Tình dục trong điện ảnh dưới góc nhìn của xã hội học

(TGĐA) - Sự lan tràn của điện ảnh tình dục là không thể phủ nhận. Từ chỗ là một nền điện ảnh “trong sạch nhất thế giới”, điện ảnh Nga đến giờ đã đưa lên màn ảnh những cảnh khêu gợi, khơi dậy lên một vấn đề phức tạp khiến các nhà lý luận phê bình điện ảnh phải đau đầu trước thực tế: nên hay không nên bỏ qua thực trạng này.

tinh duc trong dien anh duoi goc nhin cua xa hoi hoc Tình dục - Ngọn nguồn đam mê và tội lỗi trong phim của đạo diễn Nagisa Oshima
tinh duc trong dien anh duoi goc nhin cua xa hoi hoc
Hình ảnh trong phim Nhật bản Vương quốc nhục cảm

Năm 1957, nhà lý luận người Pháp A. Baren đã viết: “Điện ảnh Xô-viết là nền điện ảnh trong sạch nhất thế giới”. Giờ đây đã chẳng thể nói như vậy về điện ảnh Nga. Hàng loạt các phim ra đời với những cái tên đầy gợi cảm Tay chơi, Người khổng lồ tí hon của tình dục… Cạnh đó là các phim nước ngoài Vương quốc nhục cảm, Kaligula, Emanuel… Về số lượng những cảnh dục tính được tung lên màn ảnh thì nước Nga hẳn là đứng hàng đầu trong số các cường quốc điện ảnh thế giới. Điện ảnh đề ra mục tiêu thỏa mãn cả các nhu cầu tình dục của khán giả. Theo số liệu nghiên cứu của Viện nghiên cứu nghệ thuật điện ảnh Nga (2001) thì trong 4 người có 1 người tới các rạp chiếu phim ở thủ đô trong độ tuổi từ 11-14 và từ 15-18 để xem các phim có những cảnh tình dục.

Quan điểm của các nhà phê bình điện ảnh cũng hết sức khác nhau. Một số chứng minh tính tự nhiên và thậm chí phải có những cảnh gợi tình trên màn ảnh, số khác đề cập tới những hậu quả khốc liệt và đòi những biện pháp ngăn chặn phù hợp.

Con đường tìm một tiếng nói chung của các phía rõ ràng là rất khó khăn. Đặc biệt nó đòi hỏi sự nghiên cứu nghiêm túc các vấn đề xã hội học và thực tiễn. Những cảnh gợi tình trên màn ảnh tác động ra sao tới khán giả? Những hậu quả tiêu cực nghiêm trọng tới mức nào? Liệu có cần phải có sự quản lý xã hội đặc biết không? Nếu có thì nó phải như thế nào?

Để nghiên cứu điều này chúng ta cùng tham khảo kinh nghiệm của các nước. Tình dục từ lâu đã xâm nhập vào điện ảnh phương Tây. Để xem hộ giải quyết vấn đề này ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu ba vấn đề: sự xuất hiện của kiểm soát xã hội dưới dạng kiểm duyệt, tác động của tình dục và một vài kết luận mang tính thực tiễn nghiên cứu.

Lịch sử của sự “xâm nhập”

Liệu có đúng đắn không khi đưa những chuyện bí mật của chốn phòng the ra để tất cả mọi người cùng chiêm ngưỡng. Không thể nói rằng về nguyên tắc tình dục bị cấm đưa lên màn ảnh. Nghệ thuật là tác phẩm của ba vấn đề khởi thủy mà toàn bộ loài người đã trải qua: đấu tranh sinh tồn, duy trì giống nòi (tình yêu), cái chết. Điện ảnh so với các loại hình nghệ thuật khác, đề cập tới tình dục nhiều hơn.

