| Đại dịch Covid-19 đã có tác động khá lớn tới thói quen xem phim của khán giả | |
Thứ nhất, việc đóng cửa các rạp chiếu phim lâu ngày dẫn đến hậu quả xấu, trước hết đối với khán giả. Trong thời gian kéo dài khoảng hai năm, khán giả dần mất thói quen và nhu cầu đến rạp. Họ có thể tìm đến các phương tiện giải trí khác. Nhu cầu tập trung đông người cũng dần hạn chế. Người xem, đặc biệt là khán giả trẻ tuổi, có xu hướng sống độc lập. Họ tự thu mình lại. Và xu hướng sống theo cách này được công chúng thích nghi dần và cảm thấy tự nhiên.
Điều đó dẫn đến hậu quả không hay đối với phim chiếu rạp. Dù sau khi đại dịch qua đi, nhiều quốc gia tuyên bố dần trở lại trạng thái bình thường mới, nhưng tâm lý khán giả lại vận động chậm hơn so với thời cuộc. Việc đến rạp xem phim, đối với nhiều người, nhất là công chúng lớn và đứng tuổi, rõ ràng giảm xuống nhiều. Thống kê của nhiều thị trường điện ảnh quan trọng như Mỹ, Hàn Quốc và Nga… đều cho thấy xu hướng người xem giảm nhu cầu đến rạp. Chỉ có lượng khán giả tuổi 12-17 là không giảm. Vì vậy, nhiều chuyên gia điện ảnh nhận xét: phim chiếu rạp bây giờ phần lớn dành cho lứa khán giả rất trẻ.
| Netflix đã tận dụng triệt để cơ hội vàng để vươn lên thành kẻ chiếm lĩnh người xem bằng sự tiện lợi, thoải mái... | |
Nhưng “tai họa của người này nhiều khi lại trở thành cơ hội của người khác”. Trong trường hợp này, hệ thống Netflix đã tận dụng triệt để cơ hội vàng. Họ tranh thủ làm rất nhiều phim, rất nhiều thể loại, đáp ứng mọi nhu cầu của nhiều loại công chúng ở nhiều nước khác nhau. Nhiều chuyên gia kinh tế đã khẳng định, số lượng phim của Netflix làm trong thời gian đại dịch đã tăng với tốc độ không ngừng. Các thể loại phim, từ phim tài liệu đến phim nhiều tập, từ phim trinh thám đến hoạt hình v.v… đều được Netflix mạnh tay đầu tư cho các dự án khả thi. Từ một công ty cho thuê đĩa DVD ở thị trường Bắc Mỹ, đến nay, Netflix đã trở thành hệ thống sản xuất và phát hành phim hàng đầu thế giới. Chính đại dịch đã mang đến cho Netflix cơ hội “chiếm đoạt” hàng triệu khán giả mà không tốn công nhiều. Và chính hệ thống này đã góp phần quan trọng định hình thói quen xem phim mới của công chúng. Họ không cần đến rạp. Họ xem phim tại nhà nhưng vẫn được đảm bảo về chất lượng và nội dung phim ở đẳng cấp không thua kém rạp là bao.
| ... cũng như sự đa dạng hấp dẫn trong các thể loại phim | |
| Giới trẻ ngày càng thích xem phim cô độc và bàn tán trên không gian mạng thay vì đi cùng nhau | |
Chậm hơn một chút so với sự tăng trưởng của Netflix là phim nhiều tập chiếu trên TV. Chính thời gian đại dịch đã khiến một lớp công chúng không muốn ra khỏi nhà. Họ cảm thấy ở trong tổ ấm của mình an toàn và yên tâm. Họ ngại tiếp xúc với đám đông. Nắm bắt xu hướng này, các nhà làm phim truyền hình Hàn Quốc, Nga, Mỹ và nhiều quốc gia khác đã tập trung sản xuất những bộ phim truyền hình nhiều tập với chất lượng cao. Để khán giả tránh được nỗi sợ khi phải tập trung theo dõi những bộ phim “tràng giang đại hải”, những nhà sản xuất bây giờ thường tập trung làm những phim truyền hình có độ dài 4-5 hoặc 7-8 tập. Độ dài như vậy thích hợp với tốc độ cuộc sống, thích hợp với tâm lý và sự tập trung của lớp khán giả còn bận nhiều công việc. Và độ dài khiêm nhường như vậy buộc các nhà làm phim phải nâng cao nội dung cũng như đầu tư cho việc làm phim mạnh hơn, tốt hơn. Thống kê của các thị trường phim chiếu trên TV cho thấy, doanh thu quảng cáo của phim truyền hình hiện nay còn lớn hơn so với doanh thu phim chiếu rạp, kể cả những phim bom tấn. Điều đó cho thấy, khoảng cách giữa phim chiếu rạp và phim truyền hình ngày càng thu hẹp lại.
| Sự trở lại sau Covid-19 mang đầy khó khăn tới cho các rạp chiếu | |
Và điều quan trọng hơn cả, đó là việc các nhà sản xuất cũng như các nhà làm phim không còn cảm thấy “nhất bên trọng, nhất bên khinh” khi so sánh các thể loại phim như trước kia nữa. Công nghệ, rạp chiếu, nhu cầu khán giả v.v… tất cả tạo nên áp lực đối với những nhà làm phim hiện nay là phải tạo ra những sản phẩm tốt nhất. Xu hướng mới đòi hỏi các nhà làm phim cần có thái độ sáng tạo mạnh mẽ hơn, sâu sắc hơn. Thị trường làm phim ngày càng rộng mở và cũng ngày càng công bằng, minh bạch.
Công nghệ, rạp chiếu, nhu cầu khán giả v.v…tất cả tạo nên áp lực đối với những nhà làm phim hiện nay là phải tạo ra những sản phẩm tốt nhất. Xu hướng mới đòi hỏi các nhà làm phim cần có thái độ sáng tạo mạnh mẽ hơn, sâu sắc hơn. |
| CGV chính thức mở cửa trở lại 2 cụm rạp chiếu phim tại Hà Nội (TGĐA) - Từ ngày 17/6, CGV chính thức mở cửa hoạt động trở lại 2 ... |
| Loạt rạp phim Việt Nam cầu cứu thủ tướng trước nguy cơ phá sản (TGĐA) - Các rạp phim như CGV, BHD, Lotte, Galaxy cho biết đang đứng trước ... |
| Nước Nga mất 10% rạp chiếu phim sau Covid-19 (TGĐA) - Theo dự báo của Hiệp hội chủ sở hữu các rạp chiếu phim Nga, ... |