T.S Ngô Phương Lan: Ninh Bình hội tụ các điều kiện về văn hóa, tự nhiên để làm phim và xây dựng phim trường trong tương lai, nhất là phim trường

(TGĐA) - Ngày 27/7, tại trụ sở UBND tỉnh, đồng chí Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hội nghị làm việc với Đoàn công tác của Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam.

Tiến sĩ Ngô Phương Lan – Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến Phát triển Điện ảnh Việt Nam: Hiệp hội đã trải qua ‘muôn vàn khó khăn’ Tiến sĩ Ngô Phương Lan – Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến Phát triển Điện ảnh Việt Nam: Hiệp hội đã trải qua ‘muôn vàn khó khăn’
Cuộc thi 'Tôi yêu Việt Nam' công bố top 10 clips xuất sắc nhất bước vào vòng chung khảo Cuộc thi 'Tôi yêu Việt Nam' công bố top 10 clips xuất sắc nhất bước vào vòng chung khảo

Dự hội nghị, về phía tỉnh Ninh Bình có sự tham dự của ông Mai Văn Tuất, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Tống Quang Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường…

Về phía Hiệp hội xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam có sự tham dự T.S Ngô Phương Lan - Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam, bà Lý Phương Dung - Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh - Thành viên Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam, ông Đinh Trọng Tuấn - Nguyên Tổng Biên tập tạp chí Thế giới Điện ảnh - Thành viên Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam cùng các thành viên của Hiệp hội.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đoàn Minh Huấn bày tỏ vui mừng khi đón đoàn công tác của Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam về thăm, khảo sát địa bàn, tư vấn, hỗ trợ tỉnh xây dựng công nghiệp Điện ảnh.

T.S Ngô Phương Lan: Ninh Bình hội tụ đầy đủ các điều kiện về văn hóa, tự nhiên để làm phim và xây dựng phim trường trong tương lai, nhất là phim trườn

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: Trong Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định rõ việc phát triển công nghiệp văn hóa, du lịch là mũi nhọn. Mục tiêu đến năm 2035 đưa tỉnh Ninh Bình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng "Đô thị di sản thiên niên kỷ", thành phố sáng tạo. Đồng thời khẳng định: Tỉnh Ninh Bình có điều kiện tự nhiên và tài nguyên lịch sử, văn hóa phong phú như Cố đô Hoa Lư, Quần thể Danh thắng Tràng An, đó là tiền đề để phát triển công nghiệp văn hóa, trong đó có công nghiệp điện ảnh.

Thông qua hội nghị, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy mong muốn trong thời gian tới, Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam tích cực hỗ trợ tỉnh trong việc quảng bá, chia sẻ thông tin, nhu cầu của Ninh Bình về phát triển công nghiệp văn hóa, trong đó có làm phim điện ảnh. Bên cạnh đó, tư vấn, hỗ trợ, trao đổi, làm rõ những vấn đề cần đặt ra để giúp tỉnh có thể phát triển công nghiệp điện ảnh. Đồng chí cũng khẳng định tỉnh Ninh Bình luôn sẵn sàng tạo mọi điều kiện về cơ chế, chính sách để hỗ trợ các nhà đầu tư phát triển công nghiệp điện ảnh…

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Tống Quang Thìn đã thông tin khái quát về vị trí địa lý, lịch sử, văn hóa, những kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội… của tỉnh. Trong Quy hoạch tỉnh cũng xác định lấy du lịch, công nghiệp văn hóa là mũi nhọn, công nghiệp là động lực, nông nghiệp là trụ đỡ; đây là tầm nhìn mang tính chiến lược của tỉnh. Định hướng phát triển công nghiệp văn hóa của tỉnh đã xác định 10 nội dung cốt lõi, trong đó có phim trường và điện ảnh.

Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh nhấn mạnh: Vùng đất Cố đô Hoa Lư có bề dày lịch sử với rất nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, các làng nghề, đặc biệt là hệ thống các di tích lịch sử xuyên suốt theo chiều dài lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc. Đây sẽ là chất liệu quan trọng để xây dựng các tác phẩm điện ảnh, nhất là loại hình phim cổ trang. Các chất liệu đó cũng đã tạo cảm hứng cho các đoàn làm phim thực hiện nhiều cảnh quay trong nhiều bộ phim nổi tiếng như: Thiên mệnh anh hùng, Tấm Cám, Kong (Đảo đầu lâu)…

Trên cơ sở những nền tảng đã có, Ninh Bình mong muốn Hiệp hội tư vấn, định hình hướng đi cụ thể, hỗ trợ, xúc tiến để xây dựng phim trường và các bộ phim. Tỉnh sẵn sàng xây dựng cơ chế, chính sách để tạo môi trường đầu tư thuận lợi nhất thu hút các nhà làm phim đến với Ninh Bình, nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa, trong đó có công nghiệp điện ảnh. Việc phát triển công nghiệp văn hóa, trong đó có điện ảnh không chỉ có ý nghĩa với tỉnh Ninh Bình mà còn có ý nghĩa mang tầm quốc gia.

Tại hội nghị, Tiến sỹ Ngô Phương Lan, Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam bày tỏ ấn tượng với sự quyết tâm cũng như chiến lược của tỉnh trong xây dựng công nghiệp văn hóa, trong đó có công nghiệp điện ảnh.

Tiến sỹ Ngô Phương Lan chia sẻ: Ninh Bình hội tụ đầy đủ các điều kiện về văn hóa, tự nhiên để làm phim và xây dựng phim trường trong tương lai, nhất là phim trường mang tính cổ trang.

