Công thức nào để khán giả Việt không còn ‘khó chiều’?

(TGĐA) - Tâm lý của hầu hết các nhà làm phim Việt hiện giờ đều cho rằng khán giả Việt đang ngày một khó chiều và đôi khi thường mang tâm lý sẵn sàng chê phim Việt khi ra rạp. Vậy công thức nào để người Việt đối với điện ảnh nước nhà không còn khó tính?

Top 5 'Dự án phim ngắn CJ' mùa 3 xuất sắc vào vòng chung cuộc được tài trợ kinh phí 1,5 tỷ đồng Top 5 'Dự án phim ngắn CJ' mùa 3 xuất sắc vào vòng chung cuộc được tài trợ kinh phí 1,5 tỷ đồng
Làm thế nào để điện ảnh Việt trở thành nền công nghiệp phát triển bền vững và có tính cạnh tranh? Làm thế nào để điện ảnh Việt trở thành nền công nghiệp phát triển bền vững và có tính cạnh tranh?

Cần phải nghĩ tới “dạy” xem phim

Câu chuyện của điện ảnh Hàn Quốc chúng ta đã nói quá nhiều quanh năm suốt tháng, rằng họ làm ra được phim bom tấn, rằng họ sở hữu đạo diễn giành được Oscar bởi vì có một chiến lược đào tạo bài bản và lâu dài, đầy đủ mục tiêu cụ thể dành cho điện ảnh. Vậy mà, gần như ta quên mất về câu chuyện khán giả khi không phải nghiễm nhiên người Hàn ngày càng có con mắt thưởng thức nghệ thuật tốt, rồi coi trọng phim nước nhà ngang bằng phim ngoại đến vậy. Thành quả đó đến từ những quỹ “xóa mù điện ảnh” mà chính phủ lập ra, chủ yếu dạy cho người ta cách xem phim.

Tại sao phải “dạy” cách xem phim vì nghĩ đi nghĩ lại, mỗi người có một cách thưởng thức nghệ thuật riêng biệt nên tại sao phải dạy? Liệu có giống với dạy văn thời đi học không? Đạo diễn, NSND Nguyễn Hữu Phần từng chia sẻ: “Hầu như giới trẻ bây giờ ra rạp xem phim cũng giống như chơi một ván game, trải nghiệm cảm giác sướng mắt rồi sau đó cũng thôi!”. Bản thân ông cũng hiểu có những phim làm ra để giải trí nhưng cũng có những tác phẩm vươn tầm cao hơn, làm con người và xã hội ngày một hoàn thiện. Ông cho rằng không cần khán giả hiểu những yếu tố chuyên môn của người làm nghề mà quan trọng là, họ cảm nhận thông điệp chung mà tác phẩm đó muốn truyền tải và gây ảnh hưởng ra sao. Đó đã là một cách xem phim thành công rồi bởi phim không chỉ làm ra để “vui” mà nó hoàn toàn có chức năng xã hội nhất định.

Công thức nào để khán giả Việt không còn ‘khó chiều’?
Rất nhiều trường hợp điện ảnh ngắn hạn mở ra

Nói là “xóa mù điện ảnh” nghe có vẻ cao xa nhưng thực chất, có thể đơn giản chỉ là một buổi gặp mặt thân mật, nơi đạo diễn có chiếu phim và cùng nghe khán giả nói gì, tưởng tượng điều gì về phim của mình. Đây đang là hình thức áp dụng tại Việt Nam ở một số trung tâm đào tạo bên ngoài hiện giờ nhưng vẫn chỉ thu hút lượng lớn người làm nghề, còn người “ngoại đạo” tham gia không đáng kể. Tại TPD - Trung tâm hỗ trợ phát triển tài năng Điện ảnh trực thuộc Hội Điện ảnh Việt Nam, các giảng viên hay chia sẻ ở những lớp học phân tích phim họ mở ra thường có thời gian ngắn hạn, học viên không cần phải có sẵn kiến thức điện ảnh chuyên ngành nhưng quan trọng là, gần như người học đã cảm thấy “mệt” và thấy thú vị hơn khi xem phim so với ngày trước.

Nhà làm phim chưa nhất thiết phải nôn nóng

Thực trạng ở điện ảnh Việt hiện giờ, nhà làm phim đôi khi nghĩ mình đã sở hữu tay nghề ổn định nên luôn đòi hỏi phải có ý tưởng rồi kịch bản táo bạo, như vậy mới có thể hút được khán giả ra rạp. Điều này hoàn toàn chính xác bởi kịch bản dù qua thời đại nào vẫn luôn là yếu tố được đặt lên hàng đầu trong điện ảnh.

