6 tháng không có rạp phim, khán giả Việt 'sinh tồn' ra sao?

(TGĐA) - 6 tháng không có rạp phim vì dịch bệnh – đúng là quãng thời gian chưa từng có của điện ảnh Việt Nam. Nó đã thay đổi và tác động tới khán giả ra sao? Hãy cũng TGĐA nhìn lại điều này.

Rạp phim có động thái mở lại, dân 'nghiền' phim chuẩn bị lên đồ đi xem thôi! Rạp phim có động thái mở lại, dân 'nghiền' phim chuẩn bị lên đồ đi xem thôi!
Đây là 5 phim 'bom tấn' nếu rạp mở cửa phải chạy đi xem ngay kẻo 'nguội'! Đây là 5 phim 'bom tấn' nếu rạp mở cửa phải chạy đi xem ngay kẻo 'nguội'!

Từ trước tới nay, khán giả dù là đến rạp để xem phim, tìm kiếm một tác phẩm hay để thưởng thức, hay đơn giản chỉ coi rạp phim là nơi hẹn hò gặp mặt, thì tất cả những thói quen đó đã bị thay đổi vì dịch bệnh.

Khán giả không còn muốn “xê dịch”, hay ít muốn mình di chuyển, một phần là do dịch bệnh, phần khác vì khi bạn có trong tay một chiếc smartphone, có đầy đủ tính năng để khám phá mọi điều hay lạ trên thế giới, có cả truyền hình trực tuyến trong tầm tay, rồi kho phim với hàng trăm tác phẩm… thì đã có lúc, bạn sẽ nghĩ rằng cần gì rạp phim? Nhất là khi sau dịch bệnh, gánh nặng kinh tế còn đó, khi một chiếc vé xem phim hoàn toàn có thể đổi lấy vài bữa ăn no.

6 tháng không có rạp phim, khán giả Việt 'sinh tồn' ra sao?
Thiết bị thông minh làm chúng ta ít muốn "xê dịch"

Không phải nghiễm nhiên mà các hãng phim lớn trên thế giới sản xuất ra các dịch vụ chiếu phim trực tuyến của riêng họ, vì họ buộc phải thay đổi theo tình hình chung. Tại sao Disney phải chiếu song song Black Widow tại rạp với hệ thống trực tuyến Disney+, bất chấp vụ kiện với nữ chính Scarlett Johansson về vấn đề doanh thu? Cũng bởi nếu không làm như vậy với bối cảnh dịch bệnh và sự thay đổi trong nhu cầu thưởng thức từ khán giả, Black Widow chưa chắc đã kiếm tiền hòa vốn, huống chi là doanh thu.

6 tháng không có rạp phim, khán giả Việt 'sinh tồn' ra sao?
Black Widow

Với độ nhận thức ngày một cao, khán giả Việt hoàn toàn hiểu được điều này và bắt đầu nhận thấy xem phim ở nhà vừa an toàn, tiện lợi lại tiết kiệm được chi phí. Các tài khoản xem phim Netflix ở Việt Nam “cháy hàng” liên tục, thậm chí còn có những người lấy đây là hình thức kinh doanh mới giữa mùa bệnh dịch, chia tài khoản Netflix ra nhiều profile, mỗi profille sẽ bán với giá trị 70 ngàn – 100 ngàn. Không chịu kém cạnh, các đơn vị như Vie Chanel, FPT Play, Galaxy play cũng cố gắng đưa vào kênh trực tuyến của họ nhiều nội dung khác lạ có trả phí, sao cho khán giả ngồi nhà cũng có thể thỏa mãn nhu cầu xem phim.

6 tháng không có rạp phim, khán giả Việt 'sinh tồn' ra sao?

Tuy nhiên khi mà nạn phim lậu chưa được giải quyết triệt để, một số khán giả có tâm lý quen dùng đồ miễn phí vẫn tìm đến phim lậu khi không muốn bỏ tiền ra để thưởng thức chất xám của nhà làm phim. Trong khi nhiều nhà rạp vẫn đang bị trì hoãn không thể phát hành một số phim bom tấn, thì gần như tất cả các phim đó đã được tuồn hết bản lậu lên trên mạng.

Dù vậy, kể cả có xem phim lậu hay trả tiền, thì không khí rạp phim vẫn là một điều gì đó rất “khó cưỡng”. Mùi bỏng ngô thơm ngậy, mùi ghế ngồi như mới, cùng với đó là sự choáng ngợp khi được thưởng thức các cảnh phim hoành tráng trên màn ảnh khổng lồ với âm thanh nổi… vẫn là gì đó hấp dẫn hơn rất nhiều so với việc xem qua smartphone hay laptop.

Nickname Linh Chi – thành viên của fanpage Hội hâm mộ Marvel trên Facebook cho biết: dù đã thưởng thức rất nhiều bộ phim siêu anh hùng như BlackWidow hay The Suicide Squad qua các dịch vụ trực tuyến, bạn và rất nhiều người vẫn muốn ra rạp để ủng hộ nhà phát hành. Có những tác phẩm điện ảnh làm ra để phát huy hết tất cả những hiệu ứng dành cho chiếu rạp, tội gì không thưởng thức hết chúng? Sẽ chẳng phải “phê” hơn sao, khi được ngắm nhìn một siêu anh hùng bay nhảy trên màn hình lớn? Cùng với đó là âm thanh nổi tác động tới thính giác làm cho mọi thứ trở nên chân thực, sống động hơn.

