10 vụ bê bối liên quan tới lễ trao giải Oscar

(TGĐA) - Bên cạnh những giải thưởng danh giá được quan tâm cùng những bộ cánh lộng lẫy trên thảm đỏ, giải thưởng Oscar không thiếu những chuyện bên lề lùm xùm mà năm nào, khán giả cũng phải tự hỏi “năm nay, Oscar sẽ gây ra sự cố gì”. Điều đó có nghĩa là, suốt 93 năm tổ chức giải thưởng này, “những sự cố” hẳn đã là thương hiệu. Sau đây, xin gửi tới bạn đọc 10 vụ bê bối liên quan tới việc trao giải Oscar trong 93 năm qua.

‘Bà ngoại quốc dân’ Youn Yuh Jung trở thành người dẫn chương trình cho lễ trao giải Oscar lần thứ 94 ‘Bà ngoại quốc dân’ Youn Yuh Jung trở thành người dẫn chương trình cho lễ trao giải Oscar lần thứ 94
Asghar Farhadi trở lại ấn tượng với đường đua Oscar Asghar Farhadi trở lại ấn tượng với đường đua Oscar
Vinh dự nhận 10 đề cử Oscar, siêu phẩm 'Dune' trở lại các phòng chiếu trên toàn quốc với định dạng Imax Vinh dự nhận 10 đề cử Oscar, siêu phẩm 'Dune' trở lại các phòng chiếu trên toàn quốc với định dạng Imax

Năm 1940: Nữ diễn viên da màu đầu tiên đoạt giải Oscar Hattie McDaniel không được ngồi gần sân khấu

1. Hattie McDaniel và giải Oscar năm 1940
Hattie McDaniel và giải Oscar năm 1940

Vai diễn của Hattie McDaniel trong phim Cuốn theo chiều gió đã mang về cho bà danh hiệu nữ diễn viên đóng vai phụ xuất sắc nhất. Bà trở thành người phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên đoạt giải Oscar. Tuy nhiên, trong Lễ trao giải, thay vì cùng ngồi với các đồng nghiệp của mình, bà buộc phải ngồi vào một chiếc bàn phía sau sảnh của khách sạn Ambassador ở Las Vegas. Những người tổ chức sự kiện yêu cầu như vậy.

Không để sự việc này ảnh hưởng tới tâm trạng của mình, Hattie đã có một bài phát biểu đầy cảm động. “Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả những người đã bầu chọn tôi. Tôi cảm thấy rất bối rối và sẽ luôn coi giải thưởng này như một cái mốc cho tất cả những gì tôi sẽ làm trong tương lai. Và tôi sẽ luôn biết ơn chủng tộc của tôi và ngành điện ảnh” - bà nói khi nhận giải. Đáng tiếc, mặc dù McDaniel là nữ diễn viên đoạt giải Oscar, nguyện vọng cuối cùng của bà được an táng tại nghĩa trang Hollywood đã không được thực hiện, vì vào thời điểm bà qua đời, chính sách phân biệt chủng tộc vẫn còn hiệu lực. Năm 1999, tại nghĩa trang Hollywood Forever, người ta đã dựng một bia mộ tượng trưng để tưởng nhớ Hattie.

Năm 1958: Vịt Donald được mệnh danh là người dẫn chương trình kém nhất

2. Vịt Donald
Vịt Donald

Năm 1958, nhân vật của phim Disney, Vịt Donald, là một trong những người dẫn chương trình tại Lễ trao giải. Nhân vật phim hoạt hình của hãng Walt Disney xuất hiện trên sân khấu cùng với Bob Hope, Jack Lemmon, David Niven, Rosalind Russell và James Stewart. Donald thường được coi là một trong những người dẫn chương trình kém nhất mọi thời đại, Oscar chưa bao giờ chứng kiến một hình ảnh hoạt hình nào xấu xí như vậy.

Năm 1973: Diễn viên Marlon Brando từ chối giải thưởng

3. Marlon Brando
Marlon Brando

Marlon Brando đoạt giải Oscar với vai Vito Corleone trong phim Bố già. Tuy nhiên, nam diễn viên bất ngờ tẩy chay sự kiện này và từ chối giải thưởng. Ông nhờ nữ diễn viên người Mỹ bản xứ tên là Sacheen Littlefeather đến dự lễ thay ông. Cô gái bước lên sân khấu trong trang phục người da đỏ và bắt đầu đọc: “Marlon Brando ủy quyền cho tôi hân hạnh đại diện ông tại buổi lễ này và thay mặt ông ấy nói rằng, rất tiếc, ông không thể nhận giải thưởng cao quý này. Lý do là sự đối xử hiện tại của ngành điện ảnh đối với người da đỏ Mỹ".

