Phim truyện Mỹ về đề tài chiến tranh Việt Nam sau năm 1975: Sự chuyển hướng hình tượng tác phẩm thông qua quá trình cải biến nhân vật

(TGĐA) - Ngày 23/4/2024 tại trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh (51 Quốc Hương, phường Thảo Điền, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh), Viện phim Việt Nam đã tổ chức hội thảo "Phim truyện Mỹ về đề tài chiến tranh Việt Nam sau năm 1975: Sự chuyển hướng hình tượng tác phẩm thông qua quá trình cải biến nhân vật".

Hội thảo khoa học toàn quốc nhìn lại 15 năm thực hiện Nghị quyết về phát triển văn học, nghệ thuật Hội thảo khoa học toàn quốc nhìn lại 15 năm thực hiện Nghị quyết về phát triển văn học, nghệ thuật
Hội thảo khoa học toàn quốc 2022: Tư vấn giúp Đảng và Nhà nước xây dựng chiến lược phát triển văn học, nghệ thuật đi đúng hướng Hội thảo khoa học toàn quốc 2022: Tư vấn giúp Đảng và Nhà nước xây dựng chiến lược phát triển văn học, nghệ thuật đi đúng hướng

Đến dự có ông Nguyễn Hữu Đạt - Trưởng cơ quan Đại diện văn phòng Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch tại TP. Hồ Chí Minh; Lãnh đạo Viện phim Việt Nam; Ban giám hiệu trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh cùng các chuyên gia, nhà khoa học, văn nghệ sĩ điện ảnh và đông đảo sinh viên của trường Đại học Văn hóa.

Phim truyện Mỹ về đề tài chiến tranh Việt Nam sau năm 1975: Sự chuyển hướng hình tượng tác phẩm thông qua quá trình cải biến nhân vật

Chiến tranh Việt Nam, trong nhận thức đại chúng toàn cầu từ sau Thế chiến II, dù chỉ nhắc đến Việt Nam nhưng hầu hết đều biết nó liên quan đến nước Mỹ; và dù đã kết thúc từ năm 1975 nhưng hệ lụy của cuộc chiến này vẫn kéo dài hàng chục năm sau đó. Tính khốc liệt của cuộc chiến không chỉ nằm ở những con số thương vong, các loại vũ khí, các loại kỹ thuật chiến đấu, các chiến thuật chiến lược được sử dụng, các thiệt hại mất mát cần phải giải quyết về lâu dài; mà còn là sự tác động về nhận thức tư tưởng tình cảm của con người, trong đó, hình ảnh người Mỹ nói chung, người trực tiếp chiến đấu nói riêng đã có những tổn thương khó lòng nguôi ngoai.

Điện ảnh Mỹ - với tư cách là một loại hình nghệ thuật đại chúng - cũng không đứng ngoài nhận thức này. Hai mươi năm sau chiến tranh, năm 1994, Việt Nam và Mỹ thiết lập lại quan hệ ngoại giao chính thức, trong khoảng thời gian này, có khá nhiều bộ phim Mỹ làm về đề tài chiến tranh Việt Nam, một số phim đã được công chúng Việt Nam biết đến, tiêu biểu như Người săn nai (The Deer Hunter, 1978), Tận thế ngay tức thì (Apocalypse Now, 1979), Trung đội (Platoon, 1986), Áo giáp sắt (Full Metal Jacket, 1987), Xin chào Việt Nam (Good morning Vietnam, 1987), Sinh ngày 4 tháng 7 (Born on the Fourth of July, 1987), Đồi thịt băm (Hamburger Hill, 1987), Quê nhà (In Country, 1989)... Sau nửa thế kỷ, cuộc chiến Việt Nam đã là quá khứ, việc nhìn lại những bộ phim này chắc chắn không dừng lại ở chỗ phản ánh một cuộc chiến, mà là tìm kiếm những lý do khiến cuộc chiến này trở thành đáng nhớ, đáng xem xét trong nhận thức của con người.

Phim truyện Mỹ về đề tài chiến tranh Việt Nam sau năm 1975: Sự chuyển hướng hình tượng tác phẩm thông qua quá trình cải biến nhân vật

Tại hội thảo có 6 bài tham luận tiêu biểu cùng 3 ý kiến sôi nổi tập trung xoay quanh 4 nội dung chủ yếu là: Phim truyện về đề tài chiến tranh Việt Nam của điện ảnh Mỹ sau năm 1975 từ góc nhìn hôm nay; Tiến trình biến đổi của nhân vật trong phim truyện Mỹ về đề tài chiến tranh Việt Nam sau năm 1975; Sự chuyển hướng hình tượng tác phẩm thông qua quá trình cải biến nhân vật trong phim truyện Mỹ về đề tài chiến tranh Việt Nam sau năm 1975. Những khác biệt so với điện ảnh Việt Nam và nguyên nhân. Và nhận định, đánh giá vai trò, ý nghĩa và những đóng góp của phim truyện điện ảnh đề tài chiến tranh Việt Nam cho việc hàn gắn vết thương chiến tranh, hàn gắn quan hệ Việt Nam – Mỹ.