Trong số những nhà điện ảnh đầu tiên đã khiến công luận phải kinh động khi đưa ra những cảnh dục tính là đạo diễn người Đức R.Osvald. Như nhà nghiên cứu lịch sử điện ảnh J.Sadul nhận xét, các phim mà Osvald làm năm 1917-1919 đã cố gắng thể hiện khát vọng của nhân dân bị đàn áp bởi chiến tranh thế giới thứ nhất, muốn thỏa mãn các nhu cầu sinh tồn của mình. Nhà lý luận người Đức Z.Krakauer cho rằng, những phim đó “là những phim xoàng xĩnh dành cho những khán giả dễ dãi”, phần đông dư luận nước Đức bấy giờ không tỏ ra có những xáo động đặc biệt, chẳng hạn như xé màn ảnh trong các rạp, thu giữ các bản sao phim, biểu tình chống đối của thanh niên. Cuối cùng, phần lớn các nhà điện ảnh thông qua các biện pháp: mùa thu năm 1919 các hãng phim lớn thành lập kiểm duyệt tự nguyện. Mùa xuân năm 1921, chính phủ tiến hành kiểm duyệt.

Trên màn ảnh của các nước châu Âu khác thời đó hầu như chưa xuất hiện các cảnh gợi tình. Một trong những nguyên nhân là sự thống trị của điện ảnh Mỹ, một nền điện ảnh khi đó chịu sự kiểm soát đạo đức mạnh mẽ do tác động xã hội, nhà thờ, trường học, gia đình.

Điện ảnh Thụy Điển nổi lên như một hiện tượng đặc biệt. Việc sản xuất các phim tình dục ở đây không gặp phải sự phản đối mạnh mẽ. Trong thời gian dài, phim được phát hành trong phạm vi các nước Skandinavi. Vào đầu những năm 50 mới có sự đột phá, khi một loạt các phim tình dục sản xuất ở Thụy Điển được chiếu trên màn ảnh Mỹ và châu Âu, để lại nhiều bàn tán ầm ĩ.

Thành công của một số phim từ châu Âu đã cố gắng vượt qua sự cố thủ kiên cường của dư luận xã hội Mỹ vốn bảo vệ màn ảnh của mình không bị tình dục xâm nhập. Sự cố thủ đã bị phá vỡ. Kết quả là cuối cũng năm 50, hàng loạt phim tình dục đã được Hollywood tung ra. Những năm 60, việc sản xuất những phim này bị thua lỗ, vào đầu những năm 70 mới hồi phục lại.

Hiện tượng kiểm duyệt

tinh duc trong dien anh duoi goc nhin cua xa hoi hoc
Những cảnh tình cảm của Thang Duy và Lương Triều Vỹ trong Sắc giới đã làm nữ diễn viên "tan tành" sự nghiệp ở thị trường Trung Quốc

Điện ảnh tình dục ở phương Tây nhận được quyền công dân sau khi vượt qua được những phản kháng mạnh mẽ từ các thiết chế xã hội khác nhau – nhà thờ, phụ nữ, hội cha mẹ học sinh…xã hội mong muốn bảo vệ nhân dân khỏi sự “xâm thực của điện ảnh”. Ở Mỹ, sự công kích mạnh mẽ đầu tiên là từ phía chính quyền và nhà thờ. Điều đó diễn ra năm 1907 ở Chicago. Sau đó lan rộng ra nhiều thành phố khác. Điều thú vị ở đây là lực lượng thành công hơn cả trong việc công kích điện ảnh tình dục không phải chính quyền mà từ khán giả, từ các đại diện của tầng lớp trung lưu, những người đã lập ra ủy ban quốc gia “vì những bộ phim hay nhất” vào những năm 1917. Kết quả của hoạt động tích cực của các thành viên ủy ban là việc thực hiện quan điểm điện ảnh “phim gia đình”, truyền bá cho các giá trị của tầng lớp trung lưu và có tác dụng “đạo đức” tích cực tới công chúng lao động.