Trong bài phát biểu đầy đủ được đăng trên tờ New York Times, Brando tuyên bố: “Ngành điện ảnh của chúng ta phải chịu trách nhiệm tương tự như xã hội nói chung về sự xúc phạm người da đỏ. Chúng ta giễu cợt họ, miêu tả họ như những tên mọi rợ, kẻ thù và hiện thân của cái ác".

Năm 1974: Nhiếp ảnh gia Robert Opel khỏa thân chạy lên sân khấu

4. Robert Opel
Robert Opel

Tại Lễ trao giải Oscar lần thứ 46, khi người dẫn chương trình, diễn viên David Niven, đang giới thiệu Elizabeth Taylor lên nhận giải thì Robert Opel, nhiếp ảnh gia người Mỹ kiêm chủ sở hữu phòng trưng bày nghệ thuật nổi tiếng, chạy lên sân khấu với bộ dạng “trần như nhộng”.

David Niven không hề bối rối, anh chỉ bật cười và nhận xét: "Các bạn có thấy thú vị không, người đàn ông cởi truồng cho mọi người xem những khiếm khuyết của mình, và tất cả những gì anh ta nhận được chỉ là tiếng cười". Tuy nhiên, mục đích của nhiếp ảnh gia người Mỹ không phải để mua vui cho khán giả. Mục đích thoát y của anh là phản đối lệnh cấm tắm truồng tại các bãi biển của Los Angeles.

Năm 1993: Ban tổ chức cấm phát ngôn về các chủ đề chính trị

5. Susan Sarandon
Susan Sarandon

Không có gì bí mật là các ngôi sao điện ảnh thích phát biểu về các vấn đề chính trị từ diễn đàn Oscar. Tuy nhiên, có một lần, Viện Hàn lâm nghê thuật cảm thấy mệt mỏi đến mức những nhân vật nổi tiếng bị dọa cấm tham dự sự kiện danh giá này suốt đời nếu họ phát biểu về chủ đề chính trị.

Năm 1993, Richard Gere lên án cuộc xâm lược của Trung Quốc ở Tây Tạng, Susan Sarandon và Tim Robbins phát biểu về thái độ đối xử với những người Haiti bị nhiễm HIV. Người phụ trách chương trình Gil Gates tức giận đến mức ông đã cấm họ tham dự lễ trao giải Oscar trong 20 năm. Tuy nhiên, lệnh cấm này sớm bị bỏ quên, chỉ ba năm sau đó, Sarandon giành giải nữ diễn viên xuất sắc nhất, còn Tim Robbins giành giải nam diễn viên phụ xuất sắc nhất năm 2004.

Năm 2003: Roman Polanski bị cáo buộc hiếp dâm trở thành đạo diễn xuất sắc nhất

6. Roman Polanski
Roman Polanski

Năm 2003, Roman Polanski giành giải Oscar cho đạo diễn xuất sắc nhất, nhưng ông đã không thể đích thân đến nhận giải. Năm 1977, đạo diễn thừa nhận đã hãm hiếp Samantha Geimer, khi nạn nhân mới 13 tuổi ở Los Angeles. Kết quả là, đạo diễn đã phải ngồi tù 42 ngày và sau đó rời nước Mỹ, vì sợ rằng thỏa thuận với cơ quan điều tra của ông bị hủy bỏ. Năm 2017, Samantha đề nghị tòa án chấm dứt vụ án. Trước đó, bà nói rằng bà đã tha thứ cho Polanski vì những gì ông ta đã làm cách đây 40 năm, nhưng đạo diễn không thể quay trở lại Mỹ. Hiện ông sống ở Pháp.

Năm 2012: Sacha Baron Cohen rắc "tro cốt" của Kim Jong-il

7. Sacha Baron Cohen
Sacha Baron Cohen

Trước thềm Lễ trao giải Oscar năm 2012, diễn viên Sacha Baron Cohen, đã trả lời phỏng vấn của người dẫn chương trình truyền hình Ryan Seacrest ngay trên thảm đỏ. Cuộc phỏng vấn bắt đầu một cách khá vô hại: nam diễn viên nói rằng Saddam Hussein đã khuyên anh ta đừng bao giờ tiêu quá nhiều tiền vào những đôi tất. Nhưng sau đó, nam diễn viên hài đã cho xem một cái bình mà theo anh, trong đó chứa tro cốt của Kim Jong-il. Sacha Baron Cohen nói rằng cố lãnh đạo Bắc Triều Tiên mong muốn được tham dự Lễ trao giải Oscar. Sau đó, anh rắc tro lên người Seacrest. May mắn thay, phát biểu của diễn viên không ảnh hưởng gì tới “hòa bình thế giới”.

