Liên hoan phim đồng giới Hong Kong lần thứ 32: 'Sát ái' của Châu Mỹ Linh gây tranh cãi về tình dục!

(TGĐA) - Năm nay tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, ngành điện ảnh toàn cầu đang phải đối diện với thử thách khó khăn chưa từng có, nhưng Liên hoan phim đồng giới Hong Kong (Hong Kong Lesbian & Gay Film Festival) lần thứ 32 vẫn kiên trì tổ chức theo thông lệ (từ ngày 11 đến 25/9), và đây được xem là một trong những liên hoan phim có lịch sử lâu đời ở Châu Á. Năm nay, Liên hoan phim đồng giới Hong Kong tiếp tục thu thập những bộ phim đồng giới đặc sắc thuộc đủ thể loại, từ khắp nơi trên thế giới để giới thiệu đến khán giả.

Vì sao khán giả vẫn chưa hết sốc với 'Titane' - bộ phim về tình dục vừa lên ngôi tại Cannes 2021? Vì sao khán giả vẫn chưa hết sốc với 'Titane' - bộ phim về tình dục vừa lên ngôi tại Cannes 2021?
5 phim ngập tràn tình dục gây tranh cãi trên Netflix nhưng càng khiến 'gã khổng lồ' này nổi tiếng 5 phim ngập tràn tình dục gây tranh cãi trên Netflix nhưng càng khiến 'gã khổng lồ' này nổi tiếng
1. Liên hoan phim đồng giới Hong Kong lần thứ 32 đã thu hút 26 bộ phim truyện và 25 bộ phim ngắn trên khắp thế giới tham dự
Liên hoan phim đồng giới Hong Kong lần thứ 32 đã thu hút 26 bộ phim truyện và 25 bộ phim ngắn trên khắp thế giới tham dự

2 bộ phim tình cảm hài được chọn làm lễ khai mạc

2. Đồng nhất thiên đài thượng của điện ảnh Hàn Quốc và Yết đại hoan hỷ của điện ảnh Đài Loan được chọn làm phim khai mạc
Đồng nhất thiên đài thượng của điện ảnh Hàn Quốc và Yết đại hoan hỷ của điện ảnh Đài Loan được chọn làm phim khai mạc

Hai bộ phim mở màn cho Liên hoan phim đồng giới Hong Kong lần thứ 32 đều mang tính giải trí riêng. Bộ phim Đồng nhất thiên đài thượng của đạo diễn Hàn Quốc - Kim Jo Kwangsoo, kể về hot boy trên mạng Bong Shik không tin vào tình yêu, bạn thân của anh là Ha Na vừa chia tay với bạn trai, đem theo chú mèo cưng chuyển đến nhà Bong Shik sống, cùng trải qua quãng thời gian vui vẻ bên nhau.

Bộ phim Yết đại hoan hỷ của điện ảnh Đài Loan, do Trần Hồng và Ngụy Anh Quyên đồng đạo diễn, phá vỡ ranh giới giới tính, để tỏ lòng thành với Shakespeare, tất cả nhân vật trong phim đều do diễn viên nữ đảm nhận. Câu chuyện kể về nhân vật La Lâm từ Châu Âu quay về Đài Loan, cùng em họ Luy Luy bắt đầu hành trình tìm cha, không ngờ cô đã gặp Hắc Luân và nảy sinh tình cảm từ cái nhìn đầu tiên. Vì muốn thăm dò Hắc Luân, La Lâm đã giả làm anh trai sinh đôi La Tư Phúc, tình yêu phá vỡ quy tắc giới tính liệu có thể khiến mọi người đều hạnh phúc?

Midnight Swan – bộ phim cảm động lòng người được chọn làm lễ bế mạc

3. Bộ phim Midnight Swan của điện ảnh Nhật Bản được chọn làm phim bế mạc
Bộ phim Midnight Swan của điện ảnh Nhật Bản được chọn làm phim bế mạc

Bộ phim bế mạc Midnight Swan có lai lịch rất đáng nể, đã giành được nhiều giải thưởng tại Viện hàn lâm điện ảnh Nhật Bản, bao gồm hạng mục: Phim truyện hay nhất, Nam diễn viên xuất sắc… Câu chuyện xoay quanh người chuyển giới Nagisa (Tsuyoshi Kusanagi đóng), biểu diễn “Hồ Thiên Nga” phiên bản chuyển giới tại một hộp đêm ở Tokyo, cô nhận nuôi cháu gái Ichika (Misaki Hattori đóng) bị mẹ bỏ rơi. Khi cô biết Ichika thích múa bellet, hơn nữa còn rất có tiềm năng, cô quyết định tài trợ cho Ichika học múa, giúp cô bé theo đuổi ước mơ của mình…

Đạo diễn Eiji Uchida đã đưa bộ tiểu thuyết ăn khách cùng tên do chính mình sáng tác lên màn ảnh, hai con người cô độc xây dựng nên một gia đình khác biệt, tạo nên sức lan tỏa mạnh mẽ, dạy chúng ta suy ngẫm về tình mẫu tử và định nghĩa về gia đình.