Năm 1930 lãnh đạo hiệp hội các nhà sản xuất và phát hành điện ảnh Mỹ (MPPOA) đã nâng quan điểm trên thành cơ sở cho “Bộ luật sản xuất”, xác định các chuẩn mực cho việc sản xuất phim. Mục đích của Bộ luật này là nhằm nâng cao trách nhiệm của ngành điện ảnh”… vì tiến bộ tinh thần và đạo đức, vì những hình ảnh tươi đẹp về đời sống hiện tại và về một tư duy trong sạch”. Một phần của Bộ luật nhằm nói về vấn đề tình dục với những đòi hỏi sau: “... sự thiêng liêng của đời sống vợ chồng và tổ ấm gia đình phải được bảo vệ bằng mọi cách. Những hình thức thấp hèn của quan hệ tình dục không được phép đưa lên màn ảnh cho đông đảo quần chúng thưởng thức và phổ biến rộng rãi:. Cấm đưa lên màn ảnh dưới góc độ tích cực hay trung tính sự phản bội đời sống vợ chồng, những nụ hôn kéo dài và say đắm, những cái ôm quá chặt, những cử chỉ điệu bộ gợi tình; sự khao khát dưới hình thức có thể gây ra cảm xúc thấp hèn. Cho phép biểu đạt gián tiếp sự hấp dẫn hoặc sự cưỡng bức chỉ trong trường hợp cốt truyện đòi hỏi. Loại trừ mọi ám ảnh chỉ tới tình dục lệch lạc, mọi hình thức quan hệ tình dục giữa người da đen và da trắng, cảnh những phụ nữ bán thân. Không được sử dụng trong tên phim những từ ngữ chỉ dâm ô, phi đạo đức…

Trước những năm 40, các nhà sản xuất đều ít nhiều tuân thủ theo Bộ luật. Nhưng sau đó lãnh đạo của MPPDA thay đổi về nhân sự và tình hình lập tức thay đổi. Các quy định của Bộ luật dần dần mất tình phán quyết. Tới giữa những năm 60, người ta hầu như đã quên mất Bộ luật nói những gì. Tình hình được chấn chỉnh hơn vào năm 1966 khi MPAA (hiệp hội Điện ảnh Mỹ, thay thế cho MPPDA) quyết định thực hiện quản lý xã hội trong lĩnh vực phổ biến phim ảnh, xác định hai phạm trù “Dành cho tất cả mọi người” và “Cấm người vị thành niên”. Nhưng các tiêu chí để xếp phim vào phạm vi này hay phạm vi kia không được xác định, do đó những chuẩn mực trên hầu như chẳng có ích lợi thực tiễn.

Vào cuối năm 1968, MPAA, Hiệp hội những nhà quản lý rạp chiếu phim toàn quốc và Liên hiệp những nhà quản lý rạp chiếu phim toàn quốc và Liên hiệp quốc tế các nhà nhập khẩu và phát hành phim đã đề ra những phạm trù mới. Thoạt tiên có bốn phạm trù: G – dành cho mọi khán giả; M – dành cho người lớn và thanh niên; R – chỉ cho trẻ em dưới 16 tuổi đi kèm bố mẹ hoặc người lớn; X – cấm trẻ em dưới 16 tuổi.

Năm 1970 phạm trù M chuyển thành “GR” – dành cho mọi khán giả; khuyến nghị trẻ em dưới 16 tuổi đi kèm bố mẹ. Lứa tuổi cho phạm trù “R” và “X” nâng lên đến 17-18 tuổi. Năm 1984 đưa ra phạm trù mới “GR-13” – chỉ cho phép trẻ em dưới 13 tuổi đi kèm bố mẹ.

Việc phân chia phạm trù như vậy được gọi là “đánh giá”. Trên thực tế công việc được tiến hành như sau: Bảy thành viên thường trực của “Ban chủ đạo bộ luật và đánh giá” nghiên cứu kịch bản và phim đã dựng trên cơ sở tiêu chí chính – mức độ phù hợp của nội dung với thanh thiếu niên – xếp nó vào phạm trù này hay phạm trù khác. Không một nhà sản xuất, phát hành phim hay nhà quản lý rạp nào được phép đưa kịch bản dựng phim hay công chiếu phim nếu phim đó chưa qua khâu xét duyệt để được xếp vào một trong năm phạm trù trên. Phần lớn các phim gợi tình được xếp vào phạm trù “X” và “R”.

