Phim đồng giới Hong Kong: Con đường gập ghềnh

(TGĐA) - Nhìn lại lịch sử phim đồng giới Hong Kong, từ khi Hong Kong được trao trả vào năm 1997 và Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện (CEPA) – thỏa thuận thương mại tự do giữa Hong Kong và Trung Quốc ra đời năm 2003, có thể nói hai bên là hai đường phân thủy. Sau năm 1997, sản lượng phim đồng giới giảm rõ rệt, sau khi ký hiệp định CEPA, thể loại đồng giới gần như biến mất hoàn toàn, phim đồng giới Hong Kong đang đi trên một con đường gập ghềnh đầy chông gai.

Liên hoan phim đồng giới Hong Kong lần thứ 32: 'Sát ái' của Châu Mỹ Linh gây tranh cãi về tình dục! Liên hoan phim đồng giới Hong Kong lần thứ 32: 'Sát ái' của Châu Mỹ Linh gây tranh cãi về tình dục!
5 sự thật bất ngờ về nụ hôn đồng giới của Kim Soo Hyun trong ‘The Thieves’ 5 sự thật bất ngờ về nụ hôn đồng giới của Kim Soo Hyun trong ‘The Thieves’
Khán giả 'sốc' với loạt ảnh khóa môi đồng giới của nữ diễn viên 'Đại thời đại' Khán giả 'sốc' với loạt ảnh khóa môi đồng giới của nữ diễn viên 'Đại thời đại'
1. Bao năm qua, dòng phim đồng giới Hong Kong luôn đối mặt với những khó khăn nhất định
Bao năm qua, dòng phim đồng giới Hong Kong luôn đối mặt với những khó khăn nhất định

Hong Kong & những phim đồng giới kinh điển

Nói về phim đồng giới Hong Kong thì phải bắt đầu từ Lam vũ của đạo diễn Quan Cẩm Bằng, đây là bộ phim đồng giới Hoa ngữ kinh điển được chuyển thể từ tiểu thuyết Câu chuyện Bắc Kinh. Đúng như tên gọi, câu chuyện phim xảy ra ở Bắc Kinh, kinh phí làm phim thì đến từ quốc tế, nhưng nó là bộ phim của điện ảnh Hong Kong. Ở một khía cạnh nào đó, nhìn lại Lam vũ sau 20 năm, ý nghĩa không chỉ nằm ở dư vị mối tình đồng giới nam đầy trắc trở trong phim, mà khó khăn của bộ phim còn nằm ở chỗ nhà sản xuất phải phí hết tâm tư để phim vượt qua vòng kiểm duyệt gắt gao của Trung Quốc đối với phim đồng giới.

Bộ phim Lam vũ lấy đề tài tình yêu đồng giới nam nên khó có thể quay ở Trung Quốc, nhưng thời điểm đó, đạo diễn Quan Cẩm Bằng đã lợi dụng vị thế đặc biệt của Hong Kong, kết nối với quốc tế, hoàn thành “bộ phim cấm” đến nay vẫn bị cấm ở Trung Quốc. 20 năm trôi qua, Trung Quốc vẫn kiểm soát chặt chẽ thể loại phim đồng giới, trong khi Hong Kong dần mất đi vị thế đặc biệt có thể sản xuất ra những bộ phim đồng giới mà điện ảnh Trung Quốc không thể.

2. Nhìn chung, hiện nay điện ảnh Hong Kong khó có thể làm ra những bộ phim đồng giới kinh điển như Lam vũ hay Happy Together
Nhìn chung, hiện nay điện ảnh Hong Kong khó có thể làm ra những bộ phim đồng giới kinh điển như Lam vũ hay Happy Together

Ngày nay, có lẽ điện ảnh Hong Kong khó có thể sản xuất ra những bộ phim đồng giới kinh điển như Lam vũ, Happy Together (1997), Hold You Tight (1998)… Nhất là từ năm 2003, sau khi Hong Kong và Trung Quốc ký hiệp định CEPA, sản lượng phim đồng giới Hong Kong giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, dù ít nhưng vẫn có người không ngại gian khó làm phim đồng giới. Vì vậy, chúng ta vẫn phải hỏi về tương lai của phim đồng giới Hong Kong.