Các bộ phim đề tài khác nhau đến từ Thụy Sĩ, Đức, Anh, Australia, Mỹ, Canada…

4. Liên hoan phim năm nay còn có 12 bộ phim đến từ Thụy Sĩ, Đức, Anh, Australia, Mỹ, Canada… được giới thiệu đến với khán giả
Liên hoan phim năm nay còn có 12 bộ phim đến từ Thụy Sĩ, Đức, Anh, Australia, Mỹ, Canada… được giới thiệu đến với khán giả

Liên hoan phim năm nay trình chiếu 12 bộ phim đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Tuy Thế vận hội đã kết thúc, nhưng niềm yêu thích cuồng nhiệt của công chúng đối với các môn thể thao vẫn chưa hạ nhiệt, Liên hoan phim đồng giới Hong Kong mang đến bộ phim Beyto kể về vận động viên bơi lội tài năng người Thụy Sĩ Beyto phải lòng một vận động viên điển trai, quyết tâm trở thành thần tượng trong lòng fan hâm mộ. Bộ phim này từng tham gia Liên hoan phim Solothurn ở Thụy Sĩ, đồng thời đoạt giải thưởng do khán giả bình chọn, và đây là lần đầu tiên bộ phim ra mắt khán giả Châu Á.

Cũng được công chiếu lần đầu tiên tại Châu Á còn có 2 bộ phim của điện ảnh Mỹ, tác phẩm Language Lessons đã vinh dự đoạt giải Phim truyện hay nhất tại Liên hoan phim đồng giới quốc tế San Francisco và giải thưởng do khán giả bình chọn tại Liên hoan phim quốc tế Provincetown 2021.

Một bộ phim khác là Firebird được cải biên dựa theo một câu chuyện tình tay ba có thật xảy ra tại căn cứ không quân Liên Xô. Tác phẩm này từng giành giải thưởng danh dự Phim truyện hay nhất tại Liên hoan phim đồng giới quốc tế San Francisco.

Nói về phim đồng giới, thì sao có thể thiếu đề tài chuyển giới? Năm nay, có phim Jump, Darling đến từ Canada, từng tham gia tranh cử tại Liên hoan phim đồng giới quốc tế San Francisco, kể về một vũ công chuyển giới sau khi chia tay với bạn trai đã chuyển đến sống với bà ngoại ở vùng ngoại ô, xây dựng lại mối quan hệ bà cháu, vừa ấm áp vừa hài hước.

Phim đồng tính nữ có Tove của điện ảnh Hà Lan, kịch bản được lấy cảm hứng từ tiểu sử Tove Jansson, người sáng tạo ra thế giới thần thoại Moomins. Tove từng đại diện điện ảnh Hà Lan tranh giải Phim nước ngoài hay nhất tại Oscar năm nay, từng đoạt giải do khán giả bình chọn tại Liên hoan phim đồng giới OUTShine, Mỹ.

Đại diện điện ảnh Đức có phim Bliss/Glück kể về cô gái tên Sascha làm việc trong một nhà thổ ở Berlin nhiều năm, đã gặp cô gái mới đến Maria, hai bên cuốn hút lẫn nhau, nhưng vì nỗi sợ hãi trong lòng mà rơi vào hố đen tình cảm… Bộ phim Sweetheart của Anh và My First Summer của Australia đều nói về quá trình trưởng thành và tình yêu của tuổi trẻ.

