Vì sao điện ảnh Đài Loan chọn đề tài phim đồng giới để phát triển?

(TGĐA) - Trong văn hóa điện ảnh Đài Loan, phim đồng giới luôn giữ một tầm quan trọng rõ rệt. Cụ thể là trong những năm gần đây, dòng phim đồng giới Đài Loan đã khoác lên mình một diện mạo hoàn toàn mới. Liệu điện ảnh xứ Đài có nên dốc toàn lực phát triển thể loại phim đồng giới khi hôn nhân đồng giới tại Đài Loan được thừa nhận.

Phim đồng giới Hong Kong: Con đường gập ghềnh Phim đồng giới Hong Kong: Con đường gập ghềnh
Liên hoan phim đồng giới Hong Kong lần thứ 32: 'Sát ái' của Châu Mỹ Linh gây tranh cãi về tình dục! Liên hoan phim đồng giới Hong Kong lần thứ 32: 'Sát ái' của Châu Mỹ Linh gây tranh cãi về tình dục!
1. Phim đồng giới đã dần thông qua điện ảnh, được thấu hiểu, được chấp nhận
Phim đồng giới đã dần thông qua điện ảnh, được thấu hiểu, được chấp nhận

Đài Loan thân thiện với phim đồng giới nhất

Nhìn ra toàn châu Á, Đài Loan được xem là khu vực có số lượng phim đồng giới nhiều nhất, trong khi Hàn Quốc, Nhật Bản không có nhiều phim đồng giới, riêng phim đồng giới Trung Quốc, Singapore thì không chính thống, Thái Lan cũng có không ít phim đồng giới, nhưng phim tình cảm, phim ma đặc sắc hơn, Indonesia, Malaysia chống đồng tính, Ấn Độ do yếu tố phong tục truyền thống không sản xuất phim đồng giới, ngành công nghiệp điện ảnh các nước Lào, Việt Nam, Myanmar… chưa phát triển mạnh. Nhìn chung, Đài Loan thân thiện với phim đồng giới nhất và có thị trường lớn nhất.

Đạo diễn Đài Loan cũng thích làm phim đồng giới, sản lượng lớn hơn nhiều so với các nước châu Á khác. Vậy thì Đài Loan có nên đặt trọng tâm vào phim đồng giới? Dẫu sao, tài nguyên có hạn, kinh phí trợ cấp có hạn, doanh thu phòng vé có hạn, thay vì làm phim đề tài khác, chi bằng tập trung “hỏa lực” làm phim đồng tính có phải hơn không? Ngoài ra, người dân Đài Loan có tư tưởng cởi mở và cũng thích xem thể loại phim này. Như phim đề tài xã hội Hàn Quốc đã tìm ra hướng đi riêng, điển hình là bộ phim Ký sinh trùng đã đoạt mấy giải Oscar. Nếu Đài Loan tập trung vào dòng phim đồng giới, một ngày nào đó nhất định cũng có thể bước lên vũ đài điện ảnh thế giới, cho cả thế giới biết họ đã ủng hộ cộng đồng LGBT thế nào?

2. So với các khu vực và quốc gia khác tại châu Á, hiện nay Đài Loan đang dẫn đầu về sản lượng phim đồng giới
So với các khu vực và quốc gia khác tại châu Á, hiện nay Đài Loan đang dẫn đầu về sản lượng phim đồng giới

Thông qua điện ảnh thể hiện diện mạo cộng đồng LGBT

Vào những năm 90 sau khi dỡ bỏ thiết quân luật, Đài Loan trăm hoa đua nở, vấn đề đồng tính như chú ngựa thoát cương, tấn công rầm rộ vào văn học, phim ảnh, internet… Từ “đồng chí” (đồng giới) xuất phát từ một nhà văn Hong Kong, Liên hoan phim Kim Mã năm 1991 đã mời đạo diễn Hong Kong Lâm Dịch Hoa phụ trách “chuyên đề phim đồng giới”, không những đem “đồng chí” vào lĩnh vực văn hóa, hai chữ này, từ đó cũng trở thành đại từ của đồng tính trong xã hội Đài Loan.

Tại buổi chiếu phim đồng giới Liên hoan phim Kim Mã năm đó, người đồng tính tụ tập thành nhóm, hẹn nhau cùng đến rạp xem phim, trước và sau buổi chiếu phim Sa mạc yêu cơ, cộng đồng LGBT Đài Loan lần đầu tiên được xuất hiện ở nơi công cộng với con người thật của mình, không còn phải ẩn mình trong bóng tối, trong những hộp đêm bít bùng. Lần lộ diện bất ngờ này, đến từ ma lực thần kỳ của điện ảnh.