Hình thức mới của cách kiểm duyệt này có những đặc điểm riêng. Thứ nhất, sự kiểm soát nội dung phim được xác định đồng đều trên các lĩnh vực sản xuất và phát hành. Thứ hai, các nhà sản xuất và phát hành chuyển phần lớn trách nhiệm về tác động của phim cho gia đình. Bởi vì việc phân loại chỉ giúp thông báo cho các bậc phụ huynh về việc phim có phù hợp với con cái họ hay không.

Hoạt động của phim tình dục còn được quản lý ở chỗ chỉ có một số rạp đặc biệt mới được trình chiếu những phim này, đó là những rạp ở cách xa trung tâm thành phố. Ở các thành phố lớn, những rạp chiếu phim khiêu dâm, các cửa hàng tình dục, các hộp đêm đều tập trung ở khu vực riêng biệt. Chính quyền theo dõi để hoạt động của những cơ sở này không lan ra đường phố, không thu hút sự chú ý của người qua đường.

Có điều là những biện pháp quản lý xã hội trên được thực hiện thiếu sự nghiên cứu về những tác động của tình dục. Mặc dù công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề này đã được thực hiện.

Tác động của tình dục

tinh duc trong dien anh duoi goc nhin cua xa hoi hoc
The Piano Teacher - Walter làm xáo trộn cuộc đời Erika - một người đàn bà mắc bệnh tâm lý và không thể quan hệ tình dục bình thường.

Năm 1968, “Ủy ban về phim khiêu dâm và dung tục” trực thuộc Tổng thống Mỹ được thành lập. Nhiệm vụ của nó là tổ chức và cấp kinh phí cho các nghiên cứu về tác động của phim khiêu dâm. Vào cuối những năm 70 ở Mỹ và châu Âu đã tiến hành một loạt các nghiên cứu, trong đó áp dụng các phương pháp điều tra và thực nghiệm. Đối tượng nghiên cứu được lựa chọn từ các tội phạm trong hành vi tình dục, các sinh viên và ít hơn – các cặp vợ chồng. Kết quả thu được đã được các nhà khoa học Mỹ D.T. Lauri và D.E.Tau-el tổng hợp và công bố.

Nghiên cứu khoa học nghiêm túc đầu tiên về tác động của tình dục được Viện nghiên cứu các vấn đề tình dục mang tên Kinri của Mỹ tiến hành vào năm 1965. Các nhà nghiên cứu cố gắng xác định sự khác nhau giữa những phạm vi và không phạm luật trong hành vi tình dục của bản thân dựa vào các thông số như địa vị xã hội, “lịch sử tình dục”. Những người đi phỏng vấn đặt câu hỏi cho các tội phạm về việc làm quen với phim ảnh khiêu dâm. Trên thực tế, các tội phạm và các đối tượng bình thường khác tiếp xúc với phim khiêu dâm ở mức độ như nhau. Ngoài ra, kết luận cuối cùng cho thấy các tội phạm không có sự thích thú đặc biệt với phim khiêu dâm. Nhiều năm sau đó các thành viên Ủy ban vẫn còn nghi ngờ kết luận trên, bởi vì hai cuộc khảo sát trên không nói về địa vị xã hội của những người được hỏi. Năm 1971, Ủy ban lại đặt hàng một số nghiên cứu tương tự. Hai trong số đó thu được kết quả trái ngược nhau. Trường hợp đầu khẳng định rằng phim khiêu dâm không dẫn tới hành vi phạm tội bởi vì các tội phạm đều ít tiếp xúc với phim khiêu dâm. Trường hợp thứ hai cho rằng các tội phạm tình dục xem phim khiêu dâm từ khi còn ít tuổi hơn so với những người bình thường và thường xuyên hơn. Tuy nhiên những kết luận này đều không được mọi người nhìn nhận một cách nghiêm túc, bởi vì cả hai đều không nghiên cứu mối quan hệ giữa các thể loại phim khiêu dâm mà các tội phạm thích hơn cả với các tội của chúng.

