Vĩnh biệt đạo diễn An Như Sơn: Người chiến sĩ - nghệ sĩ kiên cường…

(TGĐA) - Đạo diễn An Như Sơn tức An Sơn, bí danh Thép Hồng, sinh ngày 6/1/1931 tại Gia Định - Sài Gòn đã từ trần lúc 11h53 ngày 17/12/2017 tại nhà riêng sau căn bệnh hiểm nghèo, hưởng thọ 86 tuổi.

vinh biet dao dien an nhu son nguoi chien si nghe si kien cuong Điện ảnh Cách mạng Bưng Biền - Nam bộ: 70 năm một chặng đường
vinh biet dao dien an nhu son nguoi chien si nghe si kien cuong Những phim Việt từng được các LHP Châu Á vinh danh
vinh biet dao dien an nhu son nguoi chien si nghe si kien cuong Hội điện ảnh TP. HCM kỷ niệm 63 năm ngày Điện ảnh Cách mạng Việt Nam
vinh biet dao dien an nhu son nguoi chien si nghe si kien cuong 60 năm điện ảnh Cách mạng Việt Nam: Tri ân và về nguồn

65 năm tham gia Cách mạng, trong đó 21 năm kháng chiến, 42 năm lao động sáng tạo, đạo diễn An Như Sơn đã quay và đạo diễn nhiều bộ phim tài liệu quý giá đạt giải thưởng cao trong nước và quốc tế. Có những thước phim còn loang máu và mồ hôi.

Từng có mặt nơi bom rền, đạn nổ, còn có mảnh pháo đang ghim trong da thịt. Vậy mà cho đến cái tuổi hơn “bát thập cổ lai hy” ông vẫn là một nghệ sĩ đơn thuần, mộc mạc, không hề nhận được danh hiệu nghệ thuật cao quý NSND như những đồng nghiệp cùng thời. Song không phải vì thế mà ông bi quan, oán trách. Một chân dung cuộc đời luôn tỏa sáng đúng như tên gọi cha mẹ đặt cho An Như Sơn cùng nghệ danh nhà báo lừng lẫy một thời - Thép Hồng.

vinh biet dao dien an nhu son nguoi chien si nghe si kien cuong
Cố đạo diễn An Như Sơn

Đạo diễn An Sơn tham gia Cách mạng năm 1945 trong đội Thanh Niên Tiền Phong rồi tham gia bộ đội trinh sát đặc công Vệ Quốc Đoàn. Năm 1948 ông chuyển sang công tác ở Tổ Nhiếp Điện Ảnh Khu 8, Bưng Biền Đồng Tháp Mười. Ông An Sơn tham gia tổ quay mỹ công kỹ xảo phim nhựa 16 ly cùng các ông Lý Cương, Nguyễn Đảnh trong phim Chiến trận Mộc Hóa, bộ phim tài liệu Cách mạng đầu tiên của Điện ảnh Cách mạng Nam bộ.

Năm 1954, ông An Sơn tập kết ra miền Bắc và công tác tại Hãng phim Thời sự Tài liệu & Khoa học Trung ương; ông lại cùng Nguyễn Hiền, Trần Nhu, Nguyễn Đảnh, Lý Cương, Hồ Văn Tây tiếp tục làm nhiệm vụ quay phim, đạo diễn phim tài liệu. Đạo diễn An Như Sơn đã gắn bó với vai trò, nhiệm vụ quay phim rồi đạo diễn phim tài liệu suốt cuộc đời lâu dài trong hoạt động nghệ thuật điện ảnh và truyền hình Cách mạng 70 năm qua.

Thời gian sống và công tác ở thủ đô Hà Nội, như bao đồng nghiệp, đồng chí điện ảnh miền Nam tập kết ra miền Bắc, nhà quay phim - đạo diễn An Như Sơn thực hiện khá nhiều bộ phim thời sự tài liệu đáng nhớ, nhiều phim đoạt được giải thưởng Bông sen vàng, Bông sen bạc như các phim: Chống hạn, Diệt dốt, Như đón cả 14 triệu đồng bào miền Nam anh hùng...

Đặc biệt, ông là quay phim chính, đạo diễn bộ phim Bác Hồ dẫn đầu đoàn Đảng, Chánh phủ nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đi thăm 11 nước Xã Hội Chủ nghĩa anh em, phim Bác Hồ về thăm các địa phương, nhân dân, trong đó có chuyến về thăm quê hương Nghệ An.

vinh biet dao dien an nhu son nguoi chien si nghe si kien cuong

Ông An Sơn từng kể lại: ''Có đi ra nước ngoài với Bác Hồ tôi mới thấy vai trò, hình ảnh lớn lao nhưng cũng rất giản dị của Bác Hồ vĩ đại với Chính phủ và nhân dân quốc tế. Tôi xúc động nhất khi thấy Bác Hồ luôn sống thân tình với anh em nghệ sỹ điện ảnh, phóng viên trong đoàn cùng đi với mình, đồng thời thấu hiểu tình cảm thương yêu của Bác với đồng bào miền Nam ruột thịt đang đi trước về sau.

