Phim cổ trang Hoa ngữ: Tạo hình cần phải tôn trọng lịch sử!

(TGĐA) - Có thể nói phim cổ trang đã trở thành con đường xuất khẩu “văn hóa mới” của truyền hình Hoa ngữ. Tuy nhiên, với sự “đột biến” gây nhiều tranh cãi, gần đây, khán giả bắt đầu chú ý đến những vấn đề trong thể loại phim cổ trang. Họ cho rằng, dù là nội dung câu chuyện hay thiết kế mỹ thuật, đều phải tái hiện diện mạo lịch sử một cách nghiêm túc và chân thật, củng cố sự tự tin về văn hóa.

Huỳnh Hiểu Minh, Lâm Tâm Như lần đầu ghép đôi trong phim cổ trang Hoa ngữ Huỳnh Hiểu Minh, Lâm Tâm Như lần đầu ghép đôi trong phim cổ trang Hoa ngữ
Đường Yên lộ rõ bụng bầu, bị chê trong phim mới 'Yến Vân Đài' Đường Yên lộ rõ bụng bầu, bị chê trong phim mới 'Yến Vân Đài'
Top những bộ phim cổ trang Hoa ngữ ăn khách Top những bộ phim cổ trang Hoa ngữ ăn khách
Phim cổ trang Hoa ngữ: Tạo hình cần phải tôn trọng lịch sử!
Tinh hán xán lạn

Cách dàn dựng “xa rời thực tế”: Mất đi hương vị ban đầu, làm tổn thương sự tự tin về văn hóa

Gần đây, trên mạng đang bàn tán xôn xao về việc một số phim cổ trang có cách tạo hình “lấy Nhật thay Trung”. Điển hình như bộ phim mới Tinh hán xán lạn đã gây tranh cãi trước khi được phát sóng: có dân mạng cho rằng trong poster phim do nhà sản xuất công bố, trang phục của nam nữ diễn viên đều được thắt nơ ở phần eo, vấn đề là đây là cách thắt nơ của trang phục Kimono. Khi bộ phim chính thức phát sóng, dù là cảnh quay xa hay gần, đều không thể nhìn rõ liệu trang phục của các diễn viên có phải được thắt nơ theo kiểu Kimono hay không. Có dân mạng suy đoán, sau tấm poster gây tranh cãi, có thể nhà sản xuất đã gấp rút xử lý vấn đề để xoa dịu dư luận.

2. Tạo hình của nam nữ nhân vật chính trong phim Tôi tên Lưu Kim Phượng càng mang đậm phong cách Nhật hơn
Tạo hình của nam nữ nhân vật chính trong phim Tôi tên Lưu Kim Phượng càng mang đậm phong cách Nhật hơn

Còn bộ phim cung đình hài hước Tôi tên Lưu Kim Phượng được phát sóng trước đó càng “đậm chất Nhật” hơn, chiếc mão tua rua kiểu Nhật và bộ trang phục săn bắn kiểu Nhật của nhân vật nam phụ, bộ “long bào” in họa tiết hoa anh đào mà nhân vật nam chính mặc và bộ trang phục được cắt may theo kiểu Kimono của nhân vật nữ chính đều rất khó khiến người ta tin rằng đây là một bộ phim cổ trang Trung Quốc. Thậm chí, bộ phim Mộng hoa lục được truyền miệng rộng rãi cũng rơi vào cuộc tranh cãi về “phong cách Nhật Bản”, các loại “bánh Tống” xuất hiện trong phim bị khán giả nghi ngờ là giống bánh Wagashi của Nhật Bản hơn. Weibo của “Đoàn thanh niên cộng sản Hà Nam” cũng cho rằng các loại bánh trong phim có nghi vấn “lấy Nhật thay Trung”.