Tuy nhiên, có những thời điểm chúng ta lại làm quá chuyện đó, khán giả Việt có chăng khó tính với phim nước nhà cũng chỉ vì họ mong được thưởng thức một bộ phim làm đúng chủ đề, đúng trọng tâm, không cần quá xuất sắc nhưng chí ít phải tôn trọng người xem. Kiểu như đã là phim hài nhưng lại thích “lai tạp” giữa hành động và giả tưởng, phim tâm lý giật gân lại muốn thêm pilot twist cho giống Hàn Quốc… Không biết điều gì mới là quan trọng nhất, không biết phải “cân đo đong đếm” ra sao đang là điểm trừ của rất nhiều nhà làm phim Việt hiện giờ.

Lấy ví dụ như phim Thiên sứ không phép màu ra mắt cuối năm 2019 của đạo diễn Lê Nhã Huy. Phim có đề tài giả tưởng kể về nhân vật chính có thể nhìn trước được tương lai. Khác với cái tên khá thi vị của mình, Thiên sứ không phép màu đến khán giả “nghiệp dư” nhất cũng có thể nhận ra đầy phân cảnh được cắt xén vô cùng cẩu thả. Cách chuyển cảnh cũng không được nhịp nhàng, thường đến một cách đột ngột khiến người xem không kịp nắm bắt nội dung. Đặc biệt, ta không tài nào phân biệt được đâu là hồi tưởng, đâu là hiện tại.

Công thức nào để khán giả Việt không còn ‘khó chiều’?
Thiên sứ không phép màu là một phim thảm họa

Nhân đây ta lại nói về thành công của Em chưa 18 – phim Việt từng có danh thu cao nhất lịch sử phim Việt. Em chưa 18 không phải là phim remake mà hoàn toàn phát triển dựa trên kịch bản gốc. Ta có thể chứng kiến bất cứ một kịch bản học đường nào có tính rập khuôn tương tự như Em chưa 18 ở nước ngoài. Còn với riêng khán giả Việt, nhớ lại thời điểm ra mắt phim, ai nấy cũng đều vô cùng hài lòng vì câu chuyện của Em chưa 18 lồng ghép nhiều màn hài hước, phù hợp với diễn biến chính chứ không gây cười kiểu gượng ép. Tình cảm của hai nhân vật chính được xây dựng theo mô-típ “trước ghét sau yêu”, phát triển qua đủ các tình huống để khán giả cảm nhận sự thay đổi cung bậc tâm lý của họ một cách logic. Đặc biệt, Em chưa 18 cũng là phim điện ảnh hiếm hoi hiện nay mà diễn viển trẻ có thể diễn xuất tốt qua ánh mắt.

Công thức nào để khán giả Việt không còn ‘khó chiều’?
Em chưa 18

Vì thế với tình hiện tại của điện ảnh Việt, trước khi nghĩ tới một kịch bản đột phá, nhà làm phim phải đặt mình vào cảm nhận của người xem. Như Đạo diễn, NSND Đào Bá Sơn từng phát biểu: “Khán giả bây giờ đủ thông minh để khước từ và nhận biết thế nào là phim thảm họa. Đó là những phim được đầu tư vội vàng, cách làm cẩu thả, dễ dãi với những tiếng cười ‘rẻ tiền’ ”.

Cũng qua tiêu đề “Công thức nào để khán giả Việt không còn khó chiều?” người viết muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ cộng hưởng giữa khán giả và người làm phim. Khán giả được trang bị tốt, người làm nghề có thêm cảm hứng nhưng ngược lại, nếu điện ảnh Việt ngày càng cho ra đời những bộ phim cẩu thả, niềm tin từ khán giả sẽ ngày một mất đi. Cho dù họ có thể thừa biết và chẳng thể đòi hỏi mỗi năm phim Việt có nhiều hơn hai tác phẩm xuất sắc. Nhưng chí ít, họ cần nhận lại sự tôn trọng vì đã bỏ ra tiền vé.

Công thức nào để khán giả Việt không còn ‘khó chiều’?
'Mọt phim' Việt thời 4.0: Hãy là người xem có văn hóa! 'Mọt phim' Việt thời 4.0: Hãy là người xem có văn hóa!
Hoài Linh liên tục bị khán giả Việt tẩy chay, yêu cầu rút khỏi ghế nóng 'Thách thức danh hài' Hoài Linh liên tục bị khán giả Việt tẩy chay, yêu cầu rút khỏi ghế nóng 'Thách thức danh hài'

Quỳnh Anh