Đạo diễn tiêu điểm: Châu Mỹ Linh với bộ phim Sát ái gây tranh cãi

5. Bộ phim Sát ái của điện ảnh Đài Loan, do Châu Mỹ Linh đạo diễn đã gây tranh cãi bởi yếu tố dục vọng
Bộ phim Sát ái của điện ảnh Đài Loan, do Châu Mỹ Linh đạo diễn đã gây tranh cãi bởi yếu tố dục vọng

Đạo diễn tiêu điểm năm nay là Châu Mỹ Linh, nhiều năm qua cô luôn quan tâm đến cộng đồng LGBT và vấn đề giới tính. Trong khuôn khổ liên hoan phim năm nay, người hâm mộ có thể cùng lúc ôn lại series “Đài Loan tam bộ khúc đồng giới” (Phiêu lãng thanh xuân, Diễm quang tứ xạ ca vũ đoàn Hình xăm) mà khán giả đã quen thuộc.

Đặc biệt, đạo diễn Châu Mỹ Linh còn mang đến cho khán giả tác phẩm mới nhất Sát ái (Wrath Of Desire) ngoài đề tài hình sự, bộ phim còn chứa đựng nhiều yếu tố liên quan đến dục vọng, cơ thể và giới tính, khơi dậy cảm hứng khám phá bản thân.

Câu chuyện phim Sát ái tập trung vào câu hỏi “Ai là hung thủ” trong một vụ án mạng, từng bước vạch trần vướng mắc dục vọng của ba nhân vật chính. Nạn nhân Đỗ Tiểu Phụng (Dương Tịnh đóng) là một thợ xăm, rõ ràng đã sắp chết, nhưng vẫn khăng khăng nói bản thân là hung thủ; người đầu tiên tự thú Lưu Dĩ Khiết (Ông Gia Vi đóng) là một kiểm sát viên, năm xưa chính cô đã định tội Đỗ Tiểu Phụng; người thứ hai nhận tội là chồng mới cưới của Lưu Dĩ Khiết – Mạnh Diệp (Từ Vũ Đình đóng), trong quá khứ anh từng có mối quan hệ phức tạp với anh họ. Ba người đều có quá khứ đen tối không muốn cho người khác biết, trong quá trình tương tác xảy ra sự đố kỵ, khao khát, tổn thương và tình cảm không dám đối mặt…

Đối diện với sự trào dâng của những ham muốn phức tạp và kỳ lạ, chúng ta có thể chấp nhận một bản thân như thế không? Khi ham muốn bùng nổ, lật đổ những sự thật và nhận thức trong quá khứ, bạn sẽ phản ứng như thế nào? Đây là lý do tại sao Sát ái nhiều lần nhấn mạnh “Dục vọng là sự thật duy nhất”. Những ham muốn này rất riêng tư, thậm chí không thể chia sẻ với bất cứ người nào, nhưng đạo diễn Châu Mỹ Linh cho rằng khai thác khía cạnh này của nhân tính là “việc không thể trốn tránh” của tác phẩm điện ảnh nghệ thuật.

6. Châu Mỹ Linh với bộ phim Sát ái được bình chọn là đạo diễn tiêu điểm của liên hoan phim năm nay
Châu Mỹ Linh với bộ phim Sát ái được bình chọn là đạo diễn tiêu điểm của liên hoan phim năm nay

Cái kết gây tranh cãi trong phim Sát ái đã cho thấy tham vọng của Châu Mỹ Linh trong vai trò đạo diễn, cô không chỉ muốn thể hiện chân thực tình yêu và ham muốn giữa nam và nữ, giữa nam và nam, giữa nữ và nữ, càng muốn tiến thêm một bước thách thức thậm chí lật đổ các quy tắc thế tục, bao gồm cách nhìn của chúng ta đối với người đồng tính, chuyển giới, và tự nhận dạng bản thân. Như đạo diễn Châu Mỹ Linh từng nói: “Khi bạn dán nhãn lên cơ thể mình, bạn sẽ quên tự xét lại bản thân… thật ra tình yêu, ham muốn có sự phức tạp, kỳ quặc, nghịch lý của nó, nhưng nhiều người không cách nào đối mặt được!”.

Khán giả 'sốc' với loạt ảnh khóa môi đồng giới của nữ diễn viên 'Đại thời đại' Khán giả 'sốc' với loạt ảnh khóa môi đồng giới của nữ diễn viên 'Đại thời đại'

(TGĐA) - Đông đảo các fan của bộ phim Đại thời đại thích thú khi thấy ...

Cảnh hôn đồng giới trong 'Star Wars' phần mới bị cắt tại Singapore Cảnh hôn đồng giới trong 'Star Wars' phần mới bị cắt tại Singapore

(TGĐA) - Một cảnh hôn ngắn giữa hai phụ nữ trong phim Star Wars mới ...

Trịnh Nghi