(TGĐA) - Đã nhiều năm qua, giới phê bình điện ảnh ngày càng vắng bóng trên các diễn đàn. Trước đây, mỗi khi một bộ phim ra đời, công chúng, trước và sau khi xem phim, đều háo hức đón đọc những bài viết của các nhà phê bình phim. Dù khen hay chê, song những bài viết đó đều có ảnh hưởng nhất định đối với công chúng. Nhưng trong thời gian gần đây, khi điện ảnh nằm trong tay các nhà sản xuất, tiếng nói của giới phê bình dường như bị lãng quên. Hoặc nói một cách thẳng thắn rằng, những bài phê bình phim không còn cần thiết nữa. Thay vào đó, hệ thống quảng cáo, tiếp thị phim hoạt động rầm rộ. Và hệ thống này tạo ra tầm ảnh hưởng lớn gấp nhiều lần các bài phê bình phim. Tại sao có hiện tương này? Nó kéo dài bao lâu? Chúng ta thử lý giải.
Những kỷ niệm với nhà phê bình phim Tadao Sato, người bạn lớn của điện ảnh Việt Nam | |
Cuộc chiến giữa khán giả và giới phê bình |
|
Việc các nhà sản xuất phim tạo ra e-kip làm truyền thông cho bộ phim hoàn toàn hợp lý. Họ đã bỏ kinh phí đầu tư làm phim, họ cũng cần phải gây được tiếng vang của bộ phim đối với mọi tầng lớp công chúng. E-kíp làm truyền thông phần lớn là những người trẻ. Họ nắm bắt nhanh nhu cầu khán giả. Họ biết cách viết quảng cáo, làm clip, sử dụng các phương tiện thông tin điện tử trên nền tảng internet để tiếp cận, thu hút người xem. Những công việc này, giới phê bình phim, xin lỗi, bây giờ gồm toàn những người cao tuổi, không thể làm được.
Những bài viết phê bình phim, trước đây, thường có độ dài, khoảng 1500-2000 chữ. Nhưng trong thời đại của Facebook, Youtube, Tiktok… những bài phê bình không nên dài nữa. Tính chất học thuật của lối phê bình xưa không thích hợp. Trên các phương tiện truyền thông, phong cách phê bình cần ngôn ngữ ngắn gọn, sinh động, đánh thẳng vào sự tò mò của khán giả. Họ thường dùng những tít bài gây shok để thu hút sự chú ý của người xem.
Trước đây, những bài phê bình, phân tính phim thường được viết dưới dạng nghiên cứu, mang tính kinh viện. Vì người viết phê bình, phân tích phim thường có ý đồ tập hợp những bài viết của mình để sau này, (có thể), in thành sách. Nhưng bây giờ, phong cách phê bình hoàn toàn mang phong cách báo chí. Nghĩa là, những bài viết không đi sâu vào học thuật, mà thường đào sâu những chuyện “scandal”, những chuyện giật gân của giới nghệ sỹ hoặc những chuyện hậu trường của đoàn phim.
Khán giả điện ảnh bây giờ thường ở lứa tuổi trẻ và rất trẻ. Họ không thích những bài phê bình sâu sắc gồm nhiều thuật ngữ điện ảnh khiến họ khó “tiêu hoá”. Lớp khán giả trẻ thường thích những bài phê bình báo chí mang tính giải trí nhẹ nhàng. Câu chuyện này chỉ có giới trẻ phục vụ giới trẻ là thích hợp nhất. Các nhà phê bình cao tuổi xin đứng dạt ra bên lề là lẽ đương nhiên.
|
Việc phê bình phim mang phong cách báo chí trên nền tảng internet mang lại cho công chúng những sự tương tác thú vị và trực tiếp. Người đọc có thể bình luận, viết phản hồi ngay tại chỗ. Người viết và người đọc có thể ẩn danh để nêu quan điểm và ý kiến của mình. Điều này cũng có thể gây ra hiểu lầm, tranh cãi, thậm chí những xung đột không đáng có. Nhưng cứ để mọi việc diễn ra một cách tự nhiên. Bởi chúng ta đã có luật an ninh mạng.
Vấn đề sách phê bình phim. Lâu nay, sách phê bình phim thường ít người viết. Nếu có viết và in, thường không phát hành được. Và số lượng in cũng không nhiều. Chủ yếu dành để tặng bạn bè hoặc lưu trữ trong các thư viện. Câu hỏi đặt ra: Những ai cần đọc những cuốn sách phê bình này? Câu trả lời không khó. Vì người đọc rất ít. Chỉ những sinh viên, học viên có ý đồ làm luận văn tìm kiếm bằng cấp mà thôi.
|
Những vấn đề trên cho thấy, công tác phê bình phim ngày càng thu hẹp lại. Và chúng ta nên chấp nhận thực tế này. Vì bây giờ công nghiệp điện ảnh thay đổi ngày càng mạnh mẽ. Trình độ người xem ngày càng được nâng cao. Họ được xem phim của cả thế giới, không như thời Chiến tranh lạnh nữa. Đó là chưa nói đến một lớp công chúng biết ngoại ngữ, hiểu được những kỹ thuật và kỹ xảo của công việc làm phim nên những bài viết ngắn của họ thật sinh động, có tính thuyết phục cao. Nhiều diễn đàn (forum) của các bạn trẻ yêu điện ảnh tự lập ra cũng như những nhóm (group) trên mạng được người xem yêu thích và chia sẻ.
Điện ảnh đang thay đổi mạnh mẽ. Và chính chúng ta, những người viết phê bình điện ảnh, cũng phải thay đổi. Song thay đổi như thế nào còn phụ thuộc vào sự tiếp cận điện ảnh của từng cá nhân, miễn làm sao, chúng ta nói hay viết cái gì, nên có ích và thiết thực. Nhiều người và nhiều bài viết, in ra, không ai đọc. Hoặc người ta chỉ đọc lướt qua cái tên bài là biết tác giả viết cái gì rồi.
Điện ảnh đang thay đổi mạnh mẽ. Và chính chúng ta, những người viết phê bình điện ảnh, cũng phải thay đổi. Song thay đổi như thế nào còn phụ thuộc vào sự tiếp cận điện ảnh của từng cá nhân, miễn làm sao, chúng ta nói hay viết cái gì, nên có ích và thiết thực. |
Những kỷ niệm với nhà phê bình phim Tadao Sato, người bạn lớn của điện ảnh Việt Nam (TGĐA) - Tadao Sato, sinh ngày 6/10/1930, là nhà Lý luận - phê bình điện ... |
Cuộc chiến giữa khán giả và giới phê bình (TGĐA) - Cùng một bộ phim mà có khi ý kiến của khán giả và ... |
Đoàn Tuấn