Phim truyện Mỹ về đề tài chiến tranh Việt Nam sau năm 1975: Sự chuyển hướng hình tượng tác phẩm thông qua quá trình cải biến nhân vật

Tiến sĩ Hoàng Như Yến (nguyên Viện trưởng Viện phim Việt Nam) bằng góc nhìn tổng quan dưới bài viết Sự thay đổi góc nhìn của các nhà làm phim Mỹ về chiến tranh Việt Nam qua các thời kỳ trước và sau năm 1975 phân tích sự thay đổi quan điểm và góc nhìn về chiến tranh Việt Nam của các nhà điện ảnh Mỹ thông qua các bộ phim truyện Mỹ liên quan đến cuộc chiến này trong vài chục năm qua. Mỗi cuộc chiến tranh đều mang đến những câu chuyện kể anh hùng hay bi thảm, dũng cảm hay hèn nhát, chiến thắng hay thất bại, tàn phá và đau thương... Cuộc chiến tranh Việt Nam đã để lại nhiều nỗi đau và sự thất vọng trong lòng người dân Mỹ. Điện ảnh Mỹ đã phần nào thể hiện được hiện thực kinh hoàng của cuộc chiến tranh hao người tốn của mà nước Mỹ đã khơi mào trên đất nước Việt Nam. Mặc dù còn có rất nhiều điều cần phân tích và thảo luận để hiểu rõ hơn những quan điểm khác nhau thể hiện qua hàng trăm bộ phim Mỹ làm về chiến tranh Việt Nam, việc học hỏi những ưu điểm trong nghệ thuật làm phim chiến tranh của họ cũng là điều cần thiết: Hầu hết các bộ phim đoạt giải Oscar đều là phim có doanh thu tốt. Các bộ phim làm về chiến tranh trong đó có chiến tranh Việt Nam cũng là lời cảnh tỉnh đối với những kẻ gây chiến: Đó là bóng ma ám ảnh lịch sử của họ và họ sẽ luôn phải trả giá cho những cái ác mà họ gây ra.

Phim truyện Mỹ về đề tài chiến tranh Việt Nam sau năm 1975: Sự chuyển hướng hình tượng tác phẩm thông qua quá trình cải biến nhân vật

Nhà báo Lê Hồng Lâm, trong bài tham luận Địa ngục dưới làn da đã nhấn mạnh cuộc chiến tranh Việt Nam trong phim Mỹ, nhìn lại sau gần 5 thập kỷ. Sau 49 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam vào ngày 30/4/1975, đề tài chiến tranh Việt Nam trong phim truyện Hollywood giảm dần, nhường chỗ cho những cuộc chiến nóng bỏng khác vẫn đang diễn ra trên thế giới. Nhưng cuộc chiến Việt Nam, rõ ràng vẫn là một nỗi ám ảnh dài lâu với nước Mỹ, với rải rác những bộ phim truyện, tài liệu, truyền hình vẫn tiếp tục mổ xẻ về cuộc chiến này, Những bộ phim sau này, dĩ nhiên không còn khốc liệt hay bàn về những trải nghiệm “địa ngục” của binh lính Mỹ tại chiến trường Việt Nam nữa mà đi vào khai thác những căn nguyên của cuộc chiến (The Quiet American) hoặc phần nào đó, tìm cách hàn gắn những vết thương mà chiến tranh để lại (Three SeasonsDa 5 Bloods).

Như vậy, ta cũng thấy được tiến trình biến đổi của nhân vật trong phim truyện Mỹ đề tài chiến tranh sau năm 1975 được thể hiện qua từng giai đoạn khá sâu sắc và gần với tâm thế của người Mỹ sau khi kết thúc cuộc chiến. Những bộ phim xuất sắc về đề tài chiến tranh Việt Nam của điện ảnh Mỹ rõ ràng đóng góp một vai trò lớn trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh, bắt đầu từ việc nhận diện cuộc chiến ấy một cách chi tiết và cụ thể nhất thông qua những trải nghiệm cá nhân cho đến khi tìm ra được căn nguyên của nó và cuối cùng là tìm cách chữa lành nó.