Phim đồng giới thập niên 90, bắt kịp thời điểm ảnh đàn quốc tế bắt đầu chú ý đến điện ảnh Hoa ngữ. Bộ phim Bá vương biệt cơ (1993) của Trần Khải Ca, Hỷ yến (1993) của Lý An, Ái tình vạn tuế (1994) của Thái Minh Lượng lần lượt đoạt giải Cannes, Berlin, Venice. Dù xã hội còn cái nhìn nghi ngờ về đồng tính, nhưng thấy phim đồng giới đoạt giải thưởng quốc tế, cũng dần không còn cảm thấy đồng tính là “kỳ quái”, ít ra họ biết, vấn đề đồng tính cũng có thể “mang lại vinh quang cho điện ảnh sân nhà. Cụm từ “đồng chí” cũng dần thông qua điện ảnh, được thấu hiểu, được chấp nhận.

Năm 2003, đài PTS phát sóng bộ phim Nghiệt tử dài 20 tập, quy tụ nhiều diễn viên gạo cội của Đài Loan, thu hút sự chú ý của giới văn hóa, cũng gây ra cơn lốc quan tâm trong cộng đồng LGBT. Chưa bao giờ đề tài đồng tính thống trị lĩnh vực công cộng (truyền hình công cộng) với tỷ lệ lớn như vậy. Khu vực bình luận trên trang web chính thức của phim gần như trở thành diễn đàn trực tuyến của cộng đồng LGBT. Việc phát sóng bộ phim này, cũng là cột mốc đáng tự hào trong lịch sử của người đồng tính Đài Loan.

Những năm 2000: Xuất hiện chủ đề cùng trưởng thành

Từ những năm 2000, điện ảnh gần như đại diện cho văn hóa đồng giới ở Đài Loan. Nhiều quán bar đồng tính được đặt tên theo tên phim, ví dụ “Philadelphia”, “Lồng chim”, sau đó dần xuất hiện các club lấy tên phim đồng giới như “Ái tình vạn tuế”, “Hỷ yến”… Trên con đường đi tìm chỗ đứng và sự công nhận, điện ảnh đã đồng hành cùng quá trình trưởng thành của LGBT.

4. Lưu Diệp nhờ vai diễn đồng giới trong phim Lam Vũ đăng quanh Ảnh đế Kim Mã Đài Loan
Lưu Diệp nhờ vai diễn đồng giới trong phim Lam vũ đăng quang Ảnh đế Kim Mã Đài Loan

Sau Hỷ yến của đạo diễn Lý An, phim đồng giới ngày càng trở nên “thường tình”. Năm 2001, diễn viên Lưu Diệp trong phim Lam vũ của Quan Cẩm Bằng, lần đầu tiên đăng quang Ảnh đế Kim Mã Đài Loan với vai diễn đồng tính. Có thể thấy, khán giả đã quá quen thuộc với đề tài và vai diễn đồng tính. Tuy nhiên, những năm 2000 không có nhiều phim hoàn toàn lấy chủ đề đồng giới, đa số phim đồng giới thường đi kèm với đề tài trưởng thành.

Ví dụ, trong phim Cánh cổng xanh (2002) của Dịch Trí Ngôn, tình yêu đồng giới là một phần tự mình tìm kiếm trong quá trình trưởng thành đầy bối rối; Mùa hè vĩnh cửu (2006) của Trần Chính Đạo cũng thảo luận về quá trình trưởng thành, kể về sự thức tỉnh giới tính của ba thiếu niên. Công thức tuổi teen (2004) của Trần Ánh Dung thì dùng phương thức hài kịch mô tả văn hóa đồng giới ở đô thị Đài Bắc, là một trong số ít phim hoàn toàn tập trung vào chủ đề đồng giới. Còn Dương dương (2009) của Trịnh Hữu Kiệt đã xây dựng một vai đồng tính nam dịu dàng, tinh tế nhưng vẫn có sức quyến rũ nam tính.