Khi biết tôi là người Sài Gòn, Người thường gọi tôi đến bên cạnh trò chuyện thân tình, hỏi han về tình hình miền Nam chiến đấu trong những tháng năm kháng chiến chống Pháp, hỏi thăm về gia đình tôi. Nhiều lúc tôi thấy mắt Bác Hồ rưng rưng xúc động khi nghe tôi kể chuyện miền Nam.

Tôi còn được đi theo Bác Hồ khi trong các chuyến vi hành về thăm quê, thăm các tỉnh thành, gặp gỡ đồng bào miền Bắc. Bác Hồ không thích lễ nghi trang trọng. Nhiều lúc tôi thấy Người thường bí mật không thông báo trước nơi vi hành nhưng nhân dân, đồng bào địa phương vẫn kéo nhau đông đảo, rần rộ nghinh đón Bác Hồ.

Bác Hồ kính yêu của chúng ta luôn sống trong lòng dân tộc Việt Nam. Đó là bài học lớn của tôi trong những năm sau này khi tôi hồi kết trở về Nam tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Hãy sống trong dân, làm theo ý dân".

vinh biet dao dien an nhu son nguoi chien si nghe si kien cuong

Năm 1964, đạo diễn An Như Sơn vượt Trường Sơn vào miền Nam chiến đấu, tiếp tục chặng hành trình lần thứ hai của Tổ Điện ảnh khu 8 cùng các đạo diễn Mai Lộc, Vũ Sơn. Những thước phim của An Sơn, Hồng Sến, Phạm Khắc ở Xưởng phim Giải Phóng R trở thành những hình ảnh quý giá về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mà ta thấy trong hầu hết các bộ phim tài liệu trong kháng chiến chống Mỹ và sau này, trong thời bình.

Tại Xưởng phim Giải Phóng R, ông An Sơn lại tiếp tục làm đạo diễn phim tài liệu. Những thước phim được chắt chiu từng hình ảnh, mẫu mực về nghệ thuật trong các phim Đồng Xoài rực lửa, Chiến thắng Tây Ninh, Theo bước chân người giao liên trở thành những hình ảnh nổi tiếng của Điện ảnh Giải Phóng ở trong và ngoài nước...

Ông là nghệ sỹ điện ảnh năng động, không thích làm lãnh đạo hay quản lý nghệ thuật, mà luôn thích xông xáo ở tuyến đầu, trong các chiến dịch lớn ở các mặt trận chiến trường miền Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, vùng ven Sài Gòn trong Tổng tiến công & nổi dậy Tết Mậu Thân, đặc biệt là trong chiến dịch Hồ Chí Minh, đại thắng mùa Xuân năm 1975.

Thế nhưng, khi về Sài Gòn - TP.HCM trong những năm hòa bình, ông buộc lòng nhận lãnh nhiệm vụ Trưởng phòng phim Truyện ở Đài Truyền hình TP rồi làm phó chi nhánh trung tâm nghe nhìn TP.HCM. Ông đã lãnh đạo thực hiện một số phim nổi tiếng: Bên lề ngày 30/4, Cô Nhíp, Chiều sâu lòng đất... Ông làm biên kịch và đạo diễn một số phim tài liệu: Bàn tay diệu kỳ, Tín hiệu mùa xuân, Cảng Sài Gòn

vinh biet dao dien an nhu son nguoi chien si nghe si kien cuong

Khi tuổi đã cao, đạo diễn An Như Sơn thích sinh hoạt trong Hội Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh. Ông không hề vắng mặt trong các cuộc họp mặt của Hội Điện ảnh TP, những buổi gặp gỡ những đồng chí, đồng đội ở Điện ảnh kháng chiến Bưng Biền Nam Bộ như Khương Mễ, Mai Lộc, Cố Hỷ, Trần Nhu, Hồ Văn Tây, Nguyễn Đảnh.

Ông luôn sống chan hòa, thân tình, chia sẻ với bạn bè, đồng đội; hết lòng góp ý, truyền nghề cho các thế hệ đàn em với tinh thần lạc quan, yêu nghề hết mức của một trong những nhà điện ảnh Cách mạng tiên phong.

Lòng yêu nước, tình yêu nghệ thuật cùng những chiến công vang dội của ông đã góp phần thêu dệt lên những trang lịch sử oai hùng của dân tộc. Cũng Huân chương kháng chiến hạng nhất, Huân chương Quyết thắng hạng nhất, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng, Kỷ niệm chương Chiến sĩ Cách mạng bị địch bắt tù đày và được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật... Nhưng cuộc sống, con người của ông thật bình lặng, thanh cao. Ông luôn sống với những kí ức hào hùng và nhất là những năm tháng được ở bên Hồ Chủ Tịch.

vinh biet dao dien an nhu son nguoi chien si nghe si kien cuong

Xin vĩnh biệt nhà điện ảnh Cách mạng tiên phong - Mùa thu tháng tám kiên cường và thật trọn nghĩa tình nhân ái.