Về tiến trình biến đổi của nhân vật trong phim truyện Mỹ, nhà báo Nguyễn Thị Thúy Nga đưa ra 3 yếu tố đặc trưng về người lính mà các nhà làm phim Mỹ thường đề cập là: Kiêu ngạo và sợ hãi; Phản chiến và cựu chiến binh. Tiến trình biến đổi nhân vật có khi xảy ra trong một bộ phim, cũng có thể thay đổi theo từng giai đoạn của thực tế bàn giao giữa hai nước. Khi vừa kết thúc chiến tranh Việt - Mỹ, những bộ phim xuất hiện đầu tiên sau năm 1975 cũng có độ trễ vài năm sau đó. Có vẻ như người Mỹ vẫn còn sốc khi phải diễn tả hình ảnh mình trong tư cách kẻ thua cuộc, phải chăng vì vậy phần lớn những phim trong đầu thập niên 1980 đều miêu tả nhiều những trận đánh đẫm máu, như một cách lý giải về địa ngục bom đạn đã khiến họ tổn thất nặng nề như thế nào? Giai đoạn này Mỹ áp dụng chính sách bao vây cấm vận Việt Nam, Việt Nam cũng không có cơ hội để xem các bộ phim có đề tài chiến tranh Việt Nam ngay thời điểm nó ra đời nên khó khảo sát được hết phản ứng của khán giả hai nước khi ấy, nhưng ít nhất chúng ta cũng ghi nhận rằng đề tài này thật sự đã có lúc “ám ảnh” giới làm phim Mỹ. Với những trận đánh tiêu hao nặng nề bằng nhiều loại vũ khí hiện đại khác nhau, phim Mỹ với đề tài chiến tranh Việt Nam rõ ràng đã tạo nhiều cơ hội khai thác cho thể loại phim chiến tranh mới sau Thế chiến II. Với nhiều chất liệu nóng hổi vừa mới bước ra từ cuộc chiến, các nhà làm phim đã tái hiện phần nào sự khốc liệt của các trận đánh và phản ánh được mức độ tàn phá của cuộc chiến này.

Phim truyện Mỹ về đề tài chiến tranh Việt Nam sau năm 1975: Sự chuyển hướng hình tượng tác phẩm thông qua quá trình cải biến nhân vật

Với tiến sĩ Nguyễn Phương Thảo (Viện phim Việt Nam) lại có vài lý giải cụ thể qua 3 bộ phim của Oliver Stone là: Trung đội được Oliver Stone thể hiện với “góc nhìn của một người lính bộ binh lấy cảm hứng từ câu chuyện của chính ông”. Sinh ngày mùng 4 tháng 7 là “bản tự thuật của Ron Kovic - một cựu chiến binh tàn phế cả hai chân”. Trời và đất thể hiện “cách nhìn chiến tranh và hậu quả ám ảnh day dứt của nó qua lăng kính của một phụ nữ Việt Nam kéo dài trong khoảng thời gian gần 40 năm cuộc đời. 2 phim Trung đội, Sinh ngày mùng 4 tháng 7 thể hiện rõ nét điểm nhìn cuộc chiến của nhân vật người Mỹ và sự vận động nhân vật với nhiều phương diện, nhất là tư tưởng, tâm lý. Ở Trời và đất, điểm nhìn chủ đạo là của Lệ Lý - một người phụ nữ Việt Nam có số phận với nhiều bi kịch chất chồng bởi chiến tranh giữa Mỹ và Việt Nam. Từ đó, người đọc nhận thấy đối tượng chính được “chiêm nghiệm, chiêm ngưỡng” là phận người và nhân tính trước thử thách mang tên “chiến tranh”, chứ không phải cuộc chiến và ai là người thắng - thua trong cuộc chiến ấy.

Trong phim truyện điện ảnh đề tài chiến tranh Việt Nam của đạo diễn Oliver Stone có sự vận động nhân vật mạnh mẽ, đặc biệt trên phương diện tâm lý, tư tưởng. Sự vận động ấy có thể chia làm hai giai đoạn: Tiếp cận cuộc chiến với lý tưởng cao cả, đẹp đẽ; trải nghiệm cuộc chiến và sự lý giải chân thực, nhân văn. Ở phương diện nào đó, hai giai đoạn này phảng phất những nét chung của phim truyện điện ảnh Mỹ đề tài chiến tranh Việt Nam ở giai đoạn trước và sau năm 1975. Điều đó cho thấy tài năng lớn của Oliver Stone và nền điện ảnh Mỹ đã “xử lý” đề tài lớn với hệ chủ đề quan trọng của thế giới hiện đại: Cá nhân con người, tầng sâu vô thức với những kỷ niệm, uẩn ức... Thông qua cách người Mỹ suy tư về chiến tranh, chúng ta thấy rằng: Quá khứ của một dân tộc hay cá nhân không đơn thuần là quá khứ, mà cách hiểu và cắt nghĩa nó sẽ chi phối tới hiện tại và tương lai.