Đối với vấn đề sản xuất phim để phát triển du lịch, Tiến sỹ Ngô Phương Lan cho rằng tỉnh cần cân nhắc, tính toán kỹ, bởi phải tìm tòi, đầu tư để có được những kịch bản tốt, xây dựng được những bộ phim thành công, có sức lan tỏa thì mới thành công trong việc thu hút, quảng bá du lịch. Cần nghiên cứu tính khả thi để tập trung đầu tư các phim có trọng điểm, theo chiều sâu mới có thể thành công. Mặt khác nên triển khai tổ chức sự kiện chuyên đề về các bộ phim quay tại Ninh Bình để kích hoạt bước đầu, tạo tiền đề để xây dựng, sản xuất phim trong thời gian tới.

Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam cũng gợi mở việc ký kết biên bản hợp tác để có sự phối hợp chặt chẽ, cụ thể giữa tỉnh với Hiệp hội. Trên cơ sở đó, 2 bên sẽ đồng hành để quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh đến các nhà làm phim…

T.S Ngô Phương Lan: Ninh Bình hội tụ đầy đủ các điều kiện về văn hóa, tự nhiên để làm phim và xây dựng phim trường trong tương lai, nhất là phim trườn

Với tinh thần thẳng thắn, cởi mở, các đại biểu đã tư vấn, trao đổi, gợi mở nhiều nội dung để Ninh Bình định hình những vấn đề cần quan tâm trong xây dựng công nghiệp văn hóa, công nghiệp điện ảnh. Các đại biểu đặc biệt lưu ý đến việc làm thế nào để Ninh Bình có thể xây dựng được cơ chế, chính sách cụ thể, vị thế cạnh tranh trong ngành công nghiệp điện ảnh, xây dựng phim trường, nhất là những vấn đề về nguồn nhân lực, các hoạt động dịch vụ trong ngành công nghiệp điện ảnh. Ngoài ra cần quan tâm đến những hỗ trợ cụ thể về thủ tục hành chính, đi đôi với xây dựng Đề án phát triển công nghiệp điện ảnh của tỉnh trong thời gian tới.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Mai Văn Tuất, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cho biết: Đây là lần đầu tiên tỉnh có buổi làm việc, tham vấn các chuyên gia về xây dựng công nghiệp điện ảnh. Chính vì vậy, buổi làm việc có ý nghĩa rất quan trọng, các ý kiến trao đổi của Hiệp hội gợi mở rất nhiều vấn đề cho Ninh Bình trong việc phát triển công nghiệp văn hóa, đặc biệt là công nghiệp điện ảnh. Trên cơ sở lắng nghe các ý kiến tham vấn từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực điện ảnh, tỉnh Ninh Bình sẽ tính toán, cân nhắc xây dựng nội dung cụ thể về phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp điện ảnh, về xây dựng phim trường trong văn kiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ sắp tới.

Đồng chí cũng khẳng định: Trong quyết nghị của HĐND tỉnh tới đây sẽ quan tâm hơn tới nội dung này trên cơ sở tờ trình, đề án của UBND tỉnh về phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp điện ảnh. Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cũng lưu ý tới vấn đề bố trí nguồn lực, đặc biệt là sự chỉ đạo đồng bộ, quyết tâm của cả hệ thống chính trị để triển khai thực hiện.

T.S Ngô Phương Lan: Ninh Bình hội tụ đầy đủ các điều kiện về văn hóa, tự nhiên để làm phim và xây dựng phim trường trong tương lai, nhất là phim trườn

Tại hội nghị, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đoàn Minh Huấn thống nhất quan điểm: Việc phát triển công nghiệp văn hóa, trong đó có công nghiệp điện ảnh không được tách rời phương châm coi trọng cả về nghệ thuật, giải trí và thương mại. Ninh Bình xác định phát triển công nghiệp văn hóa, giải trí cùng với du lịch, muốn vậy phải thống nhất về nhận thức trong hệ thống chính trị. Từ đó địa phương sẽ phải tính toán câu chuyện về cơ chế, chính sách, bố trí nguồn lực; phải có cơ chế thuận lợi, có đủ nguồn lực để công nghiệp văn hóa phát triển, thúc đẩy công nghiệp điện ảnh phát triển.

Đồng chí cũng nêu rõ, mong muốn lớn nhưng nguồn lực có hạn, do vậy tỉnh sẽ cân nhắc việc lựa chọn một số điểm để khởi động như xây dựng đề án phát triển công nghiệp văn hóa, xây dựng phim trường, công nghiệp điện ảnh. Sẽ xây dựng nghị quyết riêng làm căn cứ để thúc đẩy hoạt động này. Tỉnh sẽ xúc tiến việc ký kết hợp tác với Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam, có lộ trình cụ thể, đầu việc cần làm, trên cơ sở đánh giá của hai bên. Ngoài ra, tỉnh sẽ tổ chức Hội nghị thông tin liên ngành làm cơ sở cho việc phục dựng, xây dựng các phim trường.

Qua buổi làm việc, tỉnh mong muốn Hiệp hội hỗ trợ, đồng hành, tư vấn giúp tỉnh thực hiện thành công các hoạt động liên quan đến công nghiệp điện ảnh.

Tiến sĩ Ngô Phương Lan – Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến Phát triển Điện ảnh Việt Nam: Hiệp hội đã trải qua ‘muôn vàn khó khăn’ Tiến sĩ Ngô Phương Lan – Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến Phát triển Điện ảnh Việt Nam: Hiệp hội đã trải qua ‘muôn vàn khó khăn’
Cuộc thi 'Tôi yêu Việt Nam' công bố top 10 clips xuất sắc nhất bước vào vòng chung khảo Cuộc thi 'Tôi yêu Việt Nam' công bố top 10 clips xuất sắc nhất bước vào vòng chung khảo

P.V