Bà Dương Cẩm Thúy, Phó chủ tịch Hội ĐAVN - Chủ tịch Hội Điện ảnh TP.HCM xúc động chia sẻ: "Có lẽ tôi là một trong những người hay gặp chú An Sơn, bởi nhiều lẽ: chú là đồng đội của người chú ruột của tôi mà tôi không được biết mặt ở điện ảnh Khu 8. Chú tôi hy sinh khi tôi chưa ra đời. Chú An Sơn hay kể về điện ảnh Bưng biền ở khu 8 cho tôi nghe cùng chuyện của chú tôi. Tôi cũng hay phỏng vấn chú khi làm phim… Và những năm sau này, chú rất gắn bó với Hội Điện ảnh TP.HCM.

Chú cháu hay cùng nhau hàn huyên, chuyện trò. Rồi cùng đi về Mộc Hóa, thăm lại nơi từng là căn cứ của Điện ảnh Bưng Biền Khu 8.

Mỗi dịp Lễ Tết, chú đều qua Hội chơi, ăn cơm với văn phòng Hội hoặc đãi văn phòng Hội đi ăn ở nhà hàng. Lâu lâu, chú gọi điện thoại để thăm hỏi văn phòng Hội, hỏi Hội có chuyện gì mới kể chú nghe. Chú cũng góp ý cho tôi một số điều để lãnh đạo Hội cho tốt. Chú coi con gái tôi như cháu ngoại của mình.

Kể cho chúng tôi nghe về cuộc đời của mình, chú An Sơn bao giờ cũng nhắc đến thời gian mà chú cho là hạnh phúc nhất trong cuộc đời làm điện ảnh là 3 tháng chú được cử cùng ông Phan Trọng Quỳ theo quay phim Bác Hồ lúc Người đi thăm 11 nước trên thế giới. Chú kể tôi nghe nhiều chuyện vui về Bác, chuyện chú đề nghị Bác đi chậm lại để chú quay phim và đặc biệt là tình cảm của Bác đối với chàng quay phim trẻ người miền Nam.

Chú vẫn canh cánh bên lòng những kinh nghiệm làm phim sẻ chia cùng những đồng nghiệp trẻ. Chú tham dự các buổi ra mắt phim tài liệu, chân tình góp ý cho các bạn đồng nghiệp trẻ.

Mấy tháng nay, qua Xuân Yến - con gái út của chú, tôi biết chú bị trọng bệnh. Vậy mà chú vẫn còn gọi điện thoại hỏi năm nay Hội có làm lịch treo tường không? Nhà chú bao giờ cũng dành chỗ trang trọng để treo tấm lịch đơn giản của Hội…

Mấy ngày trước, chú nhắn muốn gặp tôi. Tôi vô bệnh viện thăm chú, hai chú cháu còn trò chuyện rôm rả, chú dặn tôi mấy điều, nếu chú có bề gì, hãy phụ lo cho chú… Thấy chú yếu nhiều, tôi lo thắt ruột.

Hai ngày sau chú mất.

Sắp Tết rồi. Tết năm nay còn ai qua văn phòng Hội để lì xì cho mỗi đứa ở văn phòng, kể cả chủ tịch Hội.

Điện ảnh Bưng biền khu 8 còn lại chỉ mấy người. Giờ vắng thêm chú An Sơn. Buồn quá. Mong chú yên nghỉ...".

vinh biet dao dien an nhu son nguoi chien si nghe si kien cuong Điện ảnh Cách mạng Bưng Biền - Nam bộ: 70 năm một chặng đường

(TGĐA) - Ngày 15/10, tại Trung tâm hội nghị 272 Võ Thị Sáu, quận 3, ...

vinh biet dao dien an nhu son nguoi chien si nghe si kien cuong Những phim Việt từng được các LHP Châu Á vinh danh

(TGĐA) - Chỉ 1 - 2 năm sau khi ra mắt bộ phim đầu tiên ...

vinh biet dao dien an nhu son nguoi chien si nghe si kien cuong Hội điện ảnh TP. HCM kỷ niệm 63 năm ngày Điện ảnh Cách mạng Việt Nam

(TGĐA Online) - Nhân kỷ niệm 63 năm Ngày Điện ảnh Việt Nam (15-3-1953 - ...

vinh biet dao dien an nhu son nguoi chien si nghe si kien cuong 60 năm điện ảnh Cách mạng Việt Nam: Tri ân và về nguồn

(TGĐA) - Tháng 3 hàng năm, trong lòng các nghệ sỹ điện ảnh cả nước ...

vinh biet dao dien an nhu son nguoi chien si nghe si kien cuong 60 năm – một chặng đường Điện ảnh Cách mạng Việt Nam

(TGĐA Online) - Lễ kỷ niệm 60 năm Bác Hồ ký sắc lệnh thành lập ...

Vũ Liên