Phim truyện Mỹ về đề tài chiến tranh Việt Nam sau năm 1975: Sự chuyển hướng hình tượng tác phẩm thông qua quá trình cải biến nhân vật

Từ góc nhìn của khán giả Gen Z, sau khi tiến hành khảo sát nhiều lần trong sinh viên, tiến sĩ Vũ Thu Phương (trường Đại học Văn hóa TP.HCM) nêu rõ: Trong thế giới hiện đại, thông điệp và giá trị lịch sử được truyền đạt qua nhiều phương tiện khác nhau, trong đó phim truyện đề tài chiến tranh chiếm một vị trí quan trọng. Qua kết quả khảo sát từ khán giả Gen Z, nhận thấy một sự đánh giá cao đối với các tác phẩm điện ảnh này trong việc truyền đạt kiến thức, kích thích sự hiểu biết sâu sắc về những sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước. Điều này không những giúp họ hiểu rõ hơn về quá khứ mà còn tạo ra sự trân trọng đối với giá trị của hòa bình hiện tại.

Hơn nữa, phim về đề tài chiến tranh còn đóng vai trò như một cầu nối trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế, nhất là giữa Việt Nam và các quốc gia có liên quan lịch sử. Việc phản ánh trung thực và đa chiều về chiến tranh không chỉ giúp hàn gắn vết thương lịch sử mà còn góp phần vào sự phát triển của ngoại giao văn hóa, từ đó mở rộng sự hiểu biết và tăng cường quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc. Trong bối cảnh hiện đại, khi thế hệ trẻ ngày càng quan tâm đến việc tìm hiểu sâu về lịch sử qua các nguồn thông tin đa dạng, điện ảnh đề tài chiến tranh Việt Nam cần tiếp tục được phát triển không chỉ về mặt nghệ thuật mà còn cần chú trọng tới tính chính xác và sâu sắc của thông tin lịch sử, qua đó không chỉ thu hút khán giả mà còn truyền đạt những bài học quý giá. Điều này củng cố niềm tin vào khả năng của điện ảnh như một phương tiện hữu hiệu trong việc gìn giữ hòa bình và thúc đẩy sự phát triển văn hóa.

Cuối cùng, sự đầu tư thông minh vào điện ảnh không chỉ giúp phát triển ngành điện ảnh Việt Nam mà còn góp phần xây dựng một xã hội hiểu biết, khoan dung và giàu lòng nhân ái. Việc tiếp tục nghiên cứu và thấu hiểu sâu hơn về mối liên hệ giữa phim truyện Việt Nam về đề tài chiến tranh và thế hệ trẻ là điều cực kỳ cần thiết, đồng thời cũng mở ra những cơ hội mới để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật có ý nghĩa sâu sắc và có tầm ảnh hưởng trong cộng đồng xã hội.

Phim truyện Mỹ về đề tài chiến tranh Việt Nam sau năm 1975: Sự chuyển hướng hình tượng tác phẩm thông qua quá trình cải biến nhân vật

Hội thảo đã thông qua những vấn đề về nhân vật trong tác phẩm điện ảnh đề tài chiến tranh Việt Nam của điện ảnh Mỹ gắn với quá trình vận động, cải biến được làm rõ. Qua đó, giúp nhìn nhận khách quan, nhiều chiều về sự đóng góp của điện ảnh trong việc hàn gắn viết thương chiến tranh, đẩy mạnh mối quan hệ hòa bình, hợp tác cùng phát triển giữa hai quốc gia Việt Nam – Mỹ. Hội thảo đồng thời cũng góp thêm tiếng nói nhằm tham gia bổ sung giải pháp phát triển, tạo động lực cho các nghệ sĩ điện ảnh nước nhà sáng tác nhiều tác phẩm đề tài chiến tranh Việt Nam có thêm nhiều giá trị.

Hội thảo khoa học toàn quốc 2022: Tư vấn giúp Đảng và Nhà nước xây dựng chiến lược phát triển văn học, nghệ thuật đi đúng hướng Hội thảo khoa học toàn quốc 2022: Tư vấn giúp Đảng và Nhà nước xây dựng chiến lược phát triển văn học, nghệ thuật đi đúng hướng

(TGĐA) - Ngày 19/12, tại Hà Nam đã diễn ra Hội thảo khoa học toàn ...

Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật 50 năm sau ngày đất nước thống nhất Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật 50 năm sau ngày đất nước thống nhất

(TGĐA) - Ngày 12/12, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học ...

Vũ Liên

Photo: Công Mạnh