Trong nửa năm dịch bệnh qua, chắc chắn có một thể loại phim vẫn sống tốt, đó là phim truyền hình được đầu tư bởi các nhà đài lớn. Thậm chí trong thời điểm phim điện ảnh bị “đóng băng”, phim truyền hình lại có đất thể hiện để tạo nên những hiệu ứng không tưởng và cơn sốt lớn. Thế nên, có những thời điểm khi các nhà rạp, người làm điện ảnh kêu cứu chính phủ, người dân cũng nổ ra vô vàn những ý kiến trái chiều. Có người cho rằng rạp phim không phải hình thức kinh doanh thiết yếu, không bằng thực phẩm hay hàng hóa khác, không nên mở cửa sớm vì thứ người ta cần nhất trong giờ phút này là sức khỏe, là cái ăn, cái mặc. Nhưng có biết đấy là đâu khi một bộ phim điện ảnh không thể chiếu rạp, sẽ có hàng trăm lao động bị mất việc làm. Nếu nhân lên số phim không ra mắt cùng số dự án phim bị ngưng trệ trong thời kỳ dịch bệnh, con số này có thể lên tới hàng ngàn, ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế. Gần đây, Chính phủ đã đưa ra Dự thảo về Luật điện ảnh, hứa hẹn nhiều đổi thay mới mẻ. Khi Luật được hoàn thiện và công bố, mong rằng khán giả Việt sẽ có cái nhìn rõ hơn về tác động và vai trò to lớn của điện ảnh, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh.

6 tháng không có rạp phim, khán giả Việt 'sinh tồn' ra sao?
Phim truyền hình Việt sống tốt mùa dịch bệnh

Cũng trong thời gian qua, ngoài các tin tức về tình hình dịch bệnh, khán giả cũng không khỏi “choáng” với năm hạn của showbiz các nước. Từ những câu chuyện về “phong sát” ở Trung Quốc hay lối sống đồi bại của nghệ sĩ được khui ra ở Hàn Quốc, rồi ngay tại Việt Nam – khi những nghệ sĩ vốn được khán giả yêu mến thần tượng qua các tác phẩm nghệ thuật, lại có đời tư và cách hành xử đáng thất vọng… tất cả đều diễn biến môt cách bất ngờ, không có sự chuẩn bị trước nên khán giả còn gọi chung những vụ việc đó là “drama”. Đôi khi lướt Facebook hay Tiktok, ngồi “hóng drama” với cư dân mạng còn gay cấn hơn là xem phim. Nói vui vậy nhưng không có nghĩa khán giả cảm thấy hứng thú, họ tỏ ra chán nản và nghĩ xem liệu một khi phim của nghệ sĩ đó ra rạp, mình có còn nên đi xem nữa không.

6 tháng không có rạp phim, khán giả Việt 'sinh tồn' ra sao?
"Hóng" drama còn thích hơn xem phim?

Gần đây, có một hình thức xem phim khá phổ biến, đó là cùng nhau xem phim qua các ứng dụng giao lưu họp mặt. Giới làm phim thay vì chờ đợi liệu rạp phim bao giờ mở cửa, họ sẵn sàng mở ra những cuộc nói chuyện trực tuyến giao lưu với khán giả, nhất là những người yêu điện ảnh, thậm chí là cùng xem phim trực tuyến với nhau, cùng nhau bàn luận về một bộ phim nào đó. Đây cũng là hình thức chưa từng có khiến nhà làm phim và khán giả gần gũi nhau hơn. Dịch bệnh ngăn cản chúng ta dịch chuyển, nhưng với thời đại ngưỡng cửa 5.0, chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra những không gian mở mà ở bất cứ đâu vẫn có thể giao lưu cùng nhau.

Nhưng dù thế nào như tôi đã nói trên, xem phim ở rạp vẫn là điều gì đó đặc trưng và khó thể thay thế hoàn toàn. Nhưng để trải nghiệm của khán giả được hoàn hảo và vơi đi những xúc cảm buồn bã sau mùa dịch bệnh, các nhà rạp nên có những hình thức marketing mới lạ và độc đáo hơn. Hay nói đúng ra, dù muốn kiếm lợi nhuận nhưng đây mới là thời điểm khán giả cần được yêu chiều hơn cả.

6 tháng không có rạp phim, khán giả Việt 'sinh tồn' ra sao?
'Rap Việt': Chiến binh Coldzy xuất trận, HLV Karik muốn quên luôn bản gốc 'Rap Việt': Chiến binh Coldzy xuất trận, HLV Karik muốn quên luôn bản gốc
'Rap Việt' tập 3 đạt top 1 Trending Youtube với gần 5 triệu view sau 12 tiếng 'Rap Việt' tập 3 đạt top 1 Trending Youtube với gần 5 triệu view sau 12 tiếng

Vũ Anh