Quan điểm của người Hong Kong đối với queer sexuality

10 năm đầu sau khi Hong Kong được trao trả cho Trung Quốc vào năm 1997, phim đồng giới do Hong Kong sản xuất ngoài Lam vũ, còn có Mỹ thiếu niên chi luyến (1998) của Dương Phàm, Tâm viên ý mã (1999) của Lý Chí Siêu, The Island Tales (2000) của Quan Cẩm Bằng, Spacked Out (2001) của Lưu Quốc Xương, Tình sắc địa đồ (2001) của Trần Diệu Đồ, Let’s Love Hong Kong (2002) của Du Tịnh, Hồ điệp (2004) của Mạch Uyển Hân.

3. Tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng điện ảnh Hong Kong vẫn bảo tồn dòng phim đồng giới bằng mọi cố gắng
Tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng điện ảnh Hong Kong vẫn bảo tồn dòng phim đồng giới bằng mọi cố gắng

Mặc dù đợt phim đồng giới Hong Kong “hậu 97” này không hay bằng Happy TogetherHold You Tight… nhưng về tổng thể mà nói, vẫn có thể nhìn thấy quan điểm của người Hong Kong đối với queer sexuality (người có giới tính khác biệt). Hay nói cách khác, cách giải thích từ góc độ hậu thuộc địa đã trở thành đường lối quen thuộc mà giới phê bình và giới học thuật điện ảnh Hong Kong hay dùng khi thảo luận về thể loại phim này.

Năm 2003 – Trung Quốc Hong Kong ký hiệp định CEPA

CEPA có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của phim đồng giới Hong Kong, sau khi hiệp định được ký kết, điện ảnh Hong Kong bước vào giai đoạn được gọi là thời kỳ hợp tác sản xuất, phim hợp tác nhất định phải tuân theo chế độ kiểm duyệt phim của Trung Quốc, điều này khiến phim đồng giới gần như biến mất khỏi thị trường phim thương mại Hong Kong.

Từ phim Lam vũ đến nay, Trung Quốc chưa từng công khai cấm yếu tố yêu đồng giới xuất hiện trong tác phẩm phim ảnh, nhưng từ những khó khăn mà phim Lam vũ gặp phải từ quá trình quay đến chế tác hậu kỳ, cùng với việc đến nay phim vẫn chưa thể phát hành ở Trung Quốc, đã cho thấy trong chế độ kiểm duyệt không rõ ràng này nếu muốn quay một bộ phim đồng giới, chỉ có thể dựa vào sự kiên trì và linh hoạt của nhà sản xuất.

Đối với điện ảnh Hong Kong, CEPA đã dùng phương thức “phim hợp tác Trung Cảng” mở cửa thị trường Trung Quốc, với một thị trường rộng lớn và cơ hội kinh doanh không giới hạn thu hút các nhà đầu tư điện ảnh Hong Kong, cũng thay đổi triệt để hệ sinh thái của ngành điện ảnh Hong Kong. Từ đó, hầu hết phim thương mại Hong Kong đều là phim hợp tác Trung Cảng, nếu đã quay phim thương mại, sao có thể bỏ qua thị trường Trung Quốc lớn hơn Hong Kong gấp nhiều lần? Những bộ phim này vừa có êkíp Trung Quốc tham gia sản xuất, vừa được trình chiếu ở Trung Quốc, đương nhiên không thể chấp nhận tình yêu đồng giới. Phim đồng giới Hong Kong chỉ có thể tồn tại dưới hình thức phim độc lập, đấu tranh sinh tồn trong môi trường có nguồn tài nguyên hạn chế. Sau năm 2003, không phải không có phim đồng giới mới xuất hiện, nhưng những bộ phim này chỉ là phim độc lập, không thể và cũng không có ý định “Bắc tiến”, sản lượng và quy mô đều cực kỳ hạn chế.

Phim đồng giới Hong Kong, đường đi chưa bao giờ dễ dàng

Ngoài ra, điều đáng chú ý là so với trước và sau năm 1997, chủ đề phim đồng giới Hong Kong những năm gần đây có nhiều khác biệt với những tác phẩm trước kia. Phân biệt theo chủ đề, các nhà sản xuất phim đồng giới Hong Kong những năm 2010: Chung Đức Thắng, Vân Tường và Hồng Vinh Kiệt, ba người đều là đồng tính nam, đều từng rời khỏi Hong Kong rồi quay về, có bối cảnh được gọi là từ nước ngoài về, trong việc sáng tác, đều tập trung vào hình tượng của người đồng tính nam, các tác phẩm đầu tay đều lấy đề tài từ kinh nghiệm bản thân, mang khuynh hướng tự truyện.