Theo ý kiến của các nhà khoa học thì số liệu đáng tin cậy hơn cả là từ thống kê của cảnh sát. Đan Mạch thực hiện nghiên cứu kiểu như vậy, bởi vì từ 1965 đến 1969 nước này hủy bỏ mọi hạn chế pháp lý đối với việc sản xuất và phổ biến phim khiêu dâm. Kết quả là trong thời gian đó số lượng tội phạm tình dục giảm. Tuy nhiên chỉ đề cập tới các tội phạm không đáng kể - như thô bạo với phụ nữ hoặc phô bày bộ phận sinh dục.

Ngược lại, tội phạm cưỡng dâm tăng lên. Ngoài ra, việc số lượng tội phạm giảm đi phần nào là do cảnh sát và dư luận xã hội nhân nhượng với thị trường đầy rẫy phim tình dục. Nghiên cứu kết luận của các nghiên cứu trên, thành viên của Ủy ban đưa ra kết luận: việc tự do đến với phim tình dục làm giảm tội phạm tình dục và không làm tăng nhu cầu về các hình thức lệch lạc của hành vi tình dục.

Những nghiên cứu tình dục trên cũng khẳng định điều này. Sau khi xem phim khiêu dâm, phần lớn các đối tượng nghiên cứu, như sinh viên chẳng hạn, không thấy có biểu hiện lệch lác trong hành vi tình dục. Có hai nghiên cứu còn nghi nhận tác động tích cực của tình dục.

Các nhà nghiên cứu quan tâm đặc biệt tới thái độ của các đối tượng đối với việc kiểm duyệt. Sau khi xem phim, các sinh viên ủng hộ việc xóa bỏ mọi hình thức kiểm duyệt. Còn phụ nữ - đại diễn cho tầng lớp trung lưu, kết hôn trên 10 năm và thường xem phim khiêu dâm thì ủng hộ việc giảm kiểm duyệt.

Các nhà khoa học nhận định rằng, cùng với thời gian, khi việc xem phim tình dục đã trở nên bão hòa thì sự thích thú với nó cũng giảm. Đồng thời, việc nghiên cứu hành vi của khách hàng các cửa hàng tình dục và những người thường xuyên tới rạp xem phim khiêu dâm cho thấy: một người khi đã chán kiểu tình dục này, có thể tăng độ thích thú với kiểu khác.

Tóm lại, các nhà nghiên cứu nhận thấy sự bất ổn của tác động tích cực cũng như tiêu cực của phim tình dục. Một số người cho rằng những người không thỏa mãn với đồng sống tình dục thường tìm đến với các sản phẩm khiêu dâm. Tuy nghiên các nhà nghiên cứu không nhận thấy mối quan hệ mật thiết giữa hai điểm trên.

Mặc dù có những giá trị thực tiễn và nhận thức nhưng các nghiên cứu trên vẫn có những điểm yếu chung. Tác động của tình dục được nhìn từ một phía – như một phản ứng đơn giản của các đối tượng nghiên cứu với tác động bên ngoài. Các nhà phê bình tập trung vào đặc điểm tâm lý các thể của các đối tượng, những tưởng tượng tình dục và kiểu hành vi tình dục của họ.

tinh duc trong dien anh duoi goc nhin cua xa hoi hoc
Phim Người tình có nhiều cảnh nóng táo bạo giữa Jane March và Lương Gia Huy

Những đặc điểm tâm lý cá thể được chia làm hai nhóm chính: Bệnh lý nhân cách và thần kinh bất ổn, hướng nội và hướng ngoại. Những người thích các sản phẩm khiêu dâm thể hiện bệnh lý nhân cách và thần kinh bất ổn. Ngoài ra những người bị bệnh lý nhân cách thường chịu tác động tiêu cực của phim khiêu dâm: làm tăng sự phấn khích đối với bạn tình. Những người bị bệnh lý nhân cách và thần kinh bất ổn đòi hỏi xóa bỏ mọi hạn chế trong sản xuất và phổ biến sản phẩm tình dục.