Năm 2016: Phong trào #OscarsSoWhite phát triển mạnh

8. Chris Rock
Chris Rock

Tháng 1 năm 2016, đạo diễn da đen Spike Lee đã viết trên Twitter rằng hai năm liên tiếp, không một người Mỹ gốc Phi nào được đề cử giải Oscar. Ý kiến của anh nhận được sự ủng hộ của Jada Pinkett Smith, Will Smith và những người khác. Một số ngôi sao điện ảnh đã tẩy chay lễ trao giải, số khác giận dữ chỉ trích Viện Hàn lâm trên các mạng xã hội. Sự kiện này đánh dấu sự khởi đầu của phong trào #OscarsSoWhite.

Sau đó, trưởng ban tổ chức Lễ trao giải Oscar đã xin lỗi, nhưng một số người cho rằng điều đó vẫn chưa đủ. Người dẫn chương trình năm đó, Chris Rock, đã bắt đầu buổi lễ bằng một màn độc thoại dài về sự thiếu vắng các nhà làm phim da màu trong danh sách các đề cử và gọi Hollywood là phân biệt chủng tộc.

Năm 2017: Phim La La Land bị xướng nhầm tên, thay vì phim Moonlight

9. Moonlight
Moonlight

Trong đêm chung kết của Lễ trao giải Oscar năm 2017, từ trên sân khấu, nữ diễn viên Faye Dunaway tuyên bố rằng bộ phim La La Land đoạt giải thưởng chính của Viện Hàn lâm điện ảnh. Các diễn viên và đoàn làm phim đã chúc mừng nhau và chuẩn bị phát biểu cảm ơn, nhưng đột nhiên nhà sản xuất Jordan Horowitz giật lấy micro và thông báo rằng không phải La La Land, mà là Moonlight giành chiến thắng. Anh đã phải mấy lần giải thích với khán giả và những người làm phim La La Land rằng anh không hề đùa.

Thì ra, người ta chuyển nhầm cho Warren Beatty chiếc phong bì ghi tên người chiến thắng trong đề cử “Vai nữ xuất sắc nhất” mà lúc bấy giờ Emma Stone, diễn viên đóng trong phim La La Land, giành được, do đó, xuất hiện sự nhầm lẫn. Đây là một trong những vụ bê bối tai tiếng nhất liên quan tới giải Oscar.

Năm 2019: Danh hài Kevin Hart rút khỏi vị trí người dẫn chương trình vì scandal kỳ thị người đồng tính

10. Kevin Hart
Kevin Hart

Chỉ hai ngày sau khi có vinh hạnh được đảm trách nhiệm vụ dẫn chương trình cho Oscar 2019, nam diễn viên hài Kevin Hart đã phải từ bỏ vị trí này khi vấp phải làn sóng phản ứng của công chúng sau scandal kỳ thị người đồng tính. Sức ép lên tài tử này lớn tới mức anh phải lên Twitter xin lỗi và chính thức rút khỏi vị trí MC của Lễ trao giải Oscar lần thứ 91. Trong bức tâm thư của mình, Kevin Hart chia sẻ: "Tôi đã quyết định sẽ không dẫn chương trình tại Oscar 2019 vì tôi không muốn trở thành mối phân tâm trong một sự kiện quy tụ và tôn vinh nhiều tài năng. Tôi thật lòng xin lỗi cộng đồng LGBT vì những lời nói nhạy cảm trong quá khứ. Tôi xin lỗi vì tôi đã làm tổn thương mọi người. Mục tiêu của tôi là kết nối chứ không phải chia rẽ mọi người. Rất nhiều tình yêu và sự trân trọng gửi tới Viện Hàn lâm và hy vọng chúng ta có thể gặp lại nhau".

‘Bà ngoại quốc dân’ Youn Yuh Jung trở thành người dẫn chương trình cho lễ trao giải Oscar lần thứ 94 ‘Bà ngoại quốc dân’ Youn Yuh Jung trở thành người dẫn chương trình cho lễ trao giải Oscar lần thứ 94

(TGĐA) - Sau chiến thắng lịch sử tại Oscar năm ngoái, nữ diễn viên gạo ...

Asghar Farhadi trở lại ấn tượng với đường đua Oscar Asghar Farhadi trở lại ấn tượng với đường đua Oscar

(TGĐA) - Đường đua Oscar năm nay trở nên nóng hơn với sự trở lại ...

Oscar 2022: Cứu vãn ‘rating’, ABC tiết lộ chương trình năm nay sẽ có người dẫn chính Oscar 2022: Cứu vãn ‘rating’, ABC tiết lộ chương trình năm nay sẽ có người dẫn chính

(TGĐA) - ABC mới đây thông báo Oscar 2022 sẽ có người dẫn chính sau ...

Trần Hậu