Tiêu chuẩn mỹ thuật trong phim cổ trang Trung Quốc nên tập trung vào phong cách thẩm mỹ truyền thống Trung Quốc, tái hiện chân thực diện mạo cổ đại của Trung Quốc. Tuy nhiên, nhiều đoàn phim đã quên mất nguồn gốc của họ, đặt tỷ suất rating, lưu lượng truy cập và lợi nhuận thương mại lên hàng đầu, xem nhẹ các yếu tố nhỏ nhưng quan trọng như trang phục, trang điểm, tạo hình… buông trôi bỏ mặc, phó thác hết cho nhà thiết kế tạo hình, sau đó đưa ra một người được gọi là “chuyên gia lịch sử”, tiến hành một cuộc nghiên cứu đặc biệt để đạt mục đích tiếp thị trước khi phim phát sóng. Cuối cùng lại bị khán giả phổ cập lại kiến thức như “cú tát vào mặt”, khiến “cuộc nghiên cứu khôi phục lịch sử” biến thành một mánh lới quảng cáo bị chê cười.

3. Các loại “bánh Tống” xuất hiện trong phim Mộng hoa lục bị khán giả chỉ trích giống bánh Wagashi của Nhật Bản
Các loại “bánh Tống” xuất hiện trong phim Mộng hoa lục bị khán giả chỉ trích giống bánh Wagashi của Nhật Bản

Là bộ phim cổ trang phản ánh một giai đoạn lịch sử cụ thể, kể một câu chuyện hay, thiết kế tốt tạo hình nhân vật đương nhiên là quan trọng, nhưng điều quan trọng hơn nữa là phải giữ vững ý muốn ban đầu, đã tốt càng muốn tốt hơn, càng không thể bỏ qua các chi tiết nhỏ. Nếu ngay cả các yếu tố cơ bản nhất để tạo nên bầu không khí của một bộ phim cổ trang như bối cảnh, trang trí, trang phục, đạo cụ… đều không thể tái hiện một cách trọn vẹn, chân thật, vậy thì chẳng khác nào một tòa nhà đã mất đi nền móng kiên cố nhất, cho dù câu chuyện có đặc sắc hơn nữa, nhân vật có nổi bật hơn nữa, cũng khó thể hiện diện mạo lịch sử theo hương vị ban đầu, khó kế thừa văn hóa truyền thống ưu tú. Tác phẩm văn hóa nghệ thuật nên nuôi dưỡng sức mạnh, sự tự tin, tách rời lịch sử, xa rời thực tế, sẽ làm mất đi sự xác nhận đối với giá trị lịch sử, mất đi sự tự tin đối với văn hóa.

Cách dàn dựng “bám sát thực tế”: Kế thừa văn minh Trung Hoa, thiết lập phong cách văn hóa nghệ thuật mới

Phim cổ trang Hoa ngữ: Tạo hình cần phải tôn trọng lịch sử!
Từ tạo hình đến bối cảnh, bộ phim Sơn hà minh nguyệt đều tái hiện một cách nghiêm túc và tôn trọng giá trị lịch sử

Những năm gần đây, với trình độ thẩm mỹ được nâng cao, tạo hình dần trở thành tiêu chuẩn đánh giá quan trọng của khán giả đối với một bộ phim cổ trang. Cũng có một lượng lớn đoàn làm phim cổ trang bỏ ra rất nhiều công sức vào khâu dàn dựng, như nghiên cứu lịch sử, ghi hình tại chỗ, chi kinh phí “khủng” để tái dựng bối cảnh với tỷ lệ 1:1… Ví dụ bộ phim lịch sử Sơn hà minh nguyệt đã tái hiện phong cách tạo hình thời nhà Minh vô cùng chân thật, việc phân chia cấp bậc thông qua màu sắc quan phục của bá quan văn võ: “từ nhất phẩm đến tứ phẩm màu đỏ, từ ngũ phẩm đến thất phẩm màu xanh nhạt, bát phẩm và cửu phẩm màu xanh đậm” đã được thể hiện trước mắt khán giả, hoa văn trên quan phục để phân biệt giữa quan văn và quan võ cũng được tuân thủ nghiêm ngặt: quan văn hình chim, quan võ hình mãnh thú. Nhiều khán giả khi xem phim đã hết lời khen ngợi bộ phim này được “dày công dàn dựng”.

Còn bộ phim lấy đề tài ẩm thực Thượng thực đã dựa theo những quyển sách thời nhà Minh như “Đào am mộng ức”, “Ô thanh trấn chí”, “Duyệt thế biên”… tái hiện phong cách và diện mạo của ẩm thực truyền thống Trung Quốc, số món ăn truyền thống được thể hiện trong phim lên đến 1000 món, rất nhiều dân mạng đã khoe “thành quả” học nấu theo phim của mình lên mạng xã hội. Thậm chí, ngay cả nhà hàng Hồng An ở Malaysia cũng học nấu những món ngon mà nhân vật nữ chính “Cung nữ Cung Thượng Thực” Diêu Tử Khâm chế biến trong phim, nguyên nhân là vì có thực khách đã gọi điện đến nhà hàng yêu cầu một tô canh “gà hầm sầu riêng”, có thể nói đây là một chuyến “vượt biển” thành công của văn hóa ẩm thực truyền thống Trung Quốc.

5. Bộ phim đề tài ẩm thực Thượng thực đã giới thiệu 1000 món ăn, mang đến cho khán giả cái nhìn toàn cảnh về ẩm thực truyền thống Trung Hoa
Bộ phim đề tài ẩm thực Thượng thực đã giới thiệu 1000 món ăn, mang đến cho khán giả cái nhìn toàn cảnh về ẩm thực truyền thống Trung Hoa

Trong các thể loại phim, cổ trang có liên quan mật thiết đến lịch sử nên mang trọng trách to lớn, bao hàm ý nghĩa sâu xa. Trong nhiều trường hợp, quá trình xem phim của khán giả cũng là quá trình học tập, ôn lại lịch sử, vì thế những bộ phim hay sẽ khiến khán giả nảy sinh sự đồng cảm với lịch sử, đồng cảm với văn hóa, đồng cảm với dân tộc. Việc chạy theo trào lưu, bắt chước phong cách nước ngoài chỉ tạo ra những sản phẩm “không giống ai” mang màu sắc kỳ quái, chỉ có kiên trì tái hiện phong cách và diện mạo của giai đoạn lịch sử có liên quan, chuyển tải nét đẹp văn hóa, thì mới có thể xây dựng phong cách văn hóa nghệ thuật mới.

Nền văn minh Trung Hoa kéo dài 5000 năm, văn hóa về sách, nghi lễ, nghệ thuật, cuộc sống… của các triều đại như một kho tàng báu vật, đếm không xuể, học không hết. Phim cổ trang trong lúc thể hiện sự thay đổi của lịch sử, tình cảm lãng mạn giữa các nhân vật, càng phải tái hiện chân thật, bám sát thực tế bối cảnh lịch sử, nghiên cứu điển tích, dày công dàn dựng, đây vừa là tôn trọng lịch sử, vừa là có trách nhiệm với khán giả, còn là sự kế thừa văn minh Trung Hoa.
Huỳnh Hiểu Minh, Lâm Tâm Như lần đầu ghép đôi trong phim cổ trang Hoa ngữ Huỳnh Hiểu Minh, Lâm Tâm Như lần đầu ghép đôi trong phim cổ trang Hoa ngữ

(TGĐA) - Nhạc Phi (1103-1142) là một trong những vị danh tướng tài bậc nhất ...

Top những bộ phim cổ trang Hoa ngữ ăn khách Top những bộ phim cổ trang Hoa ngữ ăn khách

(TGĐA) - Những bộ phim truyền hình với đề tài cổ trang, huyền huyễn, ngược ...

Trịnh Nghi