Những người hướng nội ủng hộ việc thể hiện các hình thức truyền thống của quan hệ tình dục trên phim, chỉ có quan hệ giữa vợ và chồng. Những người hướng ngoại tán thành mọi thể hiện về tình dục được pháp luật cho phép. Họ thể hiện thái độ nhân nhượng với những cảnh khiêu dâm trên phim. Họ thường là những người đã bão hòa với phim tình dục.

Các thực nghiệm cho thấy rằng những phim mô tả tình dục hiều mập mờ, ám chỉ tới tình dục lại có ảnh hưởng lớn hơn tới người xem. Theo ý kiến của các nhà nghiên cứu thì vấn đề là ở chỗ người xem thường “bổ sung” bằng sự tưởng tượng của họ. Từ đó đi đến kết luận: Những cảnh phơi bày công khai lại không phải là “kẻ thù” nguy hiểm nhất đối với khán giả.

Tóm lại các nhà nghiên cứu kết luận: tình dục không gây tác động trực tiếp tới các đối tượng tham gia thực nghiệm. Tác động thường xuất hiện thông qua các kiểu hành vi tình dực quen thuộc của họ. Tình dục chỉ kích hoạt những thói quen này.

Dựa vào các kết quả nghiên cứu xin đưa ra các đề nghị sau:

1- Tác phẩm tình dục cần được đánh giá, xuất phát từ bối cảnh. Nếu bối cảnh của phim mang tính thuần túy tình dục, xúc phạm tới người phụ nữ, coi phụ nữ như món đồ chơi để thỏa mãn tình dục của đàn ông, kích thích thú tình thì được các nhà nghiên cứu gọi là “kích thích bạo lực”. Nếu trong phim có những cảnh gợi tình phá vỡ tổng thể nghệ thuật của phim, làm giảm tác dụng thẩm mỹ thì nên cắt bỏ chúng, hoặc cấm trình chiếu những phim này. Điện ảnh có thể thể hiện các hình thức khác nhau của quan hệ tình dục ngoài những hình thức lệch lạc và quá khích.

2- Cần có những tiêu chí kiểm duyệt chính xác khách quan có thông báo trước. Các nhà nghiên cứ đề nghị đưa ra thang bậc 15 điểm để đánh giá “mức độ” của phim tình dục. Đánh giá được thực hiện theo 16 thông số. 0 điểm ứng với thông số thứ nhất – phim không có cảnh gợi tình, 3 điểm – thông số thứ hai – phim có cảnh hôn nhau kéo dài một chút, phương pháp này không quan tâm đến ý tưởng, giá trị nghệ thuật của bộ phim. Lý do là ở chỗ, người ta thường đưa ra những “sản phẩm” kém chất lượng dưới vỏ bọc “ý đồ tác giả” hoặc “tính nghệ thuật”.

3- Tiếp tục khẳng định các giá trị truyền thống. Có hai nguyên nhân – Thứ nhất, những người phản đối hệ thống các giá trị này chưa đưa ra được cái gì khác để thay thế. Thứ hai, hiện vẫn chưa thể làm giảm sự cuốn hút của tình dục bằng những cấm đoán trực tiếp.

4- Hạn chế việc phổ biến những sản phẩm độc hại cho đông đảo dân chúng.

Trên đây là một lịch sử tóm lược thái độ của điện ảnh phương Tây đối với tình dục, thực tiễn của kiểm soát mang tính xã hội dưới hình thức tự kiểm duyệt trong ngành điện ảnh và kiểm duyệt mang tính đạo đức từ phía các thiết chế xã hội, những nỗ lực của khoa học nhằm nghiên cứu tác động của tình dục tới công chúng và việc đưa ra các đề nghi mang tính thực tiễn.

tinh duc trong dien anh duoi goc nhin cua xa hoi hoc Tình dục - Ngọn nguồn đam mê và tội lỗi trong phim của đạo diễn Nagisa Oshima

(TGĐA) - Đạo diễn Nagisa Oshima được biết đến như một đạo diễn nổi danh ...

Xuân Hạ dịch

theo Tạp chí xã hội học Nga