3. Bộ phim Hình xăm đã mang về cho đạo diễn Châu Mỹ Linh giải Teddy dành riêng cho phim LGBT tại Liên hoan phim quốc tế Berlin
Bộ phim Hình xăm đã mang về cho đạo diễn Châu Mỹ Linh giải Teddy dành riêng cho phim LGBT tại Liên hoan phim quốc tế Berlin

Phim đồng giới nam, không tránh được khoe hình thể, khuôn mặt, ví dụ nam thần phim đồng giới Trương Hiếu Toàn; trong khi đó, phim đồng giới nữ đa dạng hơn. Loạt phim đồng giới của đạo diễn phim tài liệu Châu Mỹ Linh đã thể hiện thân phận đa dạng của người đồng tính. Trong Diễm quang tứ xạ ca vũ đoàn (2004), thân phận của vai chính, ban ngày là đạo sĩ, đêm xuống lại hóa trang thành một “yêu cơ”, cả hai thân phận đều mang khí chất mê hoặc lòng người; phim Hình xăm thì sử dụng các hình xăm hoa văn trên cơ thể như một phép ẩn dụ; trong Drifting Flowers thì xuất hiện người đồng tính lớn tuổi.

5. Châu Mỹ Linh được biết đến là đạo diễn chuyên dàn dựng phim đồng giới ở Đài Loan
Châu Mỹ Linh được biết đến là đạo diễn chuyên dàn dựng phim đồng giới ở Đài Loan

Đài Loan: Nhận dạng trưởng thành vs phương Tây: Nhận dạng giới tính

Giữa phim đồng giới Đài Loan và thế giới có sự khác biệt khá thú vị. Phim đồng tính thế giới thường đề cập về nhận dạng giới tính, nhưng trong phim đồng giới Đài Loan, nhận dạng trưởng thành quan trọng hơn nhiều so với nhận dạng giới tính; hộp đêm, phòng tập gym thường thấy trong phim phương Tây lại rất hiếm thấy trong phim Đài Loan. Phim đồng giới phương Tây, Hong Kong luôn có một lịch sử không mấy thiện cảm với người đồng tính; nhưng phim đồng giới Đài Loan chưa từng bôi nhọ người đồng tính, hoặc nữ tính hóa đồng tính nam/ phóng đại hóa đồng tính nữ; cũng rất ít bi kịch hóa người đồng tính; ngoại trừ một số ít, ví dụ phim The River của Thái Minh Lượng.

Bi kịch của LGBT, đa số lưu lại trong lịch sử, ví dụ loạt phim truyền hình/ điện ảnh được chuyển thể từ tiểu thuyết của Bạch Tiên Dũng. Hình tượng người đồng tính do chúng ta suy ra từ cuộc sống, đa số đều đẹp đẽ, tình yêu đồng giới đều đáng cảm thông, ca ngợi. Sự tươi trẻ của phim đồng giới Đài Loan có lẽ là do khán giả xem phim đều là những người trẻ tuổi; hơn nữa trong thời đại internet ngày nay, với phim online đã thể hiện một khuôn mặt khác của chủ đề boys’love.

Phim ảnh và vai diễn đồng giới Đài Loan, đích thực được sinh ra từ con số 0. Từ Nghiệt tử đến Small Talk, chưa bao giờ có hình mẫu đồng tính để noi theo, cho đến hôm nay, trong vòng 10 năm điện ảnh Đài Loan đã giành được hai giải Teddy, dù phim đồng giới Đài Loan vẫn chưa hoàn hảo, nhưng mỗi hình ảnh đều được sản sinh từ lịch sử và hiện tượng xã hội đặc biệt của Đài Loan. Hiện tại, phim đồng giới xứ Đài đang đối mặt với sự thay đổi lớn lao, điều này sẽ cung cấp nguồn dinh dưỡng và tư liệu bất tận cho dòng phim đồng giới Đài Loan trong tương lai.

Giải Teddy là giải thưởng đặc biệt dành riêng cho phim LGBT tại Liên hoan phim quốc tế Berlin, được trao lần đầu tiên vào năm 1987. Phim Hình xăm (2007) và Small Talk (2017) đều từng vinh dự đoạt giải Teddy, mang về cho điện ảnh Đài Loan sự công nhận nhất định.

Phim đồng giới Hong Kong: Con đường gập ghềnh Phim đồng giới Hong Kong: Con đường gập ghềnh

(TGĐA) - Nhìn lại lịch sử phim đồng giới Hong Kong, từ khi Hong Kong ...

Liên hoan phim đồng giới Hong Kong lần thứ 32: 'Sát ái' của Châu Mỹ Linh gây tranh cãi về tình dục! Liên hoan phim đồng giới Hong Kong lần thứ 32: 'Sát ái' của Châu Mỹ Linh gây tranh cãi về tình dục!

(TGĐA) - Năm nay tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, ngành điện ...

Trịnh Nghi