4. Quan Cẩm Bằng trở thành đạo diễn đồng tính nam đầu tiên của điện ảnh Hong Kong
Quan Cẩm Bằng trở thành đạo diễn đồng tính nam đầu tiên của điện ảnh Hong Kong

Thân phận người đồng tính và khuynh hướng tự truyện rất quan trọng, vì từ sau khi Quan Cẩm Bằng công khai bản thân là người đồng tính trong bộ phim tài liệu Nam sinh nữ tướng: Giới tính trong điện ảnh Hoa ngữ (1996), trở thành đạo diễn đồng tính nam đầu tiên của làng điện ảnh Hong Kong, tương tự Chung Đức Thắng, Vân Tường và Hồng Vinh Kiệt là những đạo diễn đồng tính hiếm hoi ở Hong Kong.

Do là người đồng tính nên khó tránh họ sẽ nhấn mạnh thân phận của mình, điều này được thể hiện qua việc tác phẩm của họ không giống những bộ phim đồng giới trước và sau năm 1997, tình yêu đồng giới trong phim chỉ là “phép ẩn dụ”, không phải “món chính”. Trái lại, khuynh hướng tự truyện khiến các đạo diễn này dùng bản thân làm sự mâu thuẫn của người đồng tính, đồng thời cũng là trọng tâm của phim. Những năm gần đây, phim Tracey (2018) của Lý Tuấn Thạc và Tôn Minh Hi, A Woman Is A Woman (2019), Twilight's Kiss (2019) của Dương Diệu Khải, Tạo khẩu nhân (2020) của Hồng Vinh Kiệt, đã đem sự quan tâm đối với người đồng tính từ cá nhân mở rộng ra cộng đồng queer sexuality.

5. Bộ phim Tracey năm 2018 lấy đề tài queer sexuality từng được 9 giải đề cử tại LHP Kim Tượng Hong Kong lần thứ 38
Bộ phim Tracey năm 2018 lấy đề tài queer sexuality từng được 9 giải đề cử tại LHP Kim Tượng Hong Kong lần thứ 38

Trải qua năm 1997, trải qua tiếp hiệp định CEPA, hệ sinh thái của ngành điện ảnh Hong Kong không ngừng thay đổi. Trong môi trường không mấy thân thiện với phim đồng giới Hong Kong mà nói, điện ảnh Hong Kong ngày nay rất khó khăn, nhưng đối với phim đồng giới và khán giả là cộng đồng queer sexuality mà nói, đường đi chưa bao giờ dễ dàng, suy cho cùng, cộng đồng queer sexuality trên toàn thế giới đều gặp rất nhiều khó khăn, đều đã quen đấu tranh và tìm niềm vui trong khó khăn.

Trong tương lai, những nhà sản xuất phim đồng giới Hong Kong không chỉ phải đối mặt với môi trường quay phim nghèo nàn tài nguyên, còn có tâm lý phập phồng lo sợ không biết có vi phạm pháp luật hay không, cùng với việc vì lo âu mà nảy sinh tâm lý tự kiểm tra. Chúng ta không biết được tương lai của điện ảnh Hong Kong, chúng ta cũng không biết tương lai của phim đồng giới Hong Kong sẽ như thế nào? Còn có thể quay phim đồng giới ở Hong Kong không? Còn có thể quay trong bao lâu? Vẫn có người đang quay, dù số lượng không nhiều, mỗi năm nhiều nhất chỉ 2 phim và trong hoàn cảnh quyền tự do sáng tạo ngày càng bị hạn chế, sự kiên trì và cố gắng này càng đáng quý hơn.
5 sự thật bất ngờ về nụ hôn đồng giới của Kim Soo Hyun trong ‘The Thieves’ 5 sự thật bất ngờ về nụ hôn đồng giới của Kim Soo Hyun trong ‘The Thieves’

(TGĐA) - Với hai nam diễn viên Kim Soo Hyun và Choi Deok Moon, nụ ...

Liên hoan phim đồng giới Hong Kong lần thứ 32: 'Sát ái' của Châu Mỹ Linh gây tranh cãi về tình dục! Liên hoan phim đồng giới Hong Kong lần thứ 32: 'Sát ái' của Châu Mỹ Linh gây tranh cãi về tình dục!

(TGĐA) - Năm nay tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, ngành điện ...

Khán giả 'sốc' với loạt ảnh khóa môi đồng giới của nữ diễn viên 'Đại thời đại' Khán giả 'sốc' với loạt ảnh khóa môi đồng giới của nữ diễn viên 'Đại thời đại'

(TGĐA) - Đông đảo các fan của bộ phim Đại thời đại thích thú khi thấy ...

Trịnh Nghi