả thù vẫn là một đặc sản nơi đây. Rồi The Walling (2016) với kịch bản kỳ lạ bậc nhất của Na Hong Jin – gây nên cơn sốt lớn tại Liên hoan phim Cannes năm đó.

Qua biết bao tác phẩm xuất sắc và khi nói về phim kinh dị Hàn, Harry M. Benshoff – giáo sư tại Đại học North Texas đưa ra nhận xét: “Từ những câu chuyện ma về báo thù cho đến bạo lực đẫm máu một cách cực đoan, rồi từ những ả hồ ly trong truyện dân gian đến các trường trung học bị ma ám, phim kinh dị Hàn Quốc luôn đem lại cho người xem những trải nghiệm khó tin”.

Đồng quan điểm, Eunju Baehrisch – nhà nghiên cứu về văn hóa đại chúng cho hay: “Phim kinh dị Hàn Quốc đầy tăm tối và lạnh lùng, làm say đắm tất cả những ai ưa thích sự rùng rợn và đẫm máu”.

Giai đoạn đi xuống và mất cân bằng

2. Phim kinh dị Hàn gần như đi xuống từ The Walling (2016)
Phim kinh dị Hàn gần như đi xuống từ The Walling (2016)

Những thập kỷ trước, phim kinh dị Hàn xuất sắc và mang đến nhiều yếu tố riêng biệt là vậy nhưng kể từ thành công của The Walling tại Liên hoan phim Cannes 2016, có thể thấy sự mất cân bằng hiện lên rõ rệt. Phim kinh dị Hàn không hẳn là xuống dốc, nhưng những gì mà fan của thời hoàng kim năm ấy nhận được lại không như mong đợi.

Kể từ bom tấn mang về gần 100 triệu USD Train to Busan (2016), các nhà làm phim Hàn bắt đầu chạy theo xu hướng Hollywood – cụ thể ở đây là thể loại zombie qua hàng loạt phim bom tấn ra đời liên tiếp như Rampant (2018), Kingdom (2019), Peninsula (2020), Alive (2020). Các phim này dù đều thành công về mặt thương mại nhưng nếu tinh ý sẽ phát hiện ra đều theo một công thức “na ná” kiểu Mỹ. Đây thực sự là điều không tưởng vì nhớ đến một, hai thập kỷ trước, Hollywood còn phải xách giấy bút sang học hỏi người Hàn làm phim kinh dị ra sao.

Tuy nhiên, xét trên một phương diện khác thì nó giống như một sự học hỏi tất yếu phải có, nếu các nhà làm phim muốn chinh phục khán giả đại chúng.

3. Dòng phim Zombie đứng trước nguy cơ dần bị nhàm chán
Dòng phim Zombie đứng trước nguy cơ dần bị nhàm chán

Nhìn vào thống kê năm 2017 và 2018, những tác phẩm gán mác kinh dị, rùng rợn mà không lai tạp giữa thể loại khác mới đếm được trên đầu ngón tay. Năm 2017, Hàn Quốc sản xuất 4 phim kinh dị và chỉ có duy nhất một phim Mimic gây được tiếng vang lớn. Qua năm 2018, có 5 phim ra mắt thì riêng Rampant đã là phim zombie (bộ phim này nhận lời chê bai liên tiếp, “dìm” đến thảm thương từ khán giả lẫn giới phê bình). Duy chỉ có Gonjiam: Haunted Asylum được lọt vào top những phim kinh dị Hàn hay nhất mọi thời đại do Rotten Tomatoes bình chọn, bởi tác phẩm của Jung Bum Shik gần như giữ được nét “nguyên thủy” của phim kinh dị Hàn: lôi cuốn và tinh tế ở những cảnh quay hù dọa. Nhưng nếu có một cuộc thăm dò khán giả nước ngoài, kể cả trong nước về hai phim Mimic Gonjiam: Haunted Asylum, thì dĩ nhiên là mức độ phổ biến không thể bằng các phim về zombie.

4 - Phim Gonjiam - Haunted Asylum
Phim Gonjiam: Haunted Asylum

Rồi đến lúc cũng chẳng còn nhận ra là phim kinh dị!

Phần lớn khán giả dễ bị nhầm lẫn giữa phim giật gân (thriller) và phim kinh dị (horror) vì giữa chúng có nét tương đồng không khác là bao. Phim đoạt giải Oscar Parasite vẫn bị nhầm lẫn là phim kinh dị bởi yếu tố máu me nhưng thực chất, Parasite là phim hài đen (hài kết hợp giật gân và rùng rợn). Tác phẩm của đạo diễn Bong Joon Ho mang về thành tích vô tiền khoáng hậu nhưng đã vô tình làm cho chúng ta gần như quên mất thế nào là một bộ phim “thuần kinh dị” Hàn Quốc.

5 - Parasite rất hay bị nhầm lẫn với phim kinh dị
Parasite rất hay bị nhầm lẫn với phim kinh dị

Đâu rồi những tác phẩm kinh dị phá vỡ đi sự cứng nhắc, khiến người xem say đắm và lạc lối không biết phân biệt thật giả đúng sai? Đâu rồi những phim có kịch bản dù đẫm máu đến đâu vẫn không thiếu những thông điệp sâu sắc, đả động đến thực trạng nhức nhối trong xã hội? Tất cả phải chăng chỉ còn là quá khứ, hay đã được dồn hết cho những kiểu phim giật gân như Parasite rồi?

Hi vọng vào lớp đạo diễn trẻ

6 - The Call tạo được tiếng vang lớn
The Call tạo được tiếng vang lớn

Thới thế có đổi thay ra sao thì một nền điện ảnh tôn trọng nhân tài và tạo điều kiện cho người trẻ phát triển như Hàn Quốc sẽ không thiếu những nhân tố làm nên điều phi thường. Gần đây chúng ta có The call của đạo diễn trẻ Lee Chung Hyeon. Dù mới chỉ là phim thứ 2 nhưng tài năng của Lee Chung Hyeon đã khiến Netflix thu về hàng chục triệu lượt xem với The call, nữ phụ Jeon Jong Seo còn được tôn vinh ở giải thưởng Beaksang. The call được đánh giá kết hợp hoàn hảo yếu tố giải trí của Hollywood, cùng với đó là kịch bản lắt léo, đúng chất tò mò, lôi cuốn mà những người tiền bối đi trước Jeon Jong Seo đã làm được trong thời kỳ hoàng kim của phim kinh dị

Kể cả thế, khi mà điện ảnh Hàn ngày càng vươn tầm như Hollywood, chú trọng yếu tố câu khách, những đạo diễn trẻ muốn như Lee Chung Hyeon – làm ra được một tác phẩm xuất sắc như The call thì quả thực là điều rất khó, phần lớn họ sẽ muốn đi đường nào “dễ” và đem lại lợi nhuận nhanh chóng.

Không thể không nói đến ảnh hưởng của phim truyền hình. Phim truyền hình Hàn gần đây cũng đưa vào đó yếu tố kinh dị, hù dọa nhưng chẳng làm cẩn thận, thậm chí còn không khác nào “nồi lẩm thập cẩm”, lai tạp với thể loại giải tưởng, khiến nhiều khán giả chân chính cảm thấy ngán ngẩm và hổ thẹn thay.
'DR3AM - Dị Chuyện': Tuyển tập phim kinh dị đáng xem nhất trong thời điểm hiện tại 'DR3AM - Dị Chuyện': Tuyển tập phim kinh dị đáng xem nhất trong thời điểm hiện tại

(TGĐA) - DR3AM - Dị Chuyện là một bộ phim hoàn toàn của Việt ...

Vì sao nhiều khán giả mặc định phim kinh dị Trung Quốc là 'phim nát'? Vì sao nhiều khán giả mặc định phim kinh dị Trung Quốc là 'phim nát'?

(TGĐA) - Nhắc đến phim kinh dị Trung Quốc, khán giả tự nhiên nghĩ ngay ...

James Wan trở lại ghế đạo diễn với kiệt tác kinh dị 'Malignant - Hiện thân tà ác' James Wan trở lại ghế đạo diễn với kiệt tác kinh dị 'Malignant - Hiện thân tà ác'

(TGĐA) - Miệt mài gần hai thập kỷ gây dựng nên những thương hiệu kinh